Luật pháp quốc tế về nhân quyền quy định rõ các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, bên cạnh đó cũng quy định rõ việc thực hiện các quyền này phải đi kèm với những trách nhiệm, nghĩa vụ đặc biệt nhằm bảo đảm An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi của cộng đồng, cá nhân và tổ chức khác. Điển hình như Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Công nước quốc tế các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (ICESR)… đều đã thể hiện rõ về vấn đề này và đều gắn việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt ý kiến với những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội.
Hiện nay, Việt Nam có tất cả các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử). Tính đến năm 2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in, trong đó có 197 cơ quan báo in và 615 cơ quan tạp chí. Trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, cả nước hiện có 67 đài phát thanh- truyền hình. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép hoạt động. Chính phủ đã có chương trình cấp miễn phí một số loại báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Tại Hội thảo Toàn cảnh Công nghệ Thông tin truyền thông Việt Nam 2013 diễn ra vào ngày 20/9 tại TP Hồ Chí Minh cho thấy Việt Nam có số người dùng Internet khoảng 31 triệu (chiếm khoảng 34% dân số cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%) và nằm trong tốp 10 nước Châu Á có tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng Internet nhanh nhất. Với 16,1 triệu người dùng Internet mỗi tháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có lượng người dùng Internet đông nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là những minh chứng rõ nhất cho thấy sự phát triển nhanh chóng của Internet ở Việt Nam. Việt Nam đã và đang ngày càng hoàn thiện, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do Internet của công dân như: Hiến pháp hiện hành của Việt Nam quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin... theo quy định của pháp luật”; Luật viễn thông ngày 23/11/2009; Luật công nghệ thông tin ngày 29/6/2006; Luật báo chí ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12/6/1999; Luật xuất bản ngày 20/11/2012.
Mới đây nhất, ngày 15/7/2013, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, quy định rõ quyền và nghĩa của các cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng các dịch vụ, ứng dụng trên mạng Internet; đồng thời quy định việc ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật.
Những kẻ đội lốt nhà báo để chống Đảng, Nhà nước |
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các thế lực chống đối Đảng và Nhà nước ta đã đưa lên các trang mạng, các blog cá nhân cho rằng Nhà nước ta đã cản trở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet khi bắt và xử số đối tượng “rận chủ” theo Điều 88, Điều 258 Bộ luật Hình sự như Cù Huy Hà Vũ, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải hay gần đây là Đinh Nhật Uy. Xin thưa rằng, việc các nhà “rận chủ” bị bắt, xét xử thời gian vừa qua không phải vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, “bày tỏ chính kiến một cách hòa bình” mà họ đã lấy danh nghĩa các blogger, “nhà báo tự do”, “người bày tỏ chính kiến” mà núp dưới vỏ bọc tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet để thực hiện các hoạt động soạn thảo, tán phát trên mạng, trên các blog các tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước, xuyên tạc, bóp méo sự thật, nói xấu Nhà nước Việt Nam, lôi kéo kích động chống phá Nhà nước, gây rối an ninh trật tự công cộng. Hành vi của các nhà “rận chủ” trên đã vi phạm pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại Việt Nam. Họ đã bị tuyên phạt tội danh theo Điều 88 hay Điều 258 Bộ luật Hình sự là có căn cứ rõ ràng và đúng quy định về pháp luật hình sự của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Võ Tòng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét