Vừa qua, trên mạng xuất hiện thông tin cho rằng Việt Nam để mất 15.420 km2 đất bằng 21 lần diện tích Xinh- ga -po. Thông tin này được trích dẫn từ tài liệu của Ngân hàng Thế giới World Bank (WB). Dựa vào thông tin trên, một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng: Năm 1999 Việt Nam đã để mất đất do ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền với Trung Quốc. Vậy thực tế như thế nào, trong khi chờ cơ quan chức năng làm rõ, tôi xin nói rõ 2 lý do sau đây để khẳng định chúng ta không mất đất.
Lý do thứ nhất: Đó là sự điều chỉnh cách tính diện tích của WB
Theo World Bank, từ năm 1999 trở về trước diện tích VN là 325.490 km vuông (km2). Từ năm 2000 tới nay là 311.070 km2 (dao động một chút trong 3 năm đầu). Như vậy, có 15.420 km2 đã “bay hơi”, tính ra là gần 5% lãnh thổ.
Theo thông tin chính thức, diện tích VN hiện nay là khoảng 331 nghìn km2 (Theo Tổng cục Thống kê: 330.957,6 km2 ).
Năm 1999 WB/FAO/UN đã thay đổi định nghĩa số liệu cho toàn bộ các quốc gia thành viên. Như vậy thực chất sự thay đổi là gì? Thực chất sự thay đổi chỉ là thay đổi từ cách định nghĩa này sang định nghĩa khác; diện tích Việt Nam là không thay đổi.
Theo Phạm Anh (https://www.facebook.com/gaupvn/posts/10154631929779709). Thực chất diện tích Việt Nam là không thay đổi. Năm 2000 trở đi WB đã điều chỉnh cách tính, chỉ tính diện tích đất liền (land area) nên diện tích của Việt Nam chỉ có khoảng 310 nghìn km2, vậy số liệu giảm đi khoảng 15.000 km2 là hoàn toàn đúng. Nếu tính cả vùng nước nội thủy thì diện tích của Việt Nam vẫn là 331 nghìn km2.
Một diện tích lớn bằng 25 lần tỉnh Bắc Ninh để mất cho Trung Quốc năm 1999 thì làm sao chúng ta giấu đi đâu cả người cả đất được.
Lý do thứ hai: Diện tích của Trung Quốc không tăng mà giảm đi
Giả sử Việt Nam mất đất cho Trung Quốc hơn 15 nghìn km2 thì diện tích của TQ phải tăng lên. Nhưng khi so sánh diện tích của Trung Quốc cũng trên trang WB thì tôi thấy diện tích Trung Quốc cũng có sự sụt giảm chứ không tăng lên. Nếu nói Việt Nam mất đất cho Trung Quốc thì số đất ấy đi đây. Đây là điều hoàn toàn vô lý.
Cụ thể: Diện tích của Trung Quốc năm 1999 là: 9.388.230 km2, đến năm 2000 giảm xuống còn 9.388.220 km2. Hiện nay giảm còn 9.388.211 km2. Thông tin ở trang http://data.worldbank.org/indicator/AG.LND.TOTL.K2…
Từ 2 lý do trên, tôi khẳng định thông tin Việt Nam mất đất 5% diện tích lãnh thổ là hoàn toàn bịa đặt.
Đây là thông tin của WB cho thấy diện tích Trung Quốc giảm đi. (Theo FB Ngô Thành Khiên)
Giả sử Việt Nam mất đất cho Trung Quốc hơn 15 nghìn km2 thì diện tích của TQ phải tăng lên. Nhưng khi so sánh diện tích của Trung Quốc cũng trên trang WB thì tôi thấy diện tích Trung Quốc cũng có sự sụt giảm chứ không tăng lên. Nếu nói Việt Nam mất đất cho Trung Quốc thì số đất ấy đi đây. Đây là điều hoàn toàn vô lý.
Cụ thể: Diện tích của Trung Quốc năm 1999 là: 9.388.230 km2, đến năm 2000 giảm xuống còn 9.388.220 km2. Hiện nay giảm còn 9.388.211 km2. Thông tin ở trang http://data.worldbank.org/indicator/AG.LND.TOTL.K2…
Từ 2 lý do trên, tôi khẳng định thông tin Việt Nam mất đất 5% diện tích lãnh thổ là hoàn toàn bịa đặt.
Đây là thông tin của WB cho thấy diện tích Trung Quốc giảm đi. (Theo FB Ngô Thành Khiên)
Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Người ta thường đổ lỗi sự trỗi dậy của Donald Trump cho những cử tri giận dữ người Mỹ, những người đã cho phép ông phá vỡ mọi quy tắc trong các sách vở chính trị mà không phải trả bất cứ giá nào. Tuy nhiên, có thể nói trách nhiệm chính thuộc về các nhà báo truyền hình người Mỹ, những người giúp khuếch đại các phát ngôn bừa bãi và các quan điểm chính sách kỳ quái của ông.
Trong suốt hành trình trở thành ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa của Trump, các nhà bình luận ủng hộ ứng viên này đã phát đi phát lại vô số phát biểu thái quá của ông ta, đôi khi cũng đi kèm với thái độ phản đối ít nhiều, trong khi các nhà bình luận trên sóng khác cũng thường xuyên coi các chính sách mị dân nguy hiểm của ông xứng đáng được phân tích nghiêm túc. Nếu xét đến các nhiệm vụ chính của báo chí chuyên nghiệp, gồm kiểm tra sự thật, cung cấp bối cảnh lịch sử, và cung cấp các phân tích khách quan, thì các kênh tin tức truyền hình này đã không hoàn thành trách nhiệm của họ trong năm bầu cử này.
Những nguyên nhân này không khó để nhận diện. Việc chi cho quảng cáo chính trị đang tăng vọt, làm tăng lợi nhuận tại các mạng tin tức và truyền hình cáp, những mạng lưới đã phải vật lộn với số người xem suy giảm và doanh thu bèo bọt. Trong một thị trường cạnh tranh cao, trong đó các công ty truyền thông kỳ cựu đang chịu áp lực từ các trang tin Internet và các nền tảng truyền thông xã hội, các chương trình tin tức nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể tận dụng những hành vi lạ lùng của Trump để thu hút khán giả đông hơn và tăng cường nguồn thu của họ.
Đồng thời, ngành công nghiệp này đã và đang trải qua một sự hợp nhất nền tảng. Các công ty lớn đang thâu tóm các đài trên khắp Hoa Kỳ, và trong quá trình này, đang làm xói mòn các phạm vi và chất lượng của việc đưa tin ở địa phương. Tác động của việc tái cơ cấu báo chí này và vai trò của nó trong tiến trình chính trị không nên bị đánh giá thấp.
Ngay cả với sự gia tăng của Internet, tin tức truyền hình địa phương vẫn là nguồn thông tin chính cho đa số người Mỹ. Các cuộc thăm dò đều cho thấy khoảng 60% người Mỹ vẫn coi truyền hình là nguồn tin tức chính của họ. Những người xem tin bày tỏ sự tin tưởng gấp đôi vào truyền hình địa phương và truyền hình cáp so với truyền thông xã hội, chứng thực cho việc các cử tri trông chờ vào truyền hình trong việc định hình quan điểm của họ.
Không có gì minh họa tốt hơn cho vai trò của truyền hình địa phương bằng cách mà các ứng cử viên chi tiền của họ. Chi tiêu tranh cử dành cho quảng cáo chính trị được dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD trong năm 2016, gần như tăng gấp bốn lần tổng số chi trong năm 2008. Và truyền hình địa phương đang trên đà nhận được miếng bánh lớn nhất; hơn ba phần tư khoản chi tiêu – tức khoảng 4 tỷ USD – sẽ được dành cho việc quảng cáo chính trị trên các kênh phát thanh và truyền hình cáp địa phương.
Đối với các công ty truyền thông sở hữu các đài địa phương, việc thu lời từ quảng cáo chính trị là một chuyện; nhưng đầu tư vào các hoạt động tin tức lại là một chuyện khác. Và trong hàng chục tiểu bang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng viên vào mùa thu này, nơi mà các chiến dịch cạnh tranh sẽ làm ngập sóng truyền hình bằng các quảng cáo chính trị, các ban tin tức thời sự đang ngày càng thiếu khả năng để đánh giá được hai ứng cử viên cũng như các tuyên bố chính trị của họ.
Những con số của chính ngành công nghiệp này giúp lý giải nguyên nhân tại sao. Năm 2014, 5 công ty sở hữu 1/3 trong tổng số 1.400 đài truyền hình địa phương ở Hoa Kỳ. Trong thập niên vừa qua, việc mua lại các đài này đã tạo cho chúng sức ảnh hưởng vượt ngoài tầm địa phương. 168 đài hiện được sở hữu hoặc điều hành bởi Sinclair Broadcasting, công ty lớn nhất trong năm công ty, là một trường hợp điển hình; Sinclair phát sóng tại 81 thị trường địa phương, chiếm gần 40% dân số Hoa Kỳ.
Sự tập trung các đài truyền hình địa phương vào tay một nhóm những công ty truyền thông đã để lại dấu ấn của nó lên báo chí cả nước. Bởi sự hợp nhất này, có ít đài truyền hình thực sự thu thập và đưa tin tức. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew về Báo chí và Truyền thông (Pew Research Center on Journalism and the Media), số lượng các đài truyền hình địa phương tự sản xuất các chương trình tin tức của họ đã giảm 8% kể từ năm 2005.
Các quy định liên bang cho phép các công ty truyền thông sở hữu nhiều đài trong một thị trường đơn nhất, và trong gần một nửa số đó, các công ty truyền thông sở hữu hoặc quản lý ít nhất là hai đài. Các đài có chung nhân viên, cơ sở vật chất, và thậm chí cả những câu chuyện họ đưa, qua đó giảm không chỉ số lượng các phòng tin, mà còn giảm sự cạnh tranh, điều vốn đem lại sự đa dạng và sâu sắc trong việc đưa tin.
Theo Hiệp hội Tin tức Phát thanh và Truyền hình Kỹ thuật số (the Radio and Television Digital News Association), 1/4 các đài truyền hình Hoa Kỳ phát tin tức địa phương nhận được nội dung chương trình của họ thông qua các thỏa thuận “chia sẻ tin tức”. Nói cách khác, các đài này không tự sản xuất các chương trình tin tức. Một phân tích của Đại học Delaware năm 2014 đã nêu bật những hậu quả của việc này. Trong bốn thị trường truyền hình mà các nhà nghiên cứu đánh giá, gần 100% các phóng sự được phát sóng bởi các đài “chia sẻ thông tin” đã sử dụng các video và lời bình giống hệt nhau.
Đáng ngại hơn, nghiên cứu cho thấy, các đài địa phương gặt hái doanh thu trời cho từ việc quảng cáo cho các chiến dịch tranh cử, vì vậy việc đưa tin về các tuyên bố của các ứng cử viên trở nên thiếu vắng. Một nghiên cứu của nhóm công ích Free Press (Báo chí Tự do) về các quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 cho thấy các đài trong sáu thị trường truyền hình lớn được nghiên cứu đã hầu như không tiến hành đưa tin về những tuyên bố được đưa ra trong các quảng cáo chính trị mà họ đã phát sóng.
Ví dụ, ở Denver, các đài địa phương đã thu về 6,5 triệu USD khi phát sóng gần 5.000 quảng cáo được trả tiền bởi các ủy ban hành động chính trị (thực ra là các nhóm gây quỹ độc lập vốn giấu kín thông tin về các nhà tài trợ của họ) của các ứng cử viên Tổng thống. Các đài Denver này chỉ dành tổng cộng 10 phút và 45 giây để kiểm tra tính chính xác trong các tuyên bố mà các quảng cáo đưa ra. Tỷ lệ – 162 phút quảng cáo tranh cử thì mới có một phút tin tức liên quan – tự bản thân đã nói lên điều đó.
Việc đưa tin chính trị mạnh mẽ là rất quan trọng đối với nền dân chủ, bởi vì nó cho phép các cử tri hiểu được vấn đề và đánh giá các lựa chọn của họ. Tuy nhiên, năm nay, ngành truyền thông của Mỹ dường như nghiêng nhiều hơn về việc tìm kiếm lợi nhuận so với việc tăng cường đưa tin về một chiến dịch tranh cử Tổng thống mà ngay cả các giám đốc điều hành cấp cao của nó cũng thừa nhận là đã trở thành một gánh xiếc. Leslie Moonves, chủ tịch của một trong những mạng lưới phát sóng lớn nhất của Mỹ, một tháng trước đã nói: “Điều này có thể không tốt cho đất nước, nhưng nó rất tốt cho đài CBS”.
Kent Harrington là cựu chuyên gia phân tích cao cấp của CIA và từng là Sĩ quan Tình báo Quốc gia về Đông Nam Á, Trưởng Văn phòng phụ trách ở châu Á, và là Giám đốc Quan hệ Công chúng của CIA.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/07/vai-tro-truyen-thong-troi-day-trump/#sthash.6WyOK78v.dpuf
Người ta thường đổ lỗi sự trỗi dậy của Donald Trump cho những cử tri giận dữ người Mỹ, những người đã cho phép ông phá vỡ mọi quy tắc trong các sách vở chính trị mà không phải trả bất cứ giá nào. Tuy nhiên, có thể nói trách nhiệm chính thuộc về các nhà báo truyền hình người Mỹ, những người giúp khuếch đại các phát ngôn bừa bãi và các quan điểm chính sách kỳ quái của ông.
Trong suốt hành trình trở thành ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa của Trump, các nhà bình luận ủng hộ ứng viên này đã phát đi phát lại vô số phát biểu thái quá của ông ta, đôi khi cũng đi kèm với thái độ phản đối ít nhiều, trong khi các nhà bình luận trên sóng khác cũng thường xuyên coi các chính sách mị dân nguy hiểm của ông xứng đáng được phân tích nghiêm túc. Nếu xét đến các nhiệm vụ chính của báo chí chuyên nghiệp, gồm kiểm tra sự thật, cung cấp bối cảnh lịch sử, và cung cấp các phân tích khách quan, thì các kênh tin tức truyền hình này đã không hoàn thành trách nhiệm của họ trong năm bầu cử này.
Những nguyên nhân này không khó để nhận diện. Việc chi cho quảng cáo chính trị đang tăng vọt, làm tăng lợi nhuận tại các mạng tin tức và truyền hình cáp, những mạng lưới đã phải vật lộn với số người xem suy giảm và doanh thu bèo bọt. Trong một thị trường cạnh tranh cao, trong đó các công ty truyền thông kỳ cựu đang chịu áp lực từ các trang tin Internet và các nền tảng truyền thông xã hội, các chương trình tin tức nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể tận dụng những hành vi lạ lùng của Trump để thu hút khán giả đông hơn và tăng cường nguồn thu của họ.
Đồng thời, ngành công nghiệp này đã và đang trải qua một sự hợp nhất nền tảng. Các công ty lớn đang thâu tóm các đài trên khắp Hoa Kỳ, và trong quá trình này, đang làm xói mòn các phạm vi và chất lượng của việc đưa tin ở địa phương. Tác động của việc tái cơ cấu báo chí này và vai trò của nó trong tiến trình chính trị không nên bị đánh giá thấp.
Ngay cả với sự gia tăng của Internet, tin tức truyền hình địa phương vẫn là nguồn thông tin chính cho đa số người Mỹ. Các cuộc thăm dò đều cho thấy khoảng 60% người Mỹ vẫn coi truyền hình là nguồn tin tức chính của họ. Những người xem tin bày tỏ sự tin tưởng gấp đôi vào truyền hình địa phương và truyền hình cáp so với truyền thông xã hội, chứng thực cho việc các cử tri trông chờ vào truyền hình trong việc định hình quan điểm của họ.
Không có gì minh họa tốt hơn cho vai trò của truyền hình địa phương bằng cách mà các ứng cử viên chi tiền của họ. Chi tiêu tranh cử dành cho quảng cáo chính trị được dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD trong năm 2016, gần như tăng gấp bốn lần tổng số chi trong năm 2008. Và truyền hình địa phương đang trên đà nhận được miếng bánh lớn nhất; hơn ba phần tư khoản chi tiêu – tức khoảng 4 tỷ USD – sẽ được dành cho việc quảng cáo chính trị trên các kênh phát thanh và truyền hình cáp địa phương.
Đối với các công ty truyền thông sở hữu các đài địa phương, việc thu lời từ quảng cáo chính trị là một chuyện; nhưng đầu tư vào các hoạt động tin tức lại là một chuyện khác. Và trong hàng chục tiểu bang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng viên vào mùa thu này, nơi mà các chiến dịch cạnh tranh sẽ làm ngập sóng truyền hình bằng các quảng cáo chính trị, các ban tin tức thời sự đang ngày càng thiếu khả năng để đánh giá được hai ứng cử viên cũng như các tuyên bố chính trị của họ.
Những con số của chính ngành công nghiệp này giúp lý giải nguyên nhân tại sao. Năm 2014, 5 công ty sở hữu 1/3 trong tổng số 1.400 đài truyền hình địa phương ở Hoa Kỳ. Trong thập niên vừa qua, việc mua lại các đài này đã tạo cho chúng sức ảnh hưởng vượt ngoài tầm địa phương. 168 đài hiện được sở hữu hoặc điều hành bởi Sinclair Broadcasting, công ty lớn nhất trong năm công ty, là một trường hợp điển hình; Sinclair phát sóng tại 81 thị trường địa phương, chiếm gần 40% dân số Hoa Kỳ.
Sự tập trung các đài truyền hình địa phương vào tay một nhóm những công ty truyền thông đã để lại dấu ấn của nó lên báo chí cả nước. Bởi sự hợp nhất này, có ít đài truyền hình thực sự thu thập và đưa tin tức. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew về Báo chí và Truyền thông (Pew Research Center on Journalism and the Media), số lượng các đài truyền hình địa phương tự sản xuất các chương trình tin tức của họ đã giảm 8% kể từ năm 2005.
Các quy định liên bang cho phép các công ty truyền thông sở hữu nhiều đài trong một thị trường đơn nhất, và trong gần một nửa số đó, các công ty truyền thông sở hữu hoặc quản lý ít nhất là hai đài. Các đài có chung nhân viên, cơ sở vật chất, và thậm chí cả những câu chuyện họ đưa, qua đó giảm không chỉ số lượng các phòng tin, mà còn giảm sự cạnh tranh, điều vốn đem lại sự đa dạng và sâu sắc trong việc đưa tin.
Theo Hiệp hội Tin tức Phát thanh và Truyền hình Kỹ thuật số (the Radio and Television Digital News Association), 1/4 các đài truyền hình Hoa Kỳ phát tin tức địa phương nhận được nội dung chương trình của họ thông qua các thỏa thuận “chia sẻ tin tức”. Nói cách khác, các đài này không tự sản xuất các chương trình tin tức. Một phân tích của Đại học Delaware năm 2014 đã nêu bật những hậu quả của việc này. Trong bốn thị trường truyền hình mà các nhà nghiên cứu đánh giá, gần 100% các phóng sự được phát sóng bởi các đài “chia sẻ thông tin” đã sử dụng các video và lời bình giống hệt nhau.
Đáng ngại hơn, nghiên cứu cho thấy, các đài địa phương gặt hái doanh thu trời cho từ việc quảng cáo cho các chiến dịch tranh cử, vì vậy việc đưa tin về các tuyên bố của các ứng cử viên trở nên thiếu vắng. Một nghiên cứu của nhóm công ích Free Press (Báo chí Tự do) về các quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 cho thấy các đài trong sáu thị trường truyền hình lớn được nghiên cứu đã hầu như không tiến hành đưa tin về những tuyên bố được đưa ra trong các quảng cáo chính trị mà họ đã phát sóng.
Ví dụ, ở Denver, các đài địa phương đã thu về 6,5 triệu USD khi phát sóng gần 5.000 quảng cáo được trả tiền bởi các ủy ban hành động chính trị (thực ra là các nhóm gây quỹ độc lập vốn giấu kín thông tin về các nhà tài trợ của họ) của các ứng cử viên Tổng thống. Các đài Denver này chỉ dành tổng cộng 10 phút và 45 giây để kiểm tra tính chính xác trong các tuyên bố mà các quảng cáo đưa ra. Tỷ lệ – 162 phút quảng cáo tranh cử thì mới có một phút tin tức liên quan – tự bản thân đã nói lên điều đó.
Việc đưa tin chính trị mạnh mẽ là rất quan trọng đối với nền dân chủ, bởi vì nó cho phép các cử tri hiểu được vấn đề và đánh giá các lựa chọn của họ. Tuy nhiên, năm nay, ngành truyền thông của Mỹ dường như nghiêng nhiều hơn về việc tìm kiếm lợi nhuận so với việc tăng cường đưa tin về một chiến dịch tranh cử Tổng thống mà ngay cả các giám đốc điều hành cấp cao của nó cũng thừa nhận là đã trở thành một gánh xiếc. Leslie Moonves, chủ tịch của một trong những mạng lưới phát sóng lớn nhất của Mỹ, một tháng trước đã nói: “Điều này có thể không tốt cho đất nước, nhưng nó rất tốt cho đài CBS”.
Kent Harrington là cựu chuyên gia phân tích cao cấp của CIA và từng là Sĩ quan Tình báo Quốc gia về Đông Nam Á, Trưởng Văn phòng phụ trách ở châu Á, và là Giám đốc Quan hệ Công chúng của CIA.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/07/vai-tro-truyen-thong-troi-day-trump/#sthash.6WyOK78v.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét