Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

TƯ DO BÁO CHÍ KHÔNG THỂ VÔ GIỚI HẠN


Vừa qua, cái gọi là "tổ chức phóng viên không biên giới RSF" gì đó đã cáo buộc Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là "kẻ thù của tự do truyền thông" và xếp hạng Việt Nam chỉ đứng 175/180 quốc gia về tự do báo chí.
Cáo buộc này với hình thức như một "bản án" nhưng hết sức mơ hồ, vô căn cứ và dù mang danh nghĩa "tự do" nhưng lại xâm phạm quyền dân tộc tự quyết, can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Việt Nam, một quốc gia có chủ quyền. Đồng thời, việc tự biến mình thành tòa án để phán xét, xúc phạm tới lãnh đạo của một quốc gia (không nắm quyền lạp pháp và hành pháp) là một hành động hết sức ngô nghê và vô văn hóa của tổ chức mang danh báo chí này.
Không ở dâu có một thứ tự do báo chí vô giới hạn, không ở bất cứ đâu chấp nhạn những sự tự do để rơi vào hỗn loạn. Và thực trạng ở Việt Nam thời gian qua, người dân Việt đã quá ngán ngẩm và nhiều người đã bị ngộ độc, nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do những thông tin không đúng sự thât trên báo chí, do những thứ gọi là "tự do ngôn luận, tự do báo chí" như vậy.
Dù họ có xếp hạng 180/180 thì điều đó không hề có giá trị, không liên quan và không mảy may ảnh hưởng tới Việt Nam. Đồng thời đề nghị Nhà nước Việt Nam cần mạnh mẽ chấn chỉnh, thắt chặt quản lý thông tin truyền thông hơn nữa.
Tại sao thời điểm này những tổ chức giời ơi mang danh quốc tế lại hòa giọng cùng những kẻ lạc loài trong nước như vậy? Bởi họ hoảng sợ trước khi Luật báo chí mới của Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm tới.
Vậy RSF là tổ chức như thế nào?
RSF được thành lập dựa hơi tên gọi của tổ chức xã hội “Bác sĩ không biên giới” (MSF, gồm các bác sỹ, nhân viên y tế tình nguyện đến khắp mọi điểm nóng và khu vực nghèo đói trên thế giới để hỗ trợ Y tế. Đóng góp lớn nhất về con người và cả vạt chất cho tổ chức này là Cuba). RSF đã tự đặt tên “phóng viên không biên giới” nhằm lợi dụng kiếm chác chút tiếng tăm từ uy tín của MSF.
RSF được tài trợ một phần từ Chính phủ Pháp và một phần từ Chính phủ Mỹ bằng nhiều đường khác nhau như qua Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED). R. Menard, chủ tịch RSF, đã tuyên bố công khai rằng, ông ta cảm thấy "không có vấn đề gì về việc này”!
Nhà bình luận V. Braeutigam đã nhận xét rằng: “Đây là cách hành xử như câu thành ngữ “ăn bánh mì của ai thì phải hát theo người đó”. Còn ông T.I.Steinberg nhà kinh tế học, nhà chính luận ở Đại học Lueneburg thì gọi hội đoàn này là tổ chức “phóng viên không giới hạn sự xấu hổ”…”.
Ngay ở phương Tây, nhiều tác giả từng lên tiếng tố cáo, phê phán RSF sử dụng phương pháp “người mù một mắt” để đưa tin về điều RSF gọi là “tình trạng đàn áp nhà báo trên thế giới”. Xếp hạng của RSF luôn dựa vào “danh sách đen” của Bộ Ngoại giao Mỹ, mà “danh sách đen” này luôn nổi lên các nước như I-ran, Xy-ri, Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba, Trung Quốc; nhưng RSF lại né tránh, không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của Mỹ và các đồng minh.
Tự do báo chí, đó là một trong các quyền cơ bản của con người trong một xã hội phát triển. Nhưng tự do báo chí như thế nào lại là vấn đề cần đề cập một cách cụ thể, căn cứ vào sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi quốc gia và hệ thống luật pháp của quốc gia ấy, cùng với những tiêu chí của nền văn hóa mà trực tiếp là đạo đức, và những điều đó thì không một tổ chức nào, quốc gia nào có thể áp đặt cho quốc gia khác mà phải chính do nhân dân ở đó quyết định.
Báo chí tự do ở Mỹ và mọi các quốc gia văn minh khác cũng phải hoạt động theo khuôn khổ quy định của pháp luật như Bộ luật Hình sự Mỹ (Chương 115, Điều 2385), và Đạo luật Phản loạn được quốc hội Mỹ thông qua từ năm 1798 quy định: "Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực...". Những quy định chặt chẽ đó không ngoài mục đích ngăn chặn việc lợi dụng tự do báo chí nhằm mục đích chống chính quyền, lật đổ chính quyền, xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân khác...
Ở Singapore (Xin-ga-po) năm 1988, khi chính quyền của Thủ tướng Lý Quang Diệu bị chỉ trích là hạn chế quyền tự do báo chí, ông đã xuất hiện trước Hiệp hội Biên tập Mỹ và phát biểu: "Chúng tôi cho phép các nhà báo người Mỹ tới Singapore để đưa tin về Singapore cho người dân nước họ biết. Nhưng chúng tôi không thể cho phép họ chiếm vai trò ở Singapore như truyền thông Mỹ có ở Mỹ. Đó là vai trò giám sát, đối nghịch và thẩm tra chính quyền".
Ở Đức, ngay đầu năm nay Thủ tướng Angela Merkel đã cho phép truy tố nghệ sỹ hài Böhmermann bởi những phát ngôn xúc phạm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, theo Điều 103 của Bộ luật hình sự Đức chống việc phỉ báng các đại diện của một quốc gia ngoại quốc. Cần biết, điều luật này tồn tại từ thế kỷ 19 cho đến nay.
Ở nước Anh, tháng 7-2011, tờ báo News of the World, tờ “lá cải” lớn nhất vương quốc đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm làm mưa, làm gió do nhiều phóng viên bản báo bị cáo buộc đã nghe lén điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. ông Nick Clegg, đương kim Phó thủ tướng nước Anh đã phải lên tiếng: "Báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của họ!".
Tại Pháp, sau sự kiện thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo vừa qua, chính Giáo hoàng Francis cũng phải lên tiếng về mức độ tự do báo chí không phải là vô hạn khi tự do đó mang tính xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
vv...
Rõ ràng, tự do báo chí không phải là vô hạn và không thể được vô hạn. Quyền tự do đó phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc; không xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Trở lại những cáo buộc vô căn cứ của RSF, Việt Nam hoàn toàn bác bỏ những cáo buộc dó và có thể kiện tổ chức này ra tòa vì sự xúc phạm tới cá nhân lãnh đạo Việt Nam, nhân dân Việt Nam và cả hệ thống pháp luật Việt Nam. Dư luận thời gian qua đã đồng tình và nay tiếp tục mạnh mẽ ủng hộ các biện pháp thắt chặt quản lý theo đúng các quy định pháp luật đối với hoạt động trên lĩnh vực báo chí, thông tin truyền thông.
Việc tăng cường quản lý báo chí của Việt Nam hoàn toàn tương thích với các điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia ký kết:
+ Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền Liên hợp quốc khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm sự tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp và sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ những ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có biên giới”.
Đồng thời, khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn này cũng khẳng định: “Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
+ Khoản 2 Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”, Đồng thời, khoản 3 Điều 19 Công ước nàycũng khẳng định: “Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có các bổn phận, trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng các quyền tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý”.
Luật báo chí 2016 mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, cùng các chế tài thực hiện quản lý nhà nước đối với báo chí ở Việt Nam trong thời gian qua hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời được dư luận nhân dân Việt Nam hoàn toàn ủng hộ.
Ngô Mạnh Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét