Tô Vũ
Phật giáo chủ
trương khuyên khích những hành vi đạo đức trên cơ sở tình yêu thương và sự hiểu
biết. Phật giáo không thừa nhận quyền lực của một đấng linh thiêng nào, mà đem
lại niềm tin cho con người vào chính bản thân mình. Tất cả những gì nhận được đều
là kết quả của những hành động mà mỗi người đã thực hiện trước đó. Thế nhưng, một
kẻ “cha căng, chú kiết” nào đó có tên Trần Đắng lại đưa ra một cái thuyết “tùy
cơ ứng biến” rất vớ vẩn: “Tư tưởng tôi
thì theo thuyết tùy cơ ứng biến, tùy thời, tùy nơi, tùy người, tùy việc mà có
hành vi thích hợp, không phải nhất nhất lúc nào cũng theo thiện. Có cái thiện
không làm, có cái ác cần làm. Tôi viết bài luận này để thấy hai thuyết, thuyết
tùy cơ ứng biến đúng thực tế hơn là thuyết “duy thiện cộng sản”.
Sau khi đưa ví dụ
về một số vị tiền nhân đáng kính trong lịch sử bằng cách nhìn hết sức thiển cận
Trần Đắng đã đi đến kết luận: “Thuyết hướng
thiện nó … thấp” và rằng: “thuyết duy
thiện nó nông cạn, tầm thường. Đừng hướng thiện mà hãy tùy cơ ứng biến”!
Xin khẳng định
ngay với Trần Đắng, không có một thứ thuyết nào mang tên “tùy cơ ứng biến” mà
nó chỉ là những cách giải quyết từng vấn đề cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể
nào đó. Cụ Hồ trước khi sang Pháp công cán, trong lúc đất nước đang nước sôi lửa
bỏng đã dặn cụ Huỳnh và ông Giáp “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là thế đấy ông Đắng
ạ.
Nhân vật lịch sử
đầu tiên được Trần Đắng nêu lên là Chu Văn Vương bên Tàu, người đã hành thiện,
tích đức để rồi lập triều đại nhà Chu tồn tại 856 năm. Câu chuyện được ghi lại
là: “Văn Vương hành thiện tích đức, các
nước chư hầu đều tranh giành nhau quy thuộc vào hắn. Điều này đối với đế vương
ngài sẽ là điều bất lợi cực kỳ to lớn đó! Trụ Vương nghe có lý liền ra lệnh bắt
Chu Văn Vương, giam ở Dữu Lý, cho rằng từ nay vạn sự tốt lành. Để trừ bỏ hậu họa,
Thương Trụ Vương còn bắt con cả của Chu Văn Vương là Bá Ấp Khảo tới Thương đô
Triều Ca để làm con tin, bắt Bá Ấp Khảo làm người đánh xe cho Trụ Vương. Để thử
thách Chu Văn Vương có phải là “thánh nhân” hay không, Trụ Vương hạ lệnh giết
Bá Ấp Khảo, lấy thịt nấu canh, bắt Văn Vương phải ăn, còn nói với mọi người:
- Ta muốn xem hắn có phải là thánh nhân hay không. Nếu
là thánh, lẽ dĩ nhiên
hắn sẽ biết đó là thịt con trai của mình. Thế nhưng
Chu Văn Vương hết sức nén nhịn nỗi bi phẫn, giả vờ như không biết, ăn hết bát
canh đó. Tới lúc này Trụ Vương mới yên lòng”.
Nếu Chu Văn Vương
không ăn thịt con thì ông dễ bị giết bởi tay giết người như ngóe của Trụ Vương.
Đúng, nhưng đây chỉ là một hành động bắt buộc, không thể làm khác. Và nhất là với
kẻ hùng anh, ôm chí lớn như Chu Vương thì đâu có khó hiểu. Không có “thuyết”
nào ở đây Trần Đắng nhé.
Nhân vật thứ hai
mà Trần Đắng đưa ra nhằm minh họa cho “thuyết tùy cơ ứng biến” cũng là một ông
tướng Tàu, ông là Hàn Tín. Theo Trần Đắng, “một
người nữa làm cái ác, cái nhục, cái hèn cho chính mình là Hàn Tín” và kết “còn hạng không chịu được cái nhục, đâm chém
nhau bị thương tật, hay đến mất mạng là hạng tầm thường, họ bí lối đó thôi”.
Thực ra Hàn Tín vừa đáng kính vừa đáng thương. Hàn Tín muốn phản Hán, nhưng khi
có quân trong tay thì không phản, đến lúc nằm trong tay người ta thì lại muốn
phản, thế là đã mê muội rồi, đâu có như thuyết “tùy cơ ứng biến” của ông Trần Đắng.
Hàn Tín biết người nhưng không biết mình nên tuy có thành công nhưng cuối cùng
kết cục còn thê thảm hơn cả Hạng Vũ. Hạng Vũ là anh hùng triệt để, anh hùng bản
sắc nên chết oanh liệt. Hàn Tín khó khăn, cực nhục mới trở thành anh hùng, là
anh hùng không triệt để nên mới ấm ức mà chết.
Nhân vật thứ ba
trong lịch sử hiện đại là nguyên soái Giu-cốp của Liên Xô, một thiên tài quân sự
được Trần Đắng cho rằng: “Người như thế
thì đảo chính lật đổ Tổng Bí Thư thì dễ, Khrushchev không được như ông nên ông
không làm điều ác vẫn bị đì sói trán”. Viết và luận thế này Trần Đắng đã
không hiểu về Nguyên soái Giu-cốp và nhà nước Xô viết. Thật may, Giu-cốp đã
không làm điều ác như ông Trần Đắng nói. Chính vì thế trong lòng nhân dân Nga,
cho đến ngày nay, Giu-cốp vẫn là vị tướng thiên tài. Lập những chiến công bất
diệt, góp công to lớn vào việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. Có thể nói, Giu-cốp
thuộc vào hạng ít ỏi các tướng lĩnh mà chỉ xuất hiện vào các thời điểm nguy cơ
cực điểm của quốc gia. Ông sinh ra cho trận mạc. Ông là anh hùng vô địch trên
chiến trường. Ông không phải là nhà chính trị. Đừng đem thuyết vớ vẩn của mình
để luận về những người anh hùng nơi trận mạc như Nguyên soái Giu-cốp, Trần Đắng
nhé.
Vị thánh Gandhi của
Ấn Độ cũng được Trần Đắng đưa vào minh họa cho thuyết hướng thiện nó… thấp với
lý do là: “Gandhi nói tôn giáo và chính
trị là một. Cao cả thật! Nhưng ông bị người theo Ấn Độ Giáo ám sát vì Ấn Độ lúc
đó chia rẽ giữa Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo. Ông không thể mạnh tay trị tôn giáo
nào. Có một số người Ấn Giáo có người thân bị người Hồi Giáo giết đã căm thù Hồi
Giáo. Họ cực đoan cho thái độ hòa hoãn của Gandhi là ủng hộ Hồi Giáo nên số người
Ấn Độ Giáo đó đã bắn ông”.
Xin thưa, ông bị
kẻ thù của hòa bình, của cái thiện đã ám sát, khi ông 79 tuổi (1948). Và nhiều
năm sau, cho dù thế giới vẫn đang nghiêng ngả vì xung đột và chiến tranh, nhưng
thế giới vẫn không ngừng nhắc đến ông với tinh thần đấu tranh bất bạo động, dựa
trên tính nhân bản, lòng khaon dung và tinh thần vị tha.
Nelson Mandela
sau này cũng đã đi trên một “con đường” như Gandhi, để giải phóng Nam Phi khỏi
chế độ phân biệt chủng tộc. Những chiến thắng vĩ đại không dựa trên sức mạnh bạo
lực mà đến từ ý chí bất khuất. Những chiến thắng đến tự sự kiên định, và cách
nó làm sụp đổ những pháo đài phi nhân tính đã chứng minh rằng loài người có thể
đấu tranh mà không cần đổ máu, dù đó là con đường chông gai và khó khăn hơn rất
nhiều so với biện pháp bạo lực.Chừng nào thế giới vẫn còn những con người như
Gandhi hay Manđela, chừng ấy hòa bình vẫn còn hy vọng tồn tại, dù bản chất con
người là vị kỷ. Và, khi cái tên Gandhi đã trở thành bất tử, thì không ai có thế
ám sát tinh thần hòa bình ấy.Hai con người toàn diện của dân tộc Việt cũng được
(hay bị) Trần Đắng đưa ra để chứng minh cho thuyết “duy thiện nó nông cạn, tầm
thường” đó là vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và Thần
y, danh y, ông tổ thuốc Nam Tuệ Tĩnh.
Sự nghiệp vĩ đại
của Nguyễn Trãi về chính trị, quân sự, văn chương và phẩm chất cao cả, danh hiệu
“anh hùng dân tộc” của ông ngày nay đã được toàn dân tộc ta xác nhận, tôn thờ.
Không chỉ thế, vào năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông, ông đã được
loài người tôn vinh là “danh nhân văn hóa thế giới”. Dân tộc Việt Nam xiết bao
tự hào đã sản sinh ra mọt con người toàn thiện, làm vẻ vang cho đất nước cho
dân tộc. Vị anh hùng dân tộc toàn thiện không cần “chờ được vạ thì má đã xưng”
như tư duy tầm bậy của Trần Đắng nhé!
Y tổ Việt Nam, Tuệ
Tĩnh thiền sự là bậc đại nhân, đại thiện của dân tộc Việt Nam, cả một đời chăm
lo trị bệnh cứu người dù ở Việt Nam hay khi đã bị cống sang trung Quốc mà Trần
Đắng lại phán rằng “nếu tài đức ông chỉ
trung bình, hay khá thì ông yên ổn ở Việt Nam” thì thật là suy nghĩ của kẻ
thiểu năng, không đáng tranh luận.Thiểu năng có thể ăn nói vớ vẩn, chắc cũng
không có nhiều người để ý những xúc phạm đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là xúc phạm đến
gần 100 triệu người dân Việt Nam đấy Trần Đắng nhé. Vì mọi người dân Việt đều
ghi nhớ trong trái tim, khối óc mình Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người đại
nhân, đại nghĩa, đại trí, đại dũng vị cha già của dân tộc. Với một bài viết ba
láp, ngớ ngẩn như thế mà Trần Đắng lại mở miệng: “Chốt hạ: Thách Hội đồng lý luận trung ương của đảng, Học viện chính trị
HồChí Minh, Hội triết học Việt Nam phản biện, tranh luận với Đắng tôi sao chothắng
xem sao?! Năn nỉ ấy!! Nếu các ông không lên tiếng thì độc giả báo DânLàm Báo biết
các ông bị đuối lý, cái yêu, ghét của HCM là bá vơ, tầm bậy tầmbạ, do tư duy xổi
mà ra và tôi nói là tôi thách thức toàn bộ CS VN, các ông hènnhát, không dám ứng
chiến với tôi. Không dám tranh luận với tôi là các ôngsai. Khi sai thì các ông
không chính danh, tức ngụy”.
Nhàn rỗi, viết
vài lời lại với ông. Không ai đi cãi nhau với Chí Phèo đâu, ông Trần Đắng - Chí
Phèo thời hiện đại ạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét