Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Sự thật “cái tôi” đằng sau lời nói “phiếm”




                                                             
                                                                                           @       Kiên Cường
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là  nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Do vậy, lòng yêu nước luôn là một giá trị văn hóa sâu sắc, là truyền thống, đạo lý của người Việt Nam suốt bao đời nay. Cũng chính vì thế, lòng yêu nước là thứ tuyệt đối không được lạm dụng, ngộ nhận hay trở thành công cụ để đánh bóng bản thân. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, đã không ít những kẻ tự xưng là người Việt Nam, lại có những hành động phi dân tộc, đem những thứ thiêng liêng ấy lợi dụng vào mục đích cá nhân tầm thường để phản dân, hại nước. Tôi tự hỏi liệu có bao giờ họ cảm thấy lương tâm cắn rứt hay không? Hay họ bị những đồng tiền nhơ bẩn làm mờ mắt để toan tính những chuyện khuất tất mà chẳng ai có thể làm được như họ. Tâm địa ấy thế nào? Tôi xin được dẫn chứng dưới đây để chia sẻ cùng độc giả bạn đọc gần, xa.
 Thưa với các bạn, thời gian gần đây lợi dụng diễn biến phức tạp trên Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) vụ kiện “Đường lưỡi bò” của Philippines đối với Trung Quốc, nhất là động thái của nhiều nước, trong đó có Mỹ, Philipin, Indonesia... một số đối tượng xấu công kích chính sách đối ngoại "nhu nhược" của Việt Nam, vu cáo chính quyền "hèn nhát" đi ngược xu thế thế giới không dám kiện Trung Quốc như Philipin, sau đó ăn theo thắng kiện của Philipin để lòe mị dân chúng về "thắng lợi trong chính sách ngoại giao khôn khéo của ta". Trên bình diện thực tế Trung Quốc ngày càng có những hành động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khu vực với âm mưu độc chiếm Biển Đông , làm tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp. Trước vận mệnh đất nước như vậy, nhiều người dân tỏ rõ thái độ bức xúc, mang nặng tâm lý bài Trung đã có sẵn trong mỗi người dân, lợi dụng tâm lý ấy chúng kích động, tuyên truyền xuyên tạc hòng tạo tâm lý đám đông gây hoang mang trong xã hội, tạo sự bất ổn về an ninh trật tự. Những kẻ xấu đã kêu gọi, tập hợp lực lượng học sinh, sinh viên, quần chúng nhân dân trên các trang mạng xã hội để tiến hành biểu tình gây mất ổn định xã hội. Trên thực tế đã có một số cuộc tụ tập, biểu tinh diễn ra tại các địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh... Vậy mục đích của biểu tình là gì? Là phản đối Trung Quốc, phản đối âm mưu xâm hại chủ quyền dân tộc, thể hiện lòng yêu nước chăng…hay là biểu tình để hò hét, tụ tập, kích động gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh chính trị của đất nước? Thực chất cái đích họ đang hướng tới không phải chống Trung Quốc, mà nhằm làm cho nhân dân ta cảm thấy hoang mang, lo lắng về chủ quyền quốc gia, dân tộc, làm giảm lòng tin với Đảng, Nhà nước ta … Như vậy còn đâu sự ổn định để phát triển đất nước và hơn thế trong con mắt người nước ngoài Việt Nam không còn là đất nước thanh bình, ổn định để họ đầu tư làm ăn lâu dài… những hành động kể trên liệu có mang lại cho dân tộc ta sự tốt đẹp hay không? Đây là câu hỏi lớn để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm để có được lời giải thấu tình, đạt lý…
Và mới đây thôi Ngô Nhân Dụng cho đăng tải bài viết với tựa đề “Bình luận Bắc Kinh lo, Hà Nội sợ”. Có thể nói tác giả là nhân vật điển hình trong số những người diển hình chuyên cho ra những sản phẩm bài viết sặc mùi quy kết, kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta, bằng cái giọng của người có “nghề viết” theo “thể loại hư cấu” có dụng ý cá nhân từ đó quy chụp, phê phán không tiếc lời cho rằng Thứ nhất, Cộng sản Việt Nam kêu gọi Tòa Trọng tài hãy đưa ra một phán quyết “công bằng và khách quan”. Một tòa án uy tín lâu đời như vậy, đâu cần ai khuyên nhủ họ phải “công bằng và khách quan”? Kêu gọi như vậy là một cách kín đáo ủng hộ những lời xuyên tạc của Bắc Kinh, nói rằng tòa án quốc tế này chỉ là một công cụ của Chính phủ Mỹ và Philippines trong âm mưu cô lập hóa Trung cộng! Thứ hai, bản tuyên bố của chính quyền cộng sản ở Hà Nội không hề nói một lời nào yêu cầu hai nước Philippines và Trung Quốc phải tôn trọng và tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế. Đây là một né tránh có tính cách chiến lược, hoàn toàn đứng về phía Cộng sản Trung Quốc!”. Qua đây có thể khẳng định rằng sự suy diễn đã trở thành kỹ năng của Ngô Nhân Dụng, phải chăng đây là bản chất cố hữu trong con người tác giả, không nói xấu người khác là không chịu được. Nhưng thưa với tác giả, trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế đây cũng chính là chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam đang thực hiện. Chả nhẽ Ngô Nhân Dụng không biết được điều này, hay lại cố tình lờ đi như không biết theo kiểu “ngậm miệng ăn tiền” để “ngậm máu phun người”. Hơn thế nữa, trong bối cảnh tình hình hiện nay, với một trật tự đa cực đang dần rõ nét cùng quá trình hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ, mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc buộc phải mang tính chất hợp tác theo hướng mở. Họ không thể chỉ tập trung vào lợi ích cục bộ của mình hoặc một nhóm nhỏ vài đồng minh thân cận mà bỏ qua lợi ích của “phần còn lại”, lôi kéo các nước vào phe này hay phe kia, tạo nên tranh chấp, xung đột gây thiệt hại cho tất cả các bên. Từ góc nhìn như vậy, chúng ta thấy rằng chính sự can dự của các nước lớn sẽ trở thành một xung lực làm cho khu vực này có giá trị hơn. Nói một cách nôm na là như một miếng đất đẹp, nhiều người dòm ngó thì đương nhiên sẽ có giá trị cao hơn. Một vấn đề nữa là khi không dùng vũ lực để can dự thì sẽ tạo ra sự bình đẳng tương đối giữa nước lớn với nước nhỏ. Tiếng nói của nước nhỏ sẽ được quan tâm, vì khi tham gia vào công việc quốc tế thì nước lớn hay nước nhỏ cũng là một lá phiếu, tại các diễn đàn quốc tế cũng là một tiếng nói. Nhung dù mục đích như nhau nhưng cách thức can dự của mỗi thế lực bên ngoài khu vực vào đây có những điểm khác nhau. Có nước chọn cách vào khu vực bằng “cửa trước”, có nước lại chọn đi “cửa sau”, bằng các biện pháp kinh tế, chính trị... và cả những biện pháp “phi truyền thống” mà bây giờ mới thấy. Bao giờ cũng vậy, một sân chơi chung khi bị ngoại lực tác động mà có thành viên nào đó chạy theo lợi ích cục bộ, ngắn hạn sẽ dẫn đến chia rẽ. Một vấn đề rất cụ thể nữa để Ngô Nhân Dụng cần phải thấy đó là chủ quyền trên Biển Đông không chỉ có những nước liên quan trực tiếp, mà cả cộng đồng thế giới đều không thể chấp nhận việc bất kỳ một quốc gia nào đó muốn độc chiếm biển Đông, muốn biến đường vận tải quốc tế thành ao nhà của mình. Điều đáng lo ngại nhất là sự can dự và cạnh tranh của các cường quốc vào khu vực sẽ tạo nên xung đột buộc các nước bị cuốn vào hoặc bị ảnh hưởng theo. Nếu chưa đến mức xung đột thì cũng đáng lo ngại không kém khi sự can dự đó khiến các thành viên trong khu vực bị buộc phải lựa chọn theo thế lực này hoặc thế lực kia, buộc phải lựa chọn “bên này hay bên kia”. Chúng ta nhất thiết phải chống lại các xu hướng đó. Một vấn đề nữa là chúng ta hãy nhìn Bắc Phi và Trung Đông, sự biến động ở mỗi nước trước hết do những nguyên nhân bên trong, nhưng nguyên nhân sâu xa là sự can dự của các nước lớn, hậu quả tác hại của nó ghê gớm đến nhường nào? Khó có thể đánh giá được. Vậy nên có nhiều cách để lựa chọn, nhưng sự lựa chọn khôn ngoan nhất là giữ cho đất nước ổn định và phát triển, tránh được xung đột mất mát, đau thương là việc nên làm trong tình hình hiện nay đối với đất nước, dân tộc và điều đó đang được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng. Nhà nước ta.
Yêu nước, yêu dân tộc là tình yêu xuất phát từ trái tim của mỗi con người. Có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu đó sao cho có ích cho quốc gia đại sự… lòng yêu nước ấy cần phải được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ. Yêu nước là phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên đầu. Không nên yêu nước một cách mù quáng. Bởi lẽ, điều đó sẽ không giúp cho đất nước tốt hơn, mà còn gián tiếp giúp cho các phần tử như Ngô Nhân Dụng thực hiện dã tâm của chúng. Vậy nên mỗi chúng ta là công dân nước Việt Nam đừng để lòng yêu nước của mình bị lợi dụng! Hơn thế biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ của đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cộng đồng dân tộc Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử ông, cha ta đã khai phá dựng xây và đổ bao máu xương để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vậy nên hôm nay tôi, bạn và tất cả chúng ta hãy chung sức, đồng lòng và bằng hành động cụ thể thiết thực quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét