Tác
giả Bùi Công Dụng đăng tải trên mang
bài “Bốn lý do suy giảm niềm tin” bằng cách khai thác một số khuyết điểm, một số
hiện tượng trong Đảng Cộng sản Việt Nam rồi tuyệt đối hóa, làm như thể Đảng đã
mất hết lòng tin , làm như thể tất cả Đảng viên không còn niềm tin ở Đảng. Và,
như thế xét về logic tác giả muốn dẫn người ta đến chỗ nhận thức rằng ĐCSVN sẽ
sụp đổ. Xuyên tạc thực trạng Đảng, xuyên tạc bản chất Đảng, kích động người đọc
không tin, không nghe Đảng nữa, đó chính là cái động cơ chính trị tư tưởng của
tác giả.
Khái
quát thành một nhận định Đảng coi thường luật pháp, Đảng chưa coi trọng kỉ
cương phép nước, thì đó là một sự xuyên tạc thực trạng lãnh đạo của Đảng. Cần
nhớ rằng chính Đảng lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung hiến pháp trong năm 2013 vừa
qua, chính Đảng đã lãnh đạo xây dựng luật hàng năm và lãnh đạo các ngành, các cấp
tổ chức thực hiện , chính Đảng lãnh đạo các hoạt động của Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp.
Đảng lãnh đạo thông qua các Đảng đoàn, các Ban cán sự Đảng, các tổ chức Đảng và
đảng viên. Không phủ nhận rằng có một số ít đảng viên vi phạm pháp luật, sống
thiếu kỉ luật, nhưng từ đó quy thành thực trạng của toàn đảng thì đó lại là sự
xuyên tạc, bôi nhọ Đảng.
Đảng
Cộng sản Việt Nam
cũng nhiều lần chỉ ra rằng một số không ít những vấn đề lí luận về chủ nghĩa xã
hội, về đảng cầm quyền cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Điều này dễ hiểu, vì chủ
nghĩa xã hội là một vấn đề mới mẻ của xã hội loài người, nhất là xây dựng chủ
nghĩa xã hội từ một nước kinh tế kém phát triển như nước ta thì chưa có tiền lệ,
chưa có nhiều kinh nghiệm. Song điều đó không thể đi đến chỗ xổ toẹt trình độ
lý luận của Đảng, bịa đặt rằng hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam không có cơ
sở lý luận để dẫn dắt dân tộc. Tác giả Bùi Công Dụng viết rằng “Đảng viên, tầng
lớp trí thức của đất nước và người dân đều có suy nghĩ rằng Đảng ta đang bị khủng
hoảng rất lớn và bế tắc về lý luận chính trị…” Trong văn học người ta gọi lối
nói ấy là nói quá, nói cường điệu, thổi phồng. Căn cứ vào thực tiễn thì có thể
nói đó là lối nói mang tính áp đặt, xuyên tạc. Căn cứ vào đâu mà tác giả dám
nói rằng mọi đảng viên, mọi trí thức, mọi người dân đều có suy nghĩ giống tác
giả. Nên nhớ rằng Đảng Cộng sản Việt nam có “Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội” Đó là cơ
sở lý luận chung, tổng quát để Đảng lãnh đạo toàn dân tộc trong giai đoạn mới.
Tuy cần có những nhận thức mới, đúng đắn về chủ nghĩa Mác-Lenin cho phù họp với
những biến đổi sâu sắc của xã hội loài người trong thế kỉ XXI, Đảng và nhân dân
ta vẫn thừa nhận chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng,
lý luận, kim chỉ nam cho hành động của chúng ta. Vậy không thể trắng trợn nói Đảng
không rõ cơ sở lý luận của mình để lãnh đạo dân tộc. Còn hiện tượng một vài đảng
viên tự ra khỏi Đảng do không còn tán thành Cương lĩnh và Điều lệ Đảng hoặc một
vài đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng vì họ không còn hoạt động theo Cương lĩnh và
Điều lệ của Đảng nữa, thì điều đó cũng là bình thường đối với một đảng chính trị,
là bình thường đối với tổ chức và sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam, và
không thể vì thế mà mơ tưởng về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hà Nội, 16-4-2015
Phạm Lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét