Đừng cố tình chuyển ngày thành đêm!
Mấy
ngày nay rảnh rang một chút tôi lại vào mạng Internet. Đúng là báo mạng, đủ thứ
trên đời cái gì cũng có. Nhưng tôi cho rằng thông tin mà các báo đăng tải thì
nên đưa thông tin giúp người đọc xem rồi để nhớ và suy ngẫm chứ đừng nên lợi
dụng người đọc lồng ghép những vấn đề chính trị để tuyên truyền, xuyên tạc nói
xấu này nọ nhằm thỏa mãn ý đồ của cá nhân hoặc của một nhóm người hay một tổ
chức nào đó thì chẳng nên chút nào, gây phản cảm và bức xúc cho cộng đồng mạng.
Ví
như bài viết “Ngày 2 tháng 9” của tác giả Phạm Đình Trọng trên trang báo Tiếng
Dân, có viết rằng “Ngày 2 tháng 9 năm
2018 công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất
nước... Hà Nội và Sài Gòn...số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây,
ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất ... rải đầy sắc áo công an, dân
phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí...
giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai...như hai thành phố bị chiếm đóng,
hai thành phố bị bạo lực nhà nước cộng sản phong tỏa”.
Đọc những thông tin trên
của tác giả PĐT buồn cười và tự nhủ không biết tác giả tưởng tượng ra cái cảnh
người dân hai thành phố lớn “bị công an
bủa vây, không cho ra khỏi nhà”, rồi là “công
an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm
sát khí... giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai” y như thời Mỹ Ngụy
dồn dân trong các ấp chiến lược ở Miền Nam. Tôi cho rằng tác giả cố tình tưởng ra
để vẽ ra một viễn cảnh không mấy gì hay ho cho lắm, đưa thông tin thất thiệt, chứ
thực tế không hề đúng chút nào. Mọi người đều biết là ngày 2.9 năm nay, kỷ niệm
73 năm Quốc khánh, không khí ở nhiều nơi trên cả nước rất sôi động với nhiều
hoạt động biểu diễn nghệ thuật cùng các chương trình vui chơi giải trí, lễ hội,
và người dân khắp mọi nơi nô nức tham gia. Còn các lực lượng cảnh sát làm tốt
công tác trật tự giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia các hoạt
động vui chơi trong dịp lễ, không khí ấy chỉ những người dân luôn trân trọng nền
độc lập và thật là yêu đất nước này mới có được điều đó.
Ở Hà
Nội, người dân trang hoàng cờ hoa, treo cờ Tổ quốc mừng 73 năm CM-8 và Quốc
khánh 2/9; hơn 31 nghìn người vào Lăng viếng CT HCM; các địa điểm tham quan
xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm như: Tháp Bút, cầu Thê Húc, tượng đài Lý Thái
Tổ... thu hút rất nhiều du khách tham gia. Nhiều người mặc áo dài hoặc áo phông
cờ đỏ sao vàng để ra đường, rất đông người dân đổ về phố đi bộ Hoàn Kiếm vui
chơi, khu vực này tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sôi động và
hàng nghìn người tham gia. Các tuyến phố quanh Hồ Gươm tấp nập thanh thiếu niên
và du khách. Chiều tối 2.9 lễ đón đoàn thể thao dự ASIAD tại sân vận động Mỹ
Đình được tổ chức hoành tráng với sự tham gia của hàng chục ngàn cổ động viên
và các ca sĩ nổi tiếng và được truyền hình trực tiếp. Trước đó Cổ động viên kéo
đến sân bay Nội Bài ngày một đông, ngoài trang phục cờ đỏ sao vàng, băng rôn
dòng chữ “VN vô địch” để đón đoàn U23 VN trở về. Tại Làng văn hóa các dân tộc VN
ở Đồng Mô, Hà Nội, hàng nghìn người trực tiếp chứng kiến một lễ cưới của dân
tộc Tày, các điệu múa cồng chiêng của đồng bào Ê Đê, múa xòe của dân tộc Thái; hơn
200 diễn viên của 13 dân tộc đã tham gia lễ hội Vui Tết Độc lập.
Tại thành phố Hồ
Chí Minh, nhiều hoạt động chào mừng ngày Quốc khánh được chức sôi động ở nhiều
địa điểm; tại phố đi bộ Nguyễn Huệ tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật
với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và hàng nghìn người dân tham gia;
các đơn vị nghệ thuật gồm Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Ca múa nhạc
Bông Sen, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch
TP.HCM… biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân tại các huyện ở ngoại thành; tối
2.9 thành phố tổ chức bắn pháo hoa tại 2 điểm ở nóc hầm Thủ Thiêm (quận 2) và
Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11) với sự tham gia của hàng chục nghìn người
dân. Đặc biệt có hoạt động hết sức nhân văn và ý nghĩa, đó là thành phố tổ chức
lễ cưới tập thể cho 100 cặp đôi là công nhân có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật
trong không khí vui vẻ và đầm ấm. Trước đó, các cặp đôi đã diễu hành bằng xe
hoa qua nhiều tuyến đường lớn của thành phố và dâng hoa tượng đài Bác Hồ. Rất
nhiều người dân đã tham dự và chúc mừng hạnh phúc cho các cặp đôi. Rồi có cả
chương trình truyền hình trực tiếp về chung kết Đường lê đỉnh ÔLYMPIA tại điểm
cầu THPT Nguyễn Chí Thanh với học sinh Chu Quang Trường, hàng ngàn thấy cô giáo
và học sinh tham dự hết sức sôi động.
Tại làng Kim Liên, tỉnh Nghệ
An, nhân dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã về để dâng hương tỏ lòng thành kính
với CT HCM cùng với các hoạt động văn hóa được tổ chức; tại thành phố
Huế đã diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống và Giải thể thao bán
Marathon với sự tham gia của hơn 1.500 vận động viên, trong đó có 120 vận động
viên nước ngoài. Ở Sầm Sơn, Thanh Hóa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc
đã diễn ra tại tuyến phố đi bộ như Carnaval, cà kheo, ảo thuật, biểu diễn xiếc,
chụp ảnh lưu niệm, nặn bóng nghệ thuật, nặn tò he, các trò chơi dân gian,… thu
hút hàng ngàn người dân tham gia. Đồng bào các dân tộc khắp nơi cùng tổ chức
đón tết Độc lập rất sôi động, đồng bào dân tộc Mường lấy Tết Độc lập làm ngày
Tết truyền thống của đồng bào mình và tổ chức rất ý nghĩa.
Những minh chứng trên
đây là rất rõ, điều đó đã chứng tỏ không khí ngày 2.9 ở khắp mọi miền hết sức
vui vẻ, phấn khởi, tự hào của các tầng lớp nhân dân cả nước, không hề có chuyện
bất thường như thông tin mà tác giả PĐT “tự nặn ra”, tưởng tượng như đúng rồi
để nêu r trong bài viết.
Rồi nữa, thực tiễn đã khẳng
định thắng lợi của CM-8 là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó nhờ có
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và CT HCM cùng với sự chuẩn bị chu đáo về xây dựng
lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc cùng với việc dự
đoán và nắm lấy thời cơ để phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền. Và
kết quả sáng ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, CT HCM đã đọc Tuyên ngôn
Độc lập trước quốc dân đồng bào khai sinh nước VN Dân chủ Cộng hòa (nay là CHXHCN
VN). 73 năm qua, lời Bác Hồ hào sảng mãi trong trái tim người dân và là niềm tự
hào của cả dân tộc VN. Sự kiện này đã được cả thế giới ghi nhận và đánh giá
cao.
Hơn
thế, PĐT còn nêu ra trong
bài viết rằng “...Chính quyền có được bằng
ăn cướp... Hồ Chí Minh, người đứng đầu chính quyền ăn cướp bất hợp pháp không
có bất kì tư cách nào để tuyên bố VN độc lập. Ngày 2.9.1945 chỉ là ngày những
người cộng sản VN kết thúc việc cướp chính quyền trên toàn cõi VN mà thôi...” là
thông tin xuyên tạc về Bác Hồ, nói xấu Đảng, phủ nhận thành quả của CM-8, cố
tình công phá vào những giá trị tinh thần, niềm tự hào lớn lao của dân tộc, phủ
nhận ý nghĩa thiêng liêng của hòa bình, độc lập, tự do, cố tình lừa bịp đối với
người dân thiếu thông tin; đưa thông tin sai sự thật, kích động lôi kéo người
dân trên không gian mạng; lợi dụng lòng tin của cộng đồng mạng để âm mưu đưa chính
trị vào các trang viết trên mạng xã hội, kêu gọi lật đổ chính quyền, phá hoại sự
yên bình của đất nước. Tôi cho rằng, mỗi người dân chúng ta, mỗi cư dân mạng cần
tỉnh táo, cùng nhau góp sức để tẩy chay những thông tin lệch lạc, méo mó, hoang
tưởng như tác giả PĐT nêu ra
trong bài viết của mình.
Đọc bài viết này mà thấy thật bức xúc với những lời lẽ thông tin lệch lạc, méo mó, hoang tưởng của PHẠM ĐÌNH TRỌNG. Hắn đã cố tình công phá vào những giá trị tinh thần, niềm tự hào lớn lao của dân tộc, phủ nhận ý nghĩa thiêng liêng của hòa bình, độc lập, tự do, cố tình lừa bịp đối với người dân thiếu thông tin; đưa thông tin sai sự thật, kích động lôi kéo người dân trên không gian mạng; lợi dụng lòng tin của cộng đồng mạng để âm mưu đưa chính trị vào các trang viết trên mạng xã hội, kêu gọi lật đổ chính quyền, phá hoại sự yên bình của đất nước. Những người như thế này cần phải bị trừng trị thích đáng.
Trả lờiXóa