@ Trung Dũng
Trong thế giới đương đại hiện nay, các dân tộc đang ngày càng xích lại gần nhau hơn, có quan hệ hợp tác ngày càng rộng rãi và chặt chẽ hơn; đồng thời, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các dân tộc cũng ngày càng lớn hơn trong thế giới phẳng. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi ý nghĩa của nền độc lập, tự chủ của các quốc gia, dân tộc; trái lại, giá trị của độc lập dân tộc vẫn không thay đổi và cần được khẳng định hơn bao giờ hết. Dân tộc Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng chung ấy, đây đang là xu thế chung của thời đại. Nhưng đâu phải thuận buồm xui gió, trái lại hiện nay đang xuất hiện một số phần tử lợi dụng việc kiện toàn các chức danh Nhà nước tại kỳ họp thứ 11 QH khóa XIII để xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ta… Mấy ngày qua trên các trang mạng xã hội, nhất là trang “Dân làm báo” xuất hiện bài viết của tác giả Nguyễn Bá Chổi với tựa đề “Việt Nam đang “đổi mới” “ngoạn mục”” . Qua đọc bài viết xin được trao đổi cùng tác giả đôi dòng suy nghĩ để độc giả bạn đọc thấy rõ thực chất vấn đề.
Khỏi cần khi nói về con người của tác giả, vì
cư dân mạng ai chả rõ bản chất thực của con người ấy là thế nào… tôi xin đi
thẳng vào nội dung tác giả tập trung xoáy vào, việc bầu các chức danh chủ chốt tại kỳ họp QH
lần này với giọng điệu của kẻ lắm điều, luôn đi phê phán người khác theo dụng ý
của mình và cao đạo cho rằng ““cơ cấu”
lung tung xòe bất chấp cương lĩnh đảng lẫn hiến pháp”. Có đúng như vậy
không, hay chỉ là những lời nói hàm hồ của kẻ chuyên “chọc gậy bánh xe”. Trước
tiên chúng ta phải hiểu rằng một dân tộc có độc lập phải có quyền dân tộc tự quyết.
Đó là quyền tự do quyết định vận mệnh của quốc gia dân tộc mình trong mọi lĩnh
vực. Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết đã trở thành nguyên tắc pháp lý
quốc tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong nhiều văn
bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố về trao trả độc lập cho các
nước và dân tộc thuộc địa năm 1960; hai Công ước về các quyền dân sự chính trị,
quyền kinh tế-xã hội-văn hóa năm 1966; tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc của
Luật quốc tế. "Quyền dân tộc tự quyết" được hiểu là việc một dân tộc
hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa
chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước. Khoản 2 điều 1 Hiến
chương Liên hợp quốc ghi nhận "phát triển quan hệ hữu nghị giữa các
dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự
quyết".
Một thực tế cho thấy, dân tộc Việt Nam đã tự quyết
vấn đề nội bộ của mình, lựa chọn thể chế chính trị cho riêng mình và đại diện
cho thể chế chính trị ấy chính là Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng hành cùng dân
tộc trong 86 năm qua đã được hiến định trong Hiến pháp. Đồng thời các chính thể
trong các cơ quan Nhà nước (cao nhất là QH) do chính nhân dân bầu ra để đại
diện cho chính mình quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước. Cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất này đã được Hiến pháp quy định rất rõ, điều đó được
cụ thể tại Khoản 6 Điều 74 của Hiến pháp
2013 hiện hành quy
định: Ủy ban thường vụ QH có quyền đề nghị QH bầu miễn nhiệm bãi nhiệm Chủ tịch
nước, Chủ tịch QH, Phó chủ tịch QH, Ủy viên ủy ban thường vụ QH, Chủ tịch hội
đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng Kiểm
toán nhà nước. Và theo khoản 2 Điều 88 Hiến pháp thì Chủ tịch nước có quyền “Đề
nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn
cứ vào nghị quyết của QH bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ”. Trên cơ sở đó, để cụ thể hóa các
điều trên của Hiến pháp, Luật Tổ chức QH có Điều 53 quy định về Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ QH
trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà
nước. Như vậy, trong trường hợp này nếu Ủy Ban thường vụ QH đã có tờ trình đề
nghị miễn nhiệm Chủ tịch nước đương nhiệm để bầu Chủ tịch nước mới; và Chủ tịch
nước có tờ trình miễn nhiệm Thủ tướng đương nhiệm để bầu Thủ tướng mới. Mặt
khác, lý do QH kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước ngay tại kỳ họp 11 mà không
để sang kỳ họp đầu tiên của QH khoá XIV. Trả lời trước báo chí trong và ngoài
nước, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết vì nhiều vị trí lãnh đạo chủ
chốt không tái cử Ban Chấp hành Trung ương; Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ
mới đối với một số Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong khi đến tháng 7/2016
QH khoá XIV mới họp. Để như vậy, thời gian là khá dài, trong khi 2016 là năm
đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XII, nên cần kiện toàn các chức danh
lãnh đạo Nhà nước để tạo tinh thần, khí thế mới thực hiện tốt nhiệm vụ năm đầu
của nhiệm kỳ 5 năm đã đề ra. Một điều nữa chúng ta cũng nhận thấy, việc kiện
toàn sớm các chức danh lãnh đạo Nhà nước, đây cũng không phải là lần đầu tiên
thực hiện kiện toàn sớm nhân sự. Bởi từ kỳ họp thứ 9 QH khoá XI, một số chức
danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước cũng được kiện toàn trước kỳ họp thứ nhất
của QH khoá mới. Quan trọng hơn đây là yêu cầu đòi hỏi phù hợp với thực tiễn
của đất nước, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
Từ các phân tích và dẫn chứng ở trên có thể
khẳng định việc kiện toàn bộ máy nhân sự Nhà nước cấp cao mà kỳ họp thứ 11 QH khóa
XIII đã làm vừa qua hoàn toàn không có gì vi phạm Hiến pháp chứ không phải như
Nguyễn Bá Chổi và một số phần tử đang cố tình tạo dựng, bịa đặt, rêu rao trong
những ngày qua hòng đánh lừa dư luận thiếu thông tin, nhẹ dạ, cả tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét