Trong thế giới hiện
nay, các dân tộc đang ngày càng xích lại gần nhau hơn, có quan hệ hợp tác ngày
càng rộng rãi và chặt chẽ hơn; đồng thời, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa
các dân tộc cũng ngày càng lớn hơn trong xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, điều
đó không làm mất đi ý nghĩa của nền độc lập, tự chủ của các quốc gia, dân tộc;
trái lại, giá trị của độc lập dân tộc vẫn không thay đổi và cần được khẳng định
hơn bao giờ hết. Đứng trước vấn đề “nóng” của tình hình biên Đông đối với các
nước liên quan trong khu vực sau phán quyết
của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) vụ kiện “Đường lưỡi bò” của Philippines đối
với TQ. Chúng ta phải thấy rằng, mỗi nước có vị trí địa chính trị khác nhau,
cách nhìn nhận giải quyết, sự biểu hiện hành động cũng khác nhau để đặt được mục
đích riêng của mình... nhưng tựu chung lại vẫn phải tuân thủ theo luật pháp quốc
tế để giải quyết, tránh xung đột gây thiệt hại cho cả các bên liên quan. VN thì
sao? ngay sau phán quyết của PCA với lập trường nhất quán thể hiện rõ bằng phát
ngôn của Bộ Ngoại giao “Ủng hộ mạnh mẽ việc
giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các
tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo
quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do
hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật
trên các vùng biển và đại dương... VN tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa...”
Trước sự việc ở
trên, trong những ngày qua chúng ta thấy, phần lớn báo chí trong nước đã vào cuộc
rất nhanh, khách quan phản ánh để cung cấp kịp thời thông tin đến với công
chúng... Nhưng, trái lại với điều đó, trên các trang mạng xã hội dường như càng
ngày càng nhiều thông tin gây nhiễu, thêm bớt, hư cấu theo ý đồ cá nhân của người
viết, khiến cho dư luận bất bình theo nhiều chiều hướng khác nhau, đặc biệt là
người dân cảm thấy băn khăn... Thậm chí có bài cổ súy, định hướng dư luận cho rằng
Đảng, Nhà nước đã đi cửa sau với TQ để công kích chính sách đối ngoại "nhu
nhược" của VN, vu cáo chính quyền "hèn nhát" đi ngược xu thế thế
giới không dám kiện TQ như Philipin, sau đó ăn theo thắng kiện của Philipin để
lòe mị dân chúng về "thắng lợi trong chính sách ngoại giao khôn khéo của
ta". Đồng thời tuyên truyền cổ súy cho việc hợp tác với Mỹ để chống TQ.
Đáng quan tâm trong số đó có bài viết của Lê Công Tư với tựa đề “Tại
sao dân tộc này vẫn lặng như tờ?”. Với giọng điệu kích động trơ trẽn rằng
“... một dân tộc vốn đã không biết bao
phen nằm gai nếm mật lại dễ dàng khuất mình trước một chút ơn huệ rác rưởi của TQ”.
Nhưng xâu xa hơn thế, chính là cái căn cốt, nguy hiểm của vấn đề mà tác giả
đang chú tâm hướng tới chính là lợi dụng lòng yêu nước và tâm lý ghét sẵn TQ
trong nhân dân để phán rằng “Trong lúc
người dân Philippines nhảy múa, ăn mừng phán quyết của PCA, thì báo lề Đảng VN
vẫn im lặng như tờ... Cái cảm xúc của một đất nước mà đúng ra là phải trào dâng
như biển lớn thì gần như thể đã bị vắt kiệt đến cùng cạn bởi một guồng máy cai
trị... biểu tình là một trong những cách bày tỏ tình cảm của người dân với quê
hương mình một cách trong sáng, thiết thực nhất”. Với cốt cách của tác giả
đã dùng ngôn từ “mềm mại” nhưng thật “bi ai” và “hào sảng” để kích động lòng
người, hô hào tập hợp các đối tượng, phần tử xấu, có thái độ thù địch, chống đối
VN tạo thành “hiệu ứng” lan truyền trong nước để đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc
nhằm mục đích kích động tư tưởng cực đoan chống đối TQ, kích động các hoạt động
tụ tập đông người trước các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của TQ đang làm ăn tại
VN để gây phức tạp về an ninh, trật tự; hoặc lợi dụng để xuyên tạc, cho rằng ĐCSVN
và các cơ quan chức năng của VN tắc trách, bắt tay với TQ bán lợi ích chủ quyền
quốc gia dân tộc... Đây chính là bản chất vấn đề mà Lê Công Tư và một số kẻ xấu đang làm với Tổ
quốc và dân tộc mình.
Trước
sự việc như vậy, mọi người hãy bình tĩnh, quan trọng là phải có lòng tin vững
chắc, Đảng, Nhà nước nhất định sẽ sáng suốt lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp,
nhất là việc giải quyết tình hình biển Đông sau phán quyết của PCA và chỉ đạo
các cơ quan chức năng có phương án giải quyết hợp lý trong mọi tình huống có thể
xảy ra. Chúng ta phải có “cái đầu lạnh” nhưng hun đúc “trái tim nóng”, không để
mắc mưu những kẻ xấu như Lê Công Tư, tránh được mọi xung đột, nhất là xung đột
vũ trang tránh cho dân tộc phải hứng chụi bởi mưa bom, bão đạn… Quan trọng hơn
là phải tạo được hòa bình ổn để phát triển... Vậy nên, yêu nước mỗi người phải
hành động sáng suốt và bình tĩnh! Không nghe những lời dụ dỗ, kêu gọi, kích động
bạo loạn của các phần tử xấu từ bên ngoài, các đối tượng phản động, cơ hội
chính trị có thái độ thù địch, chống đối VN để tránh gây ra những hậu quả đáng
tiếc. Tránh cho đất nước ta có thể phải chịu thiệt hại to lớn gấp nhiều lần: vừa
phải đền bù thiệt hại về cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp nước ngoài vì các
hành động mất kiểm soát gây ra, vừa làm mất đi hình ảnh về môi trường đầu tư của
đất nước, gây mất uy tín và vị thế của VN trên trường quốc tế. Chúng ta cần phải
dùng luật pháp quốc tế và công lý của lẽ phải để hành động và giải quyết tình
hình trên biển đông một cách đúng đắn, hiệu quả nhất.
Thưa các bạn độc giả, biển đảo VN là một phần lãnh
thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha
ông truyền lại. Trách nhiệm của mỗi người dân VN là ra sức gìn giữ toàn vẹn
lãnh thổ như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Bảo vệ vững
chắc chủ quyền biển, đảo VN là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công
dân VN đối với lịch sử dân tộc. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không
gì lay chuyển được của dân tộc VN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dân VN luôn ý
thức được rằng biển đảo luôn là một phần máu thịt rất thiêng liêng không thể
tách rời của Tổ quốc thân yêu. Tình yêu đất nước, hướng về biển đảo quê hương
của nhân dân VN còn được thể hiện qua những bài viết, những dòng suy nghĩ chân
thật thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm góp một phần công sức của mình
cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét