Triệu Văn Hải
Ai trong đời thành công
mà không phải qua một quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu. Chẳng
có ai tự nhiên trở thành thiên tài, cũng không có thành công nào tự nhiên từ
trên trời rơi xuống. Bà lão nhà tôi vốn xưa nay rất ít khi nói và lại hay có
tính lo xa. Bà rất chăm chút trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái, nhất là việc
nêu gương của bố mẹ, ông bà. Tối qua, khi cả nhà đang ăn cơm đông đủ, với vẻ mặt
nghiêm trọng, bà nói:
-
Ông đấy nhé, từ trước đến giờ ông luôn là người ông, người cha, người chồng mẫu
mực. Làm thế nào thì làm, để cho con cháu nó noi theo mà học tập. Đừng có thành
tấm gương xấu.
-
Tôi hơi bất ngờ không hiểu đầu cua tai nheo ra sao, liền hỏi: Ơ cái bà này, hôm
nay làm sao vậy? Tôi có gì sai hay sao? Tự dưng bà lại lên lớp tôi thế?
Bà
lão im lặng không nói gì. Ăn uống xong, khi ai về phòng ấy, chỉ còn tôi với bà
lão, tôi cất lời: Hôm nay bà làm sao vậy? Có chuyện gì bà nói tôi nghe xem. Lúc
này bà lão mới kể đầu đuôi câu chuyện. Chẳng là dạo này, mấy bà hàng xóm ca
thán với nhau về các đức ông chồng, rằng: Gần đây mấy ông lão xóm mình rỗi hơi,
không có việc gì làm nên ngồi túm 5 tụm 3 chén trà, điếu thuốc, có hôm lại lôi
rượu ra uống từ sáng đến trưa rồi hết nói chuyện ta, chuyện tây, lại chuyện thế
giới, thời sự... Có ông khề khà vài chén rượu rồi về nhà mắng vợ, quát con. Các
bà tức lắm bèn bày cách cho nhau là phải “dạy dỗ”, ngăn chặn các ông theo
phương châm “phòng” còn hơn “chống” để tránh đến khi quá đà sinh thói hư, tật xấu.
Tôi té ngửa ra cười... thì ra là vậy. Kể các bà nói cũng không sai, ngẫm lại mấy
mươi năm cuộc đời, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, chứng kiến bao hoàn cảnh,
đúng là con người không biết thế nào, các cụ ta đã nói “sông có khúc, người có
lúc” “không ai nắm tay thâu ngày đến tối”. Vậy nên cần phải thường xuyên được nhắc
nhở, rèn giũa và giáo dục.
Nhân
câu chuyện của bà lão, tôi lại chợt nhớ vừa mấy hôm trước đọc trên trang
Danlambao bài Sao kỳ vậy lú của tay
tư nghèo. Thú thực, tôi chẳng biết tay tư nghèo này là ai, nhưng đọc bài hắn viết thì rõ ràng thấy hắn đã lợi dụng câu nói
của Tổng bí thư Nguyễn Phú TRọng trong chuyến thăm và làm việc với Hải Phòng
ngày 14-15/11 vừa qua để châm chọc, đả kích, nói xấu.
Là
một công dân của huyện Tiên Lãng – Hải Phòng nên tôi cũng khá quan tâm đến nội
dung cuộc làm việc của Tổng bí thư lần này. Không phải nói cho hay nhưng xét đi
xét lại thì những gì ông TRọng phát biểu chẳng có gì để mà mỉa mai, châm chọc cả.
Ngẫm lại bài viết của tay tư nghèo, tôi thầm nghĩ, câu nói của Tổng bí thư hoàn
toàn không có vấn đề, vấn đề là ở chỗ tay tư nghèo. Sau khi đi nắm tình hình thực
tế và nghe báo cáo của Thành ủy Hải Phòng, ông Trọng đã ghi nhận, đánh giá cao
những cố gắng nỗ lực của Thành ủy và những kết quả đã đạt được. Tuy nhiên ông
cũng lưu ý Thành ủy cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm trong
thời gian tới, trong đó, có lưu ý về công tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, ông nhấn mạnh, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa,
nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, không phải chỉ là mấy triệu đảng viên, mà
liên quan đến cả hệ thống chính trị, cả tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, cả
phương thức, lề lối làm việc. Công tác cán bộ là then chốt của then chốt,
nguyên nhân của mọi nguyên nhân… Đồng thời ông còn
đặc biệt lưu ý, “cần hết sức thấm thía, từ
đó ngăn chặn tình trạng chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị, ngăn chặn cho được
tình trạng tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau…
thực hiện thật tốt các Nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng”.
Dựa vào câu nói này của ông Trọng, tay tư nghèo đã bẻ cong, xiên xẹo ra đủ kiểu:
Nào là “Sao
mà "thấm thía" kiểu gì mà cực kỳ kỳ cục vậy cha nội! Đảng ta vinh
quang như vậy, còn đảng thì còn tiền sao lại đứa đồng chí ngu nào lại chán? Bầy
đàn Hồ Chính Mi của ta ngày đêm đóng cửa ướt át với nhau như bia ôm Hồ Chí Minh
sao lại khô? Chính trị đảng ta mặn mùi máu đồng chí dí đồng rận thì sao lại
nhạt? Mà "hết sức thấm thía" và rất... tâm tư kiểu
chú Phành Quang Thung để hỏi cái Tên Ba Trợn của đẻng rằng thì là: đứa nào là
vua kèn cựa? đứa nào là chủ sự của cái gọi là đả giòi đập sán lãi (nhưng đừng
làm hư đống phân xanh mênh mông tiền đảng mà đám ký sinh trùng đang quậy ở
trỏng)? Đứa nào kèn với ba Ếch, cựa với la Thăng đến mức phải dỡ thói du đãng
Hải Phòng sai quân bắt cóc con ruồi Trịnh Xuân Thanh ở xứ người - mặc kệ mọi
nguyên tắc ngoại giao?”...
Có lẽ không cần phải bàn thêm, mọi người cũng thừa hiểu lời lẽ, giọng điệu của
tay tư nghèo này như thế nào và “ý đồ” đằng sau đấy là cái gì?. Ngay cả những
lập luận của tay này cũng chẳng có gì để thuyết phục người đọc, ngoài cái việc
cố tình xiên xẹo nói cho có và “nói cho nó sướng mồm”. Phân tích câu nói của ông Trọng, đó hoàn toàn
là những điều mà một người lãnh đạo cao nhất của Đảng đang băn khoăn, trăn trở.
Trước thực trạng tình hình hết sức phức tạp như hiện nay, đặc biệt là tác động của
mặt trái cơ chế thị trường, sự giao lưu, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai, sự
phai nhạt về lý tưởng của một số người, đặc biệt là tâm lý dễ lung lay, dao
động của giới trẻ... thì việc phải thường xuyên chú trọng, quan tâm công tác giáo
dục, bồi dưỡng, rèn luyện, nhắc nhở, phê bình là hết sức cần thiết. Tôi vẫn nhớ
và thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tự phê bình và phê bình là phương cách tốt nhất
để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng việc
kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải như chúng ta
rửa mặt. Có như vậy thì “trong Ðảng sẽ không có bệnh mà Ðảng sẽ mạnh khỏe vô
cùng". Trở lại với câu nói của ông Trọng, xét ở góc độ của một người lãnh
đạo cao nhất của Đảng, trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thì đó là sự
chỉ đạo, là yêu cầu, giao nhiệm vụ để địa phương không được chủ quan, buông lỏng
mà phải làm tốt công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch vững mạnh. Xét ở góc độ khác thì đó là nỗi niềm băn khoăn, trăn trở
và mong muốn để ngăn chặn tình trạng cán bộ, đảng viên, nhân dân mất lòng tin
vào Đảng sinh ra chán Đảng, ngăn chặn tình trạng thế hệ trẻ mất đi nhiệt huyết
cống hiến hay nói cách khác là “khô Đoàn”; ngăn chặn tình trạng phai nhạt tưởng,
dao động, tha hóa, kèn cựa nhau... Và để xây dựng Đảng, xã hội XHCN ngày càng
văn minh, tiến bộ thì điều đó là hoàn toàn chính đáng.
Còn về câu chuyện chống tham nhũng,lãng phí,
trong buổi làm việc, ông Trọng có nêu "Chống tham nhũng, tiêu cực phải làm từ trên xuống dưới,
quyết liệt, bền bỉ, tạo chuyển biến rõ nét, nếu không hậu quả sẽ khôn lường".
Vin
vào câu nói này, tay tư nghèo lại tiếp tục luận điệu “Vậy
thì hỏi nhỏ Lú rằng đến bây giờ trong cái đống củi khô củi ướt cộng sản đã có
bao nhiêu củi khô đồng chí, củi ướt đồng rận đã cháy trong cái lò "đã nóng
lên rồi" của Lú? Hay là củi khô củi ướt cũng là củi đảng, miễn sao theo
Trọng phò Tàu thì sẽ là củi quý?” Là một người khá quan tâm đến các vụ việc, vụ án tham nhũng
lớn, thời gian qua, tôi theo dõi khá kỹ về những chỉ đạo của Trung ương, mà trực
tiếp ông Trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Công bằng mà
nói, không riêng gì tôi mà rất nhiều người dân đều nhận thấy sự quyết tâm và
những cố gắng, nỗ lực của Tổng Bí thư, của Trung ương, Chính phủ trong việc chỉ
đạo, kiểm tra, xử lý những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, ví dụ như
các vụ: Vinashin, Vinalines, vụ Phạm Công Danh, Trầm Bê, Bầu Kiên... mới đây là
sự chỉ đạo kiểm tra và xử lý vụ Giám đốc Sở TN&MT tỉnh yên Bái, vụ Bí thư
Thành ủy Đà Nẵng... Nhân dân rất phấn khởi và đồng tình ủng hộ những việc làm
và quyết tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ. Những người dân chúng tôi
luôn mong mỏi Tổng Bí thư và các đồng chí Trung ương Đảng, Chính phủ quyết liệt
hơn nữa để xử lý nghiêm minh những vụ việc và cá nhân vi phạm, tham ô, tham
nhũng để Đảng ngày càng vững mạnh, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét