Mấy năm gần đây,
người dân Việt Nam, đặc biệt là độc giả trên mạng Internet không ai xa lạ gì với
cái tên có vẻ “danh giá”GS Nguyễn Đình Cống. Sự nổi tiếng của ông ta không phải
ở học hàm, học vị hay những vấn đề học thuật mà là sự suy thoái về tư tưởng phẩm
chất, trở thành phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, tiếp tay cho các thành phần chống
pháchính quyền. Thời gian qua, Nguyễn Đình Cống rất “nhiệt tình” sản xuất nhiều
bài viết trên một số trang mạng xã hội để đưa ra những luận điệu sai trái, thù
địch nhằm phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan
điểm của Đảng và Nhà nước. Những quan điểm sai trái, thù địch của Nguyễn Đình Cống
bị dư lận xã hội lên án mạnh mẽ. Muốn tạo sự “tai tiếng nên vừa rồi ông ta lại
tung lên mạng bài viết “Vài nhận xét tản mạn về báo cáo…”với những bình
luận, phân tích về Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Tôi thấy thực
sự tiếc cho ông, GS Nguyễn Đình Cống – một nhà giáo đáng kính hôm nào, nay đã
trở thành kẻ “tâm không tịnh, thân không sáng, trí không minh” nên đã bị các thế
lực thù địch lợi dụng, điều khiển “trở cờ, quay giáo” chống đối chế độ, Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
Nhân đây tôi muốn
thông tin thêm để mọi người rõ: trong những nămkháng chiến chống Mỹ cứu nước
còn khốc liệt, Đảng và Nhà nước ta vẫn chú trọng đào tạo nhân lực, nhất là nhân
lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng đất nước sau này. Nguyễn Đình Công là
một trong những giảng viên trẻ của trường đại học Xây dựng Hà Nội được cử đi học
và làm Nghiên cứu sinh tại trường đại học Khác Cốp thuộc Liên Xô cũ (1969-1972).
Sau đó, Nguyễn Đình Cống tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng để trở thành Phó Giáo
sư, Giáo sư, chủ nhiệm bộ môn, chủ nhiệm khoa ở trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Sống dưới chế độ
XHCN, được Đảng, Nhà nước bồi dưỡng, đào tạo trở thành trí thức, có học hàm, học
vị cao, nhưng thời gian gần đây ông ta lại vong ân bội nghĩa, chống lại Nhà nước.
Đó là cách hành xử của kẻ “ăn cháo, đá bát”, thật không xứng là bậc Trí giả!
Được đào tạo bài
bản, có nhận thức đầy đủ và sâu sắc, rồi tự nguyện xin vào Đảng và thề nguyện cống
hiến, hy sinh suốt đời vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Thế nhưng sau 31 năm,
ông ta đã “tự diễn biến” và “nhờ” sự lôi kéo của những kẻ bất mãn, cơ hội, các
tổ chức chống phá, thù địch, thế rồi Nguyễn Đình Cống đã thông báo “từ bỏ đảng”.
Trong thông báo “từ bỏ đảng” ông ta viết rằng “ Chủ nghĩa Mác Lê Nin là không
thích hợp nữa, nên từ bỏ nó đi”; ông ta còn đòi bỏ tên Đảng, thay đổi thể chế
chính trị… Đáng chú ý, ngay cả ý định từ bỏ Đảng của ông ta cũng được chính Nguyễn
Đình Cống và hội nhóm các “đồng minh” của ông ta tính toán kỹ lưỡng, đó là ngày
3/2/2016, kỷ niệm 86 năm thành lập Đảng CSVN.
Thiết nghĩ, ông Cống
hay một ai đó có thể bất đồng chính kiến với Đảng, có thể xin ra khỏi Đảng,
không sinh hoạt Đảng nữa và vẫn trở về là một công dân yêu nước, chứ không như ông
ta, ra khỏi Đảng là quay lại chửi bới, vu vạ, xuyên tạc thì hèn hạ quá. Mà người
được nhiều học hành như ông ta thì phải gọi là Đại hèn!
Tôi nói với ông Cống
rằng, chắc ông đã đọc Tam Quốc, hẳn ông còn nhớ nhân vật Từ Thứ, đang ở với Lưu
Bị vì lý do riêng phải về với Tào Tháo nhưng cả đời không một câu nói xấu Lưu Bị,
không bày một mưu, tính một kế nào giúp Tào Tháo chống lại Lưu Bị. Quân tử và
trí thức phải hành xử với đời như thế, ông Cống ạ!
Còn nữa, ngày
20/6/2020 vừa qua, Bộ Chính trị ra chỉ thị số 45 về lãnh đạo cuộc bầu cử Quốc hội
khóa 15. Chỉ thị 45 gồm 9 điều đã đưa ra những yêu cầu cụ thể, chi tiết để cuộc
bầu cử Quốc hội 15 được tiến hành một cách dân chủ, minh bạch nhằm bầu ra những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của gần 100 triệu người dân Việt Nam, thì ông Cống lại cho rằng: “Chỉ thị 45 đưa ra “các thế lực thù địch” chống
phá sự nghiệp cách mạng của Đảng. Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu
xuyên tạc, âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử. Phải chăng đây là một đe dọa
nhằm vào những tiếng nói cổ vũ cho dân chủ. Trong bầu cử, rất cần chống gian lận
ở khâu bỏ phiếu và kiểm phiếu. Chỉ thị 45 quan tâm thế lực thù địch chống phá bầu
cử mà không hề quan tâm đến chống gian lận. Vì sao vậy?”.
Và cho rằng: “Người ta nói nhiều về Nhà nước pháp quyền.
Nhà nước đó phải dựa trên một Quốc hội mạnh. Sức mạnh đó chỉ có được dựa vào
trí tuệ, trách nhiệm và tính độc lập. Liệu Chỉ thị 45 có muốn tạo ra được một
Quốc hội mạnh như thế không. Muốn vậy thì về lâu dài cần thay đổi các Luật liên
quan (Các luật về Quốc hội hiện nay có những điều lạc hậu, phản dân chủ, phản
tiến bộ, rất cần thay đổi)”.
Chỉ thị yêu cầu
các cấp kiên quyết không giới thiệu ứng cử những người không xứng đáng, không đủ
tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, chạy
chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, làm ảnh hưởng
xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Chỉ thị cũng yêu cầu phải giới thiệu, lựa chọn
bầu được những đại biểu thật sự tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo đủ tiêu chuẩn,
đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn chất lượng đại biểu làm
trọng tâm.
Có những kẻ từng
làm thầy, cũng từng viết nhiều sách để dạy người, dạy đời nhưng rồi lại tự tay
đốt những cuốn sách của mình, đốt trí tuệ một thời của bản thân, đốt luôn cả sự
kính trọng mà nhân dân đã dành cho mình qua những cuốn sách đó. Nay thì hết rồi,
những kẻ đó tự phản bội mình, tự nhấn chìm tài năng và danh dự của mình xuống
bùn đen, can tâm biến mình thành cái loa cho những thế lực chống đối nhà nước
điều khiển. Điển hình là ông Nguyễn Đình Cống, người thầy đáng kính hôm nào,
thành kẻ chống phá, trở cờ, lật lọng ngày hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét