(ĐVO)
- Những câu chuyện về chân dung vĩ đại, bình dị và nhãn quan chiến lược của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dần được tái hiện qua những lời kể của các vị tướng
nhiều năm gắn bó, cộng tác và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp ông.
|
Không cho bất cứ kẻ
nào xâm chiếm Trường Sa
Trong cuộc giao lưu
trực tuyến với chủ đề "Giao lưu trực tuyến nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên
Giáp 103 tuổi", trả lời câu hỏi: "Khi chỉ thị ông ra giành lại chủ
quyền Trường Sa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói gì với ông và câu nói nào khiến
ông ghi nhớ nhất?", Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Mai Năng,
nguyên Tư lệnh binh chủng đặc công huyền thoại, người trực tiếp chỉ huy đơn vị
giải phóng quần đảo Trường Sa năm 1975 đã chia sẻ những kỷ niệm của mình.
Ông cho biết:
"Tôi không được nghe trực tiếp mà qua Phó Tư lệnh quân chủng Hải quân có
nhắc lại chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Hải quân phải tập trung mọi khả
năng, mọi biện pháp đánh chiếm và giải phóng mọi các đảo do quân ngụy Sài Gòn
chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa, không cho bất cứ kẻ nào được xâm chiếm các
nơi đó”.
Sau khi nghe chỉ
thị này, anh em mới bàn nhau: “Xa mấy cũng đi, khó mấy cũng đến, đến là đánh và
quyết đánh thắng ngay trận đầu”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 103 tuổi |
Có cái khó là anh
em hầu hết là dân không đi biển, xuống say sóng. Nhưng khi có lệnh chuẩn bị
chiến đấu, tất cả đều vùng dậy và muốn được tham gia và đi đánh ngay trận
đánh.
Câu nói nhớ nhất:
“Đặc công là công tác đặc biệt, nhưng trước hết là đặc biệt trung thành với
Đảng và nhân dân. Nhiệm vụ khó khăn đặc biệt nào cũng hoàn thành đặc biệt cao”.
Đó là kỉ niệm không chỉ với tôi mà với tất cả anh em đặc công. Đây là câu nói
của Bác Hồ và được đại tướng truyền Võ Nguyên Giáp “truyền lửa” cho anh em đặc
công trong trận giành lại chủ quyền Trường Sa tháng 4/1975.
Và chính câu nói đó
đã trở thành tiềm thức, suy nghĩ, lý trí và quyết tâm của mỗi người luôn luôn
suy nghĩ và sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ thắng lợi."
Thiếu tướng Mai
Năng cũng đã nhớ lại và chia sẻ về quân trang mà chúng ta có khi quân đội ta
vào giải phóng quần đảo Trường Sa: "Khi đánh vào đó chủ yếu mình có nội
dung kĩ thuật đặc biệt của bộ đội đặc biệt: Trung với Đảng hiếu với dân cũng là
ở đây".
Khi tiến quân giải
phóng Trường Sa chúng ta chỉ có vũ khí thô sơ: súng chỉ có tiểu liên, súng hỏa
lực dùng chủ yếu B41 vì tiện nhất, bắn chính xác nhất; cũng có trang bị cối,
DKZ nhưng đó chỉ là dùng cho phòng thủ chứ không phải dùng cho tấn công.
Trang phục chủ yếu
quần áo lót để tiện cho bơi. Phao bảo hiểm luôn ở trong người nhưng khi nào cần
mới bật lên.
Hải quân đưa vào
chiến trường miền Nam trên 5000 quân được huấn luyện ngoài Bắc đưa chi viện
chiến trường sông biển miền Nam. Đây cũng là thành công của Bộ tư lệnh đặc công
đã suy nghĩ, nghiên cứu và xây dựng lực lượng đặc công của Hải
quân."
Chiến lược giải
phóng Trường Sa
Đại tướng Võ Nguyên
Giáp hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc
phòng và kinh tế.
Ngay sau chiến
thắng Buôn Ma Thuột tháng 3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhìn ra
thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam mà ông còn nghĩ ngay đến việc
giải phóng các hòn đảo trên Biển Đông.
Đại tướng đã kiến
nghị với Bộ Chính trị: “Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng,
vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”. Kiến
nghị này đã được ghi vào Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 25/3/1975.
Cũng từ ngày ấy,
Quân ủy Trung ương điều đồng chí Hoàng Trà, Chính ủy Quân chủng Hải quân về làm
việc cạnh Bộ Tổng tham mưu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng yêu cầu Bộ Tổng tham
mưu và Bộ Ngoại giao cung cấp tài liệu về tình hình biển đảo, chỉ đạo Cục Quân
báo nắm tình hình quân ngụy ở Biển Đông để có kế hoạch giải phóng kịp
thời.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) trên một con tàu hải quân tháng 3/1973. Ảnh tư liệu |
Theo Đại tá Phạm
Duy Tam kể lại: Hai tuần sau ngày Đà Nẵng giải phóng (29/3/1975), theo lệnh của
chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một biên đội tàu cá giả dạng (tàu không số) do
Đại tá Tam làm biên đội trưởng cấp tốc từ Hải Phòng vào căn cứ Hải quân của
quân đội chính quyền cũ để lại cạnh cảng Tiên Sa (Đà Nẵng, lúc đó là nơi đặt sở
chỉ huy của một đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam) để làm
nhiệm vụ đánh chiếm Trường Sa.
Đây là mũi tiến
công trên hướng biển do các đoàn tàu không số (Đoàn 125) phối hợp với lực lượng
đặc công nước và Sư đoàn 2 bộ binh, Quân khu 5.
Đúng 4h ngày
11/4/1975, biên đội ba tàu do Đại tá Phạm Duy Tam- thuyền trưởng tàu 675 cùng
hai tàu cá giả dạng của đoàn tàu không số do các đồng chí Nguyễn Xuân Thơm -
thuyền trưởng tàu 673 và Nguyễn Văn Đức - thuyền trưởng tàu 674 tiếp nhận và
chở các lực lượng, phương tiện, vũ khí khẩn tốc hành quân thẳng hướng đảo Song
Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.
Hai tàu 674 và 675
án ngữ phía Bắc cách đảo 15 hải lý đề phòng đối phương từ phía Bắc xuống và
nghi binh hai tàu chiến của đối phương đang lởn vởn ở khu vực đảo Nam Yết. Tàu
của Đại tá Tam bí mật tiếp cận gần mép san hô của đảo thả các xuồng cao su loại
nhỏ, lần lượt chở 40 đặc công nước do đồng chí Nguyễn Ngọc Quế - Đội trưởng đội
1 - Đoàn 126 chỉ huy đổ bộ lên đánh chiếm đảo.
“Nhiệm vụ cực kỳ
khó khăn, cấp trên giao cho toàn biên đội lúc này phải phát hiện và phân
biệt các đảo do quân đội Sài Gòn chốt giữ vào khoảng 2 đến 3 giờ sáng, đặc biệt
tuyệt đối không đánh nhầm vào các đảo do Philippines và Đài Loan đang chiếm
giữ.
Chúng tôi phát hiện
Quân đội Sài Gòn chiếm giữ 6 đảo nổi của Trường Sa. Trong đó đảo Nam Yết là sở
chỉ huy với lực lượng lên đến 60 lính, đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn đều
có 40 lính, các đảo Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang có 20 lính… Phần lớn các đảo đều
rất ít cây cối, trống trải rất khó phân biệt”.
Ngày 14/4/1975,
đúng 4h30, ta bất ngờ nổ súng. Sau 15 phút chiến đấu, ta hạ 7 tên ngoan cố, bắt
sống 33 tên, giải phóng hoàn toàn đảo Song Tử Tây.
Chục ngày sau, tàu
641 của Đoàn 125 tàu không số, chở phân đội đặc công nước do đồng chí Đỗ Viết
Cường - Đội phó đội 1 - Đoàn 126 đổ bộ đánh chiếm đảo Sơn Ca. Sau ít phút nổ
súng, ta giải phóng, đảo bắt sống 17 lính.
Lúc này trên đất
liền quân ta liên tục tấn công và thắng lớn. Quân đội Sài Gòn càng hoang mang,
không thể cố thủ các đảo còn lại ở quần đảo Trường Sa.
Ta tiếp tục sử dụng
2 tàu chiến đang ở khu vực đảo Nam Yết bốc toàn bộ quân của bốn đảo, chớp thời
cơ, thừa thắng xông lên đổ bộ giải phóng các đảo còn lại. Tàu ta nhanh chóng
đưa lực lượng của Trung đoàn 2, Sư đoàn 2 bộ binh Quân khu 5 từ căn cứ hải quân
thần tốc ra tiếp quản, chốt giữ các đảo.
Đúng 2h sáng ngày
29/4/1975 trên hướng tiến công đường biển ta đã kéo cờ Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam, giải phóng 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa do chính
quyền Sài Gòn chốt giữ.
Mở đường làm kinh
tế biển
Năm 1977, trên
cương vị Phó thủ tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất một chiến lược về
khoa học biển và kinh tế miền biển rất ấn tượng. Nói chuyện với các nhà khoa
học, Đại tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu
trong hiểu biết về biển cả, để góp phần thúc đẩy việc khai thác tốt hơn những
nguồn lợi mà biển cả sẽ đem lại cho đất nước ta”.
Về hướng khai thác
kinh tế biển, Đại tướng chỉ ra những vấn đề vượt thời gian: “Việc khai thác dầu
khí ngoài biển Việt Nam đã là chuyện trước mắt. Việc sử dụng năng lượng thủy
triều ở bờ biển nước ta cũng phải đặt ra rồi. Độ chênh lệch của thủy triều nước
ta chứa đựng một tiềm năng quan trọng về năng lượng là rất quý. Có thể có những
kiểu máy điện thủy triều được không? Các đồng chí vật lý biển phải trả lời vấn
đề này, ngành cơ khí phải đi trước một bước”…
“Ngành sinh học
biển phải đi sâu, thúc đẩy phương hướng kinh tế này. Cần phải từ đặc điểm của
từng vùng biển có những điều kiện vật lý như nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng chiếu
xuống như thế nào, rồi áp suất sóng, thủy động lực, dòng chảy như thế nào, để
kết luận xem những vùng nào nuôi được loại cá nào là thích hợp nhất”…
Trong chỉ đạo phát
triển kinh tế biển, ngay từ năm 1977, Đại tướng đã có những chỉ đạo chiến lược
rất sâu sắc: Kinh tế vùng biển phải từ đất liền mà phát triển ra biển và các
hải đảo. Đưa dân ra làm kinh tế biển đảo, vừa cải thiện được đời sống của dân,
vừa có lực lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, để giữ vững chủ quyền biển,
đảo.
Năm 1985, trước khi
có Đổi mới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề ra Chiến lược làm chủ biển với nội
dung toàn diện và cụ thể. Cho đến nay, những vấn đề đặt ra trong chiến lược này
vẫn nóng hổi tính thời sự. Chiến lược này là minh chứng lịch sử làm sáng rõ tư
duy khoa học và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về biển, đảo
Tổ quốc.
Xuân Tùng (Tổng
hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét