Nguyễn Văn
Những ngày cuối tháng 3 vừa qua, trên một
số trang mạng có bài viết “Định nghĩa mới” về định hướng XHCN cho phép lãnh đạo tương lai chạy làng?” của
Nguyễn Trung Chính. Bài viết tập trung phê phán kinh tế thị trường định hướng
XHCN, rằng không có nền kinh tế ấy và phê phán tư tưởng kinh tế của C. Mác. Qua
bài viết thấy rõ Trung Chính nói quàng nói xiên, nói lấy được, nói không có cơ
sở khoa học.
Tác giả Trung Chính cho rằng: “Từ hơn 15 năm nay, người ta đã đặt câu hỏi định hướng XHCN là cái gì thì
chưa bao giờ được một ông Tổng Bí thư, một Hội đồng, một Viện nào của đảng trả lời, thì đùng một cái ông
Thắng[1]
xác nhận: “Đảng ngày càng nhận thức rõ”[2] chứng tỏ rằng đảng này
ngay cả khi chưa nhận thức rõ cũng dám đẩy cả dân tộc đi trong mù lòa”. Và rằng, “So sánh giữa một bên
theo chủ nghĩa Mác, bị quàng
thêm những Lênin, Stalin, Mao và một bên chẳng theo chủ nghĩa nào cả, chỉ theo sự hướng dẫn của thiên
nhiên rằng cứ cạnh tranh mà tiến tới, bao giờ cũng có một “bàn tay vô hình” của thiên
nhiên làm anh cảnh sát điều khiển giao thông. Kết quả đã rõ. Việt Nam có mơ cũng không được nếu tiếp tục bị đảng cộng sản lãnh đạo”. Đồng thời, đòi Đảng Cộng sản phải “từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Nhìn
lại cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới năm 2008 cho thấy, nó đã phá sản học
thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ; đồng thời, đề cao học thuyết kinh tế
của C.Mác.
Cuộc khủng khoảng tài
chính bắt đầu từ Phố Uôn (Mỹ) cuối năm 2008 đã lan nhanh ra khắp thế giới, tàn
phá và đẩy hầu hết các nền kinh tế mà nó đi qua chìm sâu vào suy thoái, khủng
hoảng. Trước tình hình đó đã xuất hiện nhiều nhận định, ý kiến khác nhau, nhưng
nhìn chung đều hoài nghi về học thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ. Chính
giới tư sản đã nói lên điều đó. Tổng thống Pháp N. Xác-cô-di cho rằng: cần phải
“tư duy lại chủ nghĩa tư bản”. Ông nói: “Toàn cầu hóa đang tiến gần đến sự kết
thúc của chủ nghĩa tư bản tài chính. Chủ nghĩa này đã áp đặt lô-gíc của nó trên toàn bộ nền kinh tế. ý
tưởng cho rằng thị trường luôn đúng là hoàn toàn sai lầm”[3]. Ông
cũng thẳng thừng chỉ trích sự đơn giản thái quá của chủ nghĩa “tân cổ điển”,
với tư duy “thị trường sẽ tự điều tiết tất cả”, “nền kinh tế thị trường tự điều
chỉnh mọi vấn đề”, “thị trường luôn có lý”, “kinh tế có sức mạnh tự điều tiết”,
v.v.
Chính lý thuyết “tân cổ điển” - học
thuyết kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng
khoảng tài chính hiện nay trên toàn cầu. Nếu như sự lạm dụng cho vay dưới chuẩn
(được sự dung túng của Chính phủ Mỹ) và sự bùng nổ các công cụ nợ phát sinh
trên thị trường tài chính toàn cầu, gây ra tình trạng đầu cơ quá mức và mất khả
năng thanh toán trên thị trường bất động sản (vượt ra khỏi sự dự báo và kiểm
soát của chính phủ) là căn nguyên trực tiếp, thì chính các thể chế thị trường
tự do cao độ, thiên vị các lợi ích cá nhân và cục bộ, nới lỏng kiểm soát ở Mỹ
mới là căn nguyên sâu xa và chủ yếu gây ra khủng hoảng[4].
Nó đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng phá sản tài chính, làm cho huyền thoại về nước
Mỹ như một “pháo đài tài chính bất khả xâm phạm”, với tư tưởng “tự do và dân
chủ” bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của thế giới đang lung lay tận gốc,
sức hấp dẫn của “mô hình Mỹ” đang ngày càng lụi tàn,... Cuộc khủng hoảng tài
chính ở Mỹ đã làm đổ vỡ các doanh nghiệp của nền kinh tế tài chính tiền tệ (kinh
tế ảo, kinh tế bong bóng) dẫn đến sụp đổ của các doanh nghiệp của khu vực kinh
tế thực.
Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên
thế giới từ những tháng cuối năm 2008 đã được C.Mác dự báo cách đây hơn 1 thế
kỷ. Ông đã khẳng định: “Khi các nhà tư bản trao đổi tiền để lấy tiền, chủ nghĩa
tư bản sẽ thoái trào”, và xã hội tư sản hiện đại, một xã hội phù phép ra những
phương tiện sản xuất và trao đổi khổng lồ tới mức nó giống như một thầy phù thủy
không thể kiểm soát nổi những quyền lực “âm thế” do chính mình nguyện chú
lên... và cách tốt nhất để can thiệp và giảm sức nóng của những cuộc khủng
hoảng kinh tế và tài chính là Nhà nước phải ra tay cứu nền kinh tế, trong những
hoạt động gần như quốc hữu hóa nền kinh tế vốn do tư nhân thống trị; cần có “sự
tập trung hóa trong tay Nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia cùng với vốn
nhà nước”. Từ đó đặt ra câu hỏi tại sao cách đây hơn một thế kỷ, điều C. Mác đề
cập đến nay vẫn đúng. Câu trả lời là, C.Mác là người có phương pháp luận khoa
học trong phân tích và được thực hiện một cách vô cùng khách quan. Ngay từ đầu
C. Mác không phải là người nghiên cứu kinh tế, mà là triết học. Sau đó, Ông mới
chuyển sang nghiên cứu kinh tế, nhưng C.Mác đã phân tích một cách rõ ràng và
sâu sắc về chủ nghĩa tư bản, về xã hội và nền kinh tế của nó. Điều phi thường
mà C.Mác đã làm và tìm ra cách thức vận hành cũng như những chuyển biến không
ngừng mà xã hội tư bản được xây dựng trên đó. Chính vì thế, nên những tiên đoán
của C.Mác từ thế kỷ XIX đã thuyết phục nhiều nhà chính trị cũng như các doanh
nhân thành đạt nhất ở các nước phương Tây, đặc biệt là những người hoạt động
trong lĩnh vực tài chính toàn cầu và trí thức trẻ quay trở lại nghiên cứu học
thuyết của Ông để tìm nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính và biện pháp
đối phó. Vì thế, “Tư bản luận” và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” - các tác
phẩm của C.Mác, được Nhà xuất bản Karl Dietz (Đức), hiện giữ bản quyền đã tái
bản nhiều lần với số lượng tăng vọt và được nhiều người tìm nghiên cứu. Bởi vậy,
không phải là đại ngôn khi cho rằng, C.Mác không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ
XX, mà còn là của thế kỷ XXI.
Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình.
Trên cơ sở học thuyết kinh tế của C.Mác với phương pháp luận khoa học của chủ
nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với thực tiễn xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta thực hiện kinh tế thị trường, vì đó
là sản phẩm của nhân loại, không phải riêng có của chủ nghĩa tư bản. Song điểm
khác biệt, không phải là “thị trường tự do” kiểu Mỹ, mà là thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ
nghĩa quản lý nền kinh tế thị trường để bảo đảm lợi ích của toàn dân, của cả xã
hội, chứ không phải phục vụ cho lợi ích cục bộ của một nhóm cá nhân. Trên cơ sở
nhận thức các quy luật của kinh tế thị trường, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vận
dụng nó bằng cách tác động vào những yếu tố, điều kiện, môi trường mà quy luật
đang vận động theo hướng có lợi cho xã hội thông qua vai trò quản lý của mình.
Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế Việt Nam trong 30
năm đổi mới luôn tăng trưởng với tốc độ cao ở châu Á và thế giới. Năm 2014 tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam
đạt gần 6%, Quý 1/2015 đạt hơn 6%, trong khi nền kinh tế thế giới còn nhiều khó
khăn. Đồng thời, đó cũng là thực tiễn bác bỏ những luận điệu phủ nhận vai trò
quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, làm thức tỉnh những ai muốn
thực hiện kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ.
Từ cuộc khủng khoảng tài chính trên thế giới năm 2008,
cho thấy tính cách mạng và khoa học của học thuyết kinh tế C.Mác, suy rộng ra
là tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Hồ Chí Minh. Đó là một căn cứ
khẳng định sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi ngay từ ngày thành lập đã
xác định lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động của mình. Nó còn là một đòn giáng vào những ai muốn từ bỏ lý luận Mác
– Lê-nin, hoặc tuyệt đối hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, thực chất là muốn từ bỏ lý
luận Mác – Lê-nin. Đồng thời, cảnh báo những ai nhân danh học Mác – Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh để cố tình biện dẫn các ông cho hành động rập khuôn, máy móc
của mình. Học các lãnh tụ của giai cấp vô sản và của dân tộc không phải ở câu
chữ mà học ở phương pháp luận khoa học. Trên cơ sở đó bảo vệ, phát triển sáng
tạo, làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có như vậy, sức sống của lý luận Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam mới trường tồn.
[1] GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng,
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
[2] Sáng 28/02/2015, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng
nói:“Đảng ngày càng nhận thức rõ, sát thực tế hơn khái niệm tổng quát về kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
[3] Mai ph¬ng (ViÖt nmes) dÞch tõ NyTrmes 13-10-2008
07.00 GMT+3
[4] Cuéc
khñng ho¶ng tµi chÝnh thÕ giíi, bíc ngoÆt ph¸ s¶n cña häc thuyÕt kinh tÕ thÞ
trêng tù do kiÓu Mü, B¸o Nh©n D©n, ngµy 27-11-2008, tr.1, 5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét