Sau khi Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp Định Paris, từ chối tổng tuyển cử,
đã dựng lên cái được gọi là tắm máu trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc
Việt Nam dưới chế độ cộng sản để tuyên truyền, bôi nhọ những người cộng
sản và biện minh cho tội lỗi của mình. Nửa thế kỷ đã trôi qua, chiến
tranh đã kết thúc, câu chuyện cũ không còn mấy người nhắc tới. Nhưng mới
đây, trang Boxit, vốn tự xưng là "Tiếng nói phản biện nhiều mặt của
người trí thức" đã tiếp tục nhai lại những bịa đặt trắng trợn về cải
cách ruộng đất.
Trong bài "Bi kịch của kẻ sĩ dưới chế độ Đảng trị" đăng ngày 15 tháng 8
năm 20014, ban biên tập Boxit đã đăng lời dẫn có đoạn như sau:
"Chế độ Đảng trị ở Việt Nam mới tồn tại được 70 năm nhưng nó đã
gây ra vô vàn bi kịch cá nhân và tập thể. Trong các triều đại phong
kiến, chưa thấy sử sách nào ghi lại một cuộc cải cách ruộng đất có quy
mô hủy diệt và quy mô đau khổ giống như cuộc cải cách ruộng đất thời
Đảng trị,..."
"Chưa thấy cá nhân nào, tổ chức nào làm cái việc thống kê xem Cuộc cải cách ruộng đất 1953 - 1955 có bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu gia đình bị đẩy vào cảnh cùng đường, bao nhiêu người bị tù đày? Không ai biết, không ai thống kê, nhưng chắc chắn con số đó phải hàng triệu. "
"Chưa thấy cá nhân nào, tổ chức nào làm cái việc thống kê xem Cuộc cải cách ruộng đất 1953 - 1955 có bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu gia đình bị đẩy vào cảnh cùng đường, bao nhiêu người bị tù đày? Không ai biết, không ai thống kê, nhưng chắc chắn con số đó phải hàng triệu. "
Cải cách ruộng đất ở miền Bắc những năm năm mươi của thế kỷ trước đã
được rất nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu và họ đã chỉ ra rằng
phần lớn các con số thống kê là bịa đặt và phóng đại nhằm mục đích tuyên
truyền, nhưng ban biên tập của Boxit lại trắng trợn bịa đặt là không có
ai nghiên cứu hay thống kê. Kết quả của cải cách ruộng đất là rất tích
cực song trang Boxit đã lờ đi, họ chỉ tung ra những lời mập mờ phóng đại
về mặt tiêu cực để bôi đen lịch sử, bôi nhọ chính quyền thời đó, và tất
nhiên là để tấn công chế độ hiện tại.
Cải cách ruộng đất khi ấy là cần thiết để đem lại ruộng đất cho người
nông dân và nhanh chóng thanh toán các tàn dư của chế độ phong kiến, chỉ
có như vậy mới đảm bảo được đời sống của đại đa số dân chúng. Điều đáng
tiếc là trong quá trình thực hiện đã xảy ra sự lạm dụng ở một số nơi,
song Đảng đã kịp thời chỉnh đốn, sửa sai và kỷ luật nhiều quan chức lãnh
đạo. Chính trong hoàn cảnh đó, lần đầu tiên người nông dân vốn suốt an
phận sau lũy tre làng thấy tiếng nói của mình có thể vươn đến tận chính
quyền trung ương, đó là điều mà suốt hàng nghìn năm lịch sử chưa bao giờ
họ có được. Không chỉ có ruộng đất để cày cấy mà họ còn được trải
nghiệm một chế độ thực sự dân chủ, chính điều ấy đã giúp cho người nông
dân chân lấm tay bùn có đủ sức mạnh để đánh bại đế quốc số một thế
giới.
Kẻ bịa đặt trắng trợn nhất về cải cách ruộng đất là một tay sai của
chính quyền Sài Gòn, một người có tên là Hoàng Văn Chí. Trang Boxit luôn
đăng ảnh tướng Giáp trên đầu trang, nhưng khi họ nhai lại những điều
bịa đặt của Hoàng Văn Chí thì họ không biết rằng cũng đang nhai lại
những điều mà Hoàng Văn Chí đã vu khống cho tướng Giáp.
Xin mời bạn đọc tham khảo bản dịch bài viết "Cải cách ruộng đất giữa
những năm năm mươi" trích từ chương 3: Nefarious and Mythical Bloodbath
trong cuốn sách "Counter-Revolutionary Violence: Bloodbaths in Fact and
Propaganda" của hai giáo sư người Mỹ là Edward S. Herman và Noam
Chomsky để thấy trang Boxit đã bôi nhọ lịch sử ra sao. Cũng cần phải nói
thêm là cuốn sách này đã được xuất bản từ năm 1973, trước khi chiến
tranh ở Việt Nam kết thúc.
Cải cách ruộng đất giữa những năm năm mươi
Trong một phát biểu vào ngày 3 tháng 11 năm 1969, tổng thống Nixon đã
nói về việc Cộng Sản Bắc Việt giết hại hơn 50.000 người sau khi họ nắm
quyền ở miền Bắc những năm năm mươi. Sáu tháng sau, trong một bài phát
biểu vào ngày 30 tháng 4 năm 1970, ông ta lại tăng con số đó lên “hàng
trăm ngàn”, hàng trăm ngàn người đã phải nếm trải sự tàn sát và sự dã
man của Cộng Sản Bắc Việt. Sau đó một tuần, vào ngày 5 tháng 8 năm 1970,
dường như là hoảng loạn trước phản ứng của công chúng về cuộc xâm lược
Campuchia của ông ta, ngài Nixon đã viện dẫn đến hình ảnh “hàng triệu”
thường dân có thể bị thảm sát nếu miền Nam Việt Nam bị sát nhập vào miền
Bắc. Tiếp đó, trong sự trơ tráo vô liêm sỉ của buổi trả lời báo chí vào
ngày 16 tháng 4 năm 1971, tổng thống Nixon tường thuật rằng “nửa triệu
người, theo một ước lượng có cân nhắc nhất… đã bị Bắc Việt sát hại hay
xử tử theo cách nào đó”. Rõ ràng là tính tin cậy có vấn đề khi có hàng
loạt các con số khác nhau mỗi tuần về số nạn nhân, nhưng có ba yếu tố cơ
bản trong việc thảo luận về huyền thoại tắm máu này.
Thứ nhất, bất kể là con số nào liên quan đến việc lạm dụng cải cách
ruộng đất ở Bắc Việt, chúng rất ít hoặc không liên quan đến hành động
trả thù việc hợp tác với Pháp. Ngay cả khi các nguồn tin dựa vào các nhà
tuyên truyền chính thống thì các nạn nhân được xác định trước hết là
địa chủ bị trừng phạt bởi các cáo buộc áp bức tá điền trong quá khứ, hơn
là những người hợp tác với Pháp trong thời kỳ chiến tranh. Do đó, các
âm mưu sử dụng giai đoạn này là bằng chứng cho một vụ tắm máu chắc chắn
nhằm trả thù sự hợp tác với người Mỹ hay bất hợp tác trong thời kỳ tiếp
tục kháng chiến là phóng đại.
Thứ hai, chế độ Bắc Việt bị bối rối bởi sự lạm dụng cải cách ruộng đất,
họ đã công khai thừa nhận sai lầm, trừng phạt rất nhiều những quan chức
đã tạo ra hay cho phép sự bất công, và triển khai cải cách hành chính để
ngăn chặn sự tái diễn. Một cách ngắn gọn, chế độ Bắc Việt đã cho thấy
khả năng phản ứng trước sự lạm dụng và kịp thời đáp ứng được lợi ích và
nhu cầu của nông thôn. [191] Đó là “sự thật cay đắng” đối với giáo sư
Samuel Huntington về “sự ổn định chính trị tương đối” của Bắc Việt, đối
lập với miền Nam, dựa trên sự thật là “tổ chức của đảng Cộng Sản vươn
tới các khu vực nông thôn và cung cấp một kênh truyền thông về sự bất
bình của nông thôn tới trung ương và phục vụ cho việc kiểm soát lãnh thổ
của chính quyền”. [192] Thứ mà Huntington quên là lợi ích giai cấp
không ngăn cản chế độ Bắc Việt phản ứng có tính xây dựng đối với sự bất
bình của nông thôn. Ở miền Nam, như Jeffrey Race đã chỉ ra, ngay cả khi
tầng lớp chóp bu phản cách mạng nhận được các tài liệu thể hiện sự bất
bình của nông thôn mà những người nổi dậy cảm thấy họ có thể lợi dụng
(cũng như cung cấp các chương trình phù hợp) thì “chính quyền không phát
triển những chính sách thích hợp để ngăn chặn việc lợi dụng những vấn
đề đã được đề cập trong tài liệu”. [193]
Thứ ba, tất nhiên quan trọng nhất đối với các mục tiêu hiện tại, nguồn
căn bản của ước lượng bừa bãi về việc giết chóc trong cải cách ruộng đất
ở miền bắc Việt Nam là các thành phần hợp tác với CIA hay bộ tuyên
truyền Sài Gòn. Theo một người công giáo Việt Nam hiện sống ở Pháp, đại
tá Nguyễn Văn Châu, người đứng đầu Cục Tâm Lý Chiến Trung Ương của quân
đội Sài Gòn từ năm 1956 đến 1962, những con số của “vụ tắm máu” trong
cải cách ruộng đất được cơ quan tình báo Sài Gòn “bịa đặt 100%”. Theo
đại tá Châu, một chiến dịch bôi nhọ có hệ thống bằng cách sử dụng các
tài liệu giả mạo đã được thực hiện suốt những năm 1950 để biện minh cho
việc Diệm từ chối đàm phán với Hà Nội về việc chuẩn bị tổng tuyển cử
thống nhất vào năm 1956. Theo Châu thì các tài liệu giả mạo được hỗ trợ
bởi các nhân viên tình báo Anh và Mỹ, họ đã giúp thu thập các tài liệu
đáng tin cậy nhưng có cơ sở hợp lý để đưa vào đó những giấy tờ giả mạo,
chúng được “phân phát cho nhiều các nhóm chính trị khác nhau và cho các
nhóm nhà văn cũng như nghệ sĩ, những người đó sử dụng tài liệu bị làm
sai lệch để thực hiện chiến dịch tuyên truyền”.[194]
Nguồn thông tin chính gốc về cải cách ruộng đất trong suốt nhiều năm là
tác phẩm của Hoàng Văn Chí, một địa chủ giàu có ở Bắc Việt, được bộ
thông tin Sài Gòn, CIA và các nguồn chính thống Hoa Kỳ khác tuyển dụng
và trợ cấp trong nhiều năm. [195] Mới đây, D. Gareth Porter đã thực hiện
phân tích chi tiết đầu tiên về công trình đó và cho biết rằng kết luận
của Chí dựa trên hàng loạt các lời nói dối, các tài liệu không tồn tại,
cũng như các dịch thuật đầy thiên kiến và dối trá về các văn bản có
thực. Ví dụ, Chí tuyên bố rằng nhà cầm quyền Bắc Việt đã đặt hạn mức tối
thiểu là ba địa chủ bị xử tử ở mỗi làng, nhưng thực tế là họ đặt hạn
mức tối đa là ba người có thể bị lên án và xét xử, chứ không phải bị xử
tử. [196] Trong một đoạn khác Chí trích dẫn lời ông Giáp khi ông nói,
“Sự tồi tệ vẫn tiếp diễn, tra tấn được coi là việc bình thường trong
thời kỳ chỉnh đốn Đảng”, nhưng thực ra ông Giáp nói: “Thậm chí sự áp bức
đã được sử dụng để chỉnh đốn Đảng”. Trong một đoạn khác được Chí trích
dẫn như là bằng chứng về kế hoạch nhằm “cố ý khủng bố quá mức” đã được
Porter chỉ ra là “trường hợp đơn giản về dịch thuật có định kiến nhằm
mục đích tuyên truyền”. [197]
Ước lượng về 700.000 hay 5% dân số Bắc Việt, là nạn nhân của cải cách
ruộng đất mà hiện nay Chí khẳng định là “ước đoán”, dựa trên kinh nghiệm
về làng của ông ta, nơi có 10 người chết trên tổng số 200 người dân,
mặc dù chỉ có duy nhất một người thực sự bị xử tử. [198] Do Chí đã được
chứng minh là sẵn sàng nói dối, con số người chết trong cải cách ruộng
đất mà ông ta đưa ra khó có thể là sự thật, [199] nhưng phép ngoại suy
của ông ta trong ví dụ về toàn bộ Bắc Việt Nam, thậm chí ngay cả khi Chí
khẳng định rằng không phải là phổ biến, đã không được thảo luận. Mặc dù
vô giá trị về mặt khoa học, và chắc chắn là bịa đặt nhằm mục đích tuyên
truyền, “ước đoán” của Chí đã phục vụ tốt suốt nhiều năm trong việc
cung cấp các ước lượng có căn cứ và “có cân nhắc”, không chỉ cho các
lãnh đạo chính trị và các kênh truyền thông của họ mà cho cả các nghiên
cứu nghiêm túc về chiến tranh. Bernard Fall đã bị Chí lôi kéo, và
Frances Fritzgerald trong tác phẩm đầy ảnh hưởng của bà ta “Fire in the
Lake" tiếp nối Fall đã đưa ra một “ước đoán có cân nhắc” rằng “khoảng
năm mươi ngàn người ở mọi tầng lớp kinh tế đã bị sát hại” trong cuộc cải
cách ruộng đất. [200] Do họ có danh tiếng là những người chống chiến
tranh, Fall và Fritzgerald đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc dựng lên một huyền thoại được phổ biến liên tục suốt ba thập
kỷ.[201]
Dựa trên một phân tích về các thống kê chính thức và các tài liệu đáng
tin cậy, cộng với ước lượng của chính quyền Diệm vào năm 1959, Porter
[202] đã kết luận rằng phạm vị thực tế của việc xử tử trong cải cách
ruộng đất có thể nằm trong khoảng từ 800 đến 2.500 người. Đó là một con
số đáng chú ý, mặc dù giới hạn tối đa của việc xử tử trong ước lượng của
Porter thấp hơn rất nhiều so với sự thảm sát bừa bãi chỉ trong một
chiến dịch Speedy Express được mô tả phía trên – và người dân Bắc Việt
không vinh danh trách nhiệm của đảng trong việc lạm quyền.
Danh mục tài liệu tham khảo của tác giả từ [191] đến [202]
[191] This system of responsiveness extends into the military sphere,
helping to explain the "astonishing" fighting capacity and "almost
incredibly resilient morale" of DRV soldiers, who benefit from a system
of "morale restitution. designed to lend great emotional and physical
support to its members," a system which "anticipates and alleviates
possible future morale troubles." Kellen, op. cit., p.9. 192] In R. N.
Pfeffer, ed., No More Vietnams? , Harper and Row (1968), p.227.
[193] Race, op. cit., pp.182-183, note 22.
[194] Diane Johnstone, "'Communist Bloodbath' in North Vietnam is
Propaganda Myth, says former Saigon Psychological Warfare Chief," St.
Louis Post-Dispatch (September 24,1972).
[195] The analysis that follows is based on D. Gareth Porter, The Myth
of the Bloodbath: North Vietnam's Land Reform Reconsidered,
International Relations of East Asia, Interim Report No.2, Cornell
(1972).
[196] Ibid., pp.26-28.
[197] Ibid., pp.44-45.
[198] "Figure on N. Vietnam's Killing 'Just a Guess,' Author Says," The Washington Post (September 13,1972).
[199] Late 1954 was also a period of famine in much of North Vietnam,
affecting the very area in which Chi had lived, which further
compromises his inferences drawn from a count of village deaths by
starvation.
[200] Fire in the Lake, Little, Brown, 1972, p.223. Fitzgerald gives no
footnote reference for this "conservative estimate," but she relies
heavily on Fall and her language here is similar to his.
[201] Michael Harrington writes that he and other "socialist cadre . . .
knew that Ho and his comrades had killed thousands of peasants during
forced collectivization in North Vietnam during the '50s (a fact they
themselves had confessed). Dissent (Spring 1973). In fact, the only
known "confessions" are the fabrications that had been exposed many
months earlier, and neither Harrington nor other western observers
"know" what took place during the land reform. U.S. government
propagandists can rest unperturbed, despite the exposures of earlier
fabrications.
[202] Porter, Op. cit., p.55.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét