Vài người bạn người nước ngoài của tôi
thường quan tâm hỏi han tôi về tình hình Việt Nam, và những thông tin, hiểu
biết của họ về VN thường làm tôi ngã ngửa vì bất ngờ, thậm chí có lần họ còn tỏ ý lo lắng cho tôi khi phải sống ở một
đất nước nghèo nàn lạc hậu, bất ổn triển miên, thiếu dân chủ và không có nhân
quyền! Sau khi được hỏi, họ nói đó là những thông tin họ đọc được trên báo chí
nước họ. Tôi nhận thấy những thông tin mà họ thu nạp được về tình hình Việt Nam hoàn toàn là thông tin
một chiều, thiếu khách quan, thậm chí là thiếu thiện chí đối với Việt Nam. Tuy
nhiên, họ lại cho rằng có lẽ tôi không thấy hết truyền thống dân chủ, tự do của
báo chí nước họ nên mới đánh giá như vậy. Họ còn viện dẫn ra rằng, bản chất của
thông tin phải là mới, hấp dẫn, cái gì mới cũng phải được thông tin cho nên có
những sự việc xảy ra ở Việt Nam được báo nước họ đăng tải có thể làm tôi không
hài lòng nhưng đó lại là điều mọi người quan tâm.
Biện luận của họ về việc thông tin chỉ đưa
những sự kiện mới là hoàn toàn đúng và có lẽ bất cứ người đưa tin nào cũng đều coi
trọng nguyên tắc đó nhưng ngoài ra cũng cần phải có sự công tâm và khách quan
đối với thông tin được đưa. Tôi cũng hoàn toàn tán thành ý kiến cho rằng thông
tin phải trung thực, tôi không bao giờ muốn đọc những thông tin hoặc chỉ tô
hồng, hoặc chỉ bôi đen mà phải là những thông tin trung thực, khách quan. Nhưng
qua những gì tôi được nghe từ những người bạn, tôi chưa nhìn thấy sự khách quan
trong một số báo nước ngoài khi đăng tin về tình hình Việt Nam. Ở đây điều tôi
muốn nói là những vấn đề cụ thể, sự việc cụ thể mà các báo nước ngoài viết về Việt
Nam.
Khá nhiều lần tôi thấy có sự không khách
quan trong cách thông tin về Việt Nam của báo nước ngoài, tôi chỉ nêu ví dụ
điển hình, rõ nhất mà tôi còn nhớ, về hai sự kiện xảy ra ở Việt Nam trong cùng
một thời điểm và cách thông tin của một số báo chí nước ngoài để mấy người bạn
nước ngoài của tôi suy ngẫm về cách lập luận của báo chí nước ngoài !? Đó là
việc mấy năm trước Việt Nam liên tục hứng chịu thiên tai, dịch bệnh đặc biệt là
những trận mưa bão, những cơn lũ lụt lớn ở miền Trung đã cướp đi nhiều sinh
mạng, tài sản của người dân. Cả nước Việt Nam từ trên xuống dưới đồng lòng thắt
lưng, buộc bụng sẻ chia cùng đồng bào vùng bị nạn, mọi người chung tay với tấm
lòng lá lành đùm lá rách tự nguyện quyên góp giúp đỡ bà con bị thiên tai dịch
họa vượt qua khó khăn, thử thách, khôi phục nhà cửa, ruộng vườn, sớm ổn định
sản xuất và đời sống... Cũng trong thời gian đó, ở Việt Nam, chính quyền cũng
đồng thời phải giải quyết việc một số bà con nông dân ở các tỉnh xa do có những
bức xúc liên quan đến đất đai đã kéo nhau tập trung đông người ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh để đưa các kiến nghị, đề xuất lên chính quyền. Sự việc
mới đầu là nhỏ nhưng đã bị một số nhóm, tổ chức nào đó với mưu đồ riêng giật dây, xúi
giục, kích động, hậu thuẫn tiền lôi kéo thêm người tham gia khiếu kiện hòng đã làm
rối loạn xã hội Việt Nam. Hai sự kiện xảy ra
trong một thời điểm, nhưng lúc đó không ít báo chí nước ngoài chỉ tập trung
khai thác thông tin từ sự kiện thứ 2, bởi họ cho rằng người dân bị oan ức từ các địa
phương kéo về Thủ đô để biểu tình chống lại chính quyền. Không hiểu cách họ đưa tin thế nào mà khiến
những người bạn nước ngoài của tôi lúc đó còn quan tâm gọi điện hỏi thăm về tình
hình bất ổn chính trị tại Việt Nam, về tình hình và tương lai của gia đình
tôi... Lúc đó tôi nghĩ, có thể những tờ báo nước ngoài này đã lấy nguồn tin từ các
trang tin cá nhân trên mạng xã hội, những trang tin này thời điểm đó còn đăng
bài kích động, lồng ghép với vấn đề chính trị để đẩy vụ việc này thêm căng
thẳng, dường như họ mong muốn có cuộc cách mạng màu, cách mạng hoa mai hoa đào
xảy ra ở Việt Nam.
Tôi thật không hiểu, nếu truyền thống dân
chủ, tự do báo chí của họ tôn trọng phản ánh cái mới, phản ánh sự thật thì chắc việc
hàng trăm người dân bị thiệt mạng, hàng nghìn nhà cửa bị phá hủy, hàng
vạn hecta ruộng vườn của người dân bị mất mát, cuộc sống của người dân vùng bị
thiên tai trăm bề khó khăn, thiếu thốn đã không thu hút được sự chú ý của
họ? Bởi không thấy họ thông tin về sự kiện này. Không lẽ điều đó không đáng để làm cho họ động lòng hay sao?!
Liệu truyền thông báo chí của họ có cho thấy sự
thật dân chủ, tự do, công tâm, khách quan của nền báo chí tiên tiến, phát triển không khi
chỉ thấy trên mặt báo của họ những thông tin tiêu cực về Việt Nam như tục chém lợn, vụ
chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội, vụ bạo hành trẻ em, hay đâu đó là những cá nhân giết
chó, đập mèo... mà không hề đưa về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được.
Có lẽ không cần nói gì hơn, chỉ nêu ví dụ
cho mấy người bạn nước ngoài hai sự việc và cách ứng xử của một số báo chí nước
ngoài để biết rằng giữa việc họ nói và cách thể hiện đã cách xa nhau một trời
một vực rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét