Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

“Tàn độc hay Nhân đạo”?



      
Nhiều khi suy ngẫm thấy thật lạ, khi mà mọi người phải ngày đêm tất bật, vất vả làm ăn, lo toan cuộc sống thì lại có những kẻ ăn không ngồi dồi sinh ra lắm chuyện. Các cụ nói cấm có sai “Nhàn cư vi bất thiện”, rảnh rỗi quá sinh ra lắm chuyện, túm 5 tụm 3 bàn tán chuyện làng trên, xóm dưới rồi đến chuyện huyện, tỉnh, trung ương, thậm chí còn bàn cả những chuyện quốc gia đại sự; chưa hết, còn bình phẩm, mỉa mai, ghen ghét, đố kị…. chuyện lớn chuyện bé đủ cả. Nào là soi mói, xuy xét mọi người xung quanh, bàn tán, bình phẩm về chuyện đời tư của người khác, rồi chuyện cô này ăn diện, anh kia giàu có đi ô tô xịn, ông nọ làm quan huyện nên lắm tiền nhiều của… Có hôm đi làm về, ngang qua khu tập thể, đã thấy mấy bà, mấy ông “rảnh rỗi” ngồi xì xầm, chỉ trỏ rồi lại cười khúc khích. Tôi biết, kiểu gì mình cũng ít nhiều bị là “đối tượng” để các bà, các ông mang ra cân đo đong đếm. Vốn là người chúa ghét kiểu ngồi lê đôi mách, nhưng thiết nghĩ mình còn phải lo làm ăn, miễn sao sống tốt, chấp hành đúng pháp luật nên không thèm chấp những kẻ “rỗi hơi”.
Mấy ngày nay thấy có một số người “rỗi hơi” bàn tán về cái Nghị định 120/2017 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam”, lại nhân đọc bài Tà phủ cộng sản đổi một mạng người bằng 100 đến 200kg gạo tẻ  của CTV Danlambao, xin có vài điều với bạn đọc.
Trước hết phải nói rằng, có Nghị định này thì việc áp dụng thực hiện các chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam; kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; kinh phí bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng đốvới trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam là người nước ngoài dễ dàng hơn rất nhiều, vì Nghị định đã quy định, hướng dẫn chi tiết từng mức, từng loại cụ thể.
Thứ hai, việc tính các loại chi phí quy ra số kilogam gạo tẻ đơn giản chỉ là lấy một “vật ngang giá chung” quy đổi ra tiền để cấp kinh phí, trong Nghị định cũng nêu rõ Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ”, hoàn toàn không phải quy đổi như vậy để cấp gạo cho các cơ sở tạm giam, tạm giữ như lời CTV đã nói “Giá trị một sinh mạng chỉ được đổi bằng 100kg đến 200kg gạo tẻ loại trung bình. Phải chăng cộng sản muốn chứng tỏ Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với sản lượng gạo xuất khẩu đứng nhất nhì thế giới nhưng hiện tại vẫn tồn dư quá nhiều... Vì thế không thể lấy tiền để lo chi phí cho việc tạm giam, tạm giữ… mai táng những người chẳng may vướng vòng lao lý mà “tự tử” trong đồn côn an hay nhà tù cộng sản”.
Lẽ tất nhiên sẽ có người thắc mắc là tại sao không quy định luôn mức tiền cho từng khoản chi phí mà lại quy đổi ra gạo tẻ? Theo tôi, việc quy đổi ra gạo tẻ cũng có lí lẽ riêng và cũng có thuận tiện riêng, việc căn cứ vào giá gạo trên thị trường tại thời điểm đó để quy đổi và cấp kinh phí là phù hợp, vừa đảm bảo được chế độ, vừa thích ứng với sự biến động của thị trường. Nếu quy định cứng thành mức tiền chung, thì sẽ khó khăn, thiệt thòi khi giá cả các mặt hàng lên xuống thất thường.   
Thứ 3, những người bị tạm giam là bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng tuy nhiên nhân thân không tốt, đã có tiền án tiền sự hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.; người bị tạm giữ là những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Như vậy người bị tam giam, tạm giữ là những người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm. Nhưng khi bị tạm giữ, tạm giam vẫn được đảm bảo đầy đủ các chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi ngoài việc được hưởng định mức ăn như người bị tạm giữ, tạm giam khác còn được ăn tăng thêm 30% định lượng về thịt, cá. Người bị tạm giữ, tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và bồi dưỡng bằng hiện vật trị giá tương đương 30 kg gạo tẻ. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ, ngoài việc đảm bảo ăn theo định mức chung còn được tăng thêm 30% thịt, cá, được hoán đổi phù hợp với nhu cầu của trẻ; được cấp thẻ bảo him y tế theo quy định của Luật bảo him y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); được bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016. Ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường, Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ loại trung bình/01 trẻ em; được chăm sóc y tế, tiêm phòng theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị  Trường hợp người bị tam giam, tạm giữ chết, trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ chết, được cấp kinh phí và các vật dụng  đảm bảo cho việc khâm liệm và an táng. Điều đó cho thấy chính sách của Nhà nước ta thể hiện rất rõ tính nhân văn, nhân đạo. Đến cả những người bị tam giam, tạm giữ (những người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội) còn được Nhà nước đảm bảo các chế độ ăn, mặc, ở, được chăm sóc y tế, khám chữa bệnh,… được cấp kinh phí và các vật dụng khâm liệm khi bị chết, vậy thì đương nhiên mọi người dân bình thường khác đều được tạo điều kiện thuận lợi và được hưởng những chế độ, chính sách đảm bảo cho việc học tập, làm ăn, sinh sống. Vậy nên rõ ràng những gì CTV Danlambao nói “Việt Nam là một đất nước tự xem là “thiên đường” dưới sự cai trị độc tài của những cái đầu khỉ tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ” của loài người. Thế nhưng trong quốc gia đó người dân luôn phải sống trong cái ách tàn độc của những kẻ cầm quyền” hoàn toàn không phải là sự thật!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét