Vậy nên thưa tác giả “đáng
kính” rằng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong mấy
ngày vừa qua cũng không nằm ngoài mục đích trên và cũng là điều bình thường
trong một thế giới đại đồng như hiện nay. Không chỉ có Việt Nam mà các nước
khác cũng làm như vậy, tất nhiên mỗi nước có những đường lối ngoại giao riêng
vì mục đích của dân tộc mình. Vậy nên
khát khao hoà bình, và có lẽ không có dân tộc nào muốn có hoà bình lại phải
trải qua mất mát, hy sinh to lớn như dân tộc Việt Nam! Nhưng chính giữ nước trong
hoàn cảnh lịch sử ngàn năm ấy dạy chúng ta biết khoan dung, biết khép quá khứ,
hướng tới tương lai, giữ gìn bình yên, độc lập, tự do cho dân tộc. Vậy mà cớ ao
tác giả lại có cái nhìn thiển cận, nói lấy được đến như vậy, phải chăng tác giả
đang làm rối thêm tình hình đang yên ổn của đất nước, hòng hướng lái người dân
theo dụng ý của một nhóm người đang đi ngược lại lợi ích của dân tộc để viết ra
những lời xằng bậy cho rằng“Chế độ cố
gắng che đậy hành vi bán nước nhưng nhìn cách điều hành đối ngoại nhu nhược của
đảng CSVN đủ thấy rõ đất nước sẽ đi về đâu nếu dân tộc VN (Việt Nam) chúng ta
không có thái độ dứt khoát và chủ động để bảo vệ xương máu của tiền nhân. Vận
mệnh đất nước ra sao tùy thuộc vào chúng ta! Vâng, chúng ta đây có tôi và bạn
nếu còn mang ý thức dân tộc. Bạn có mạnh dạn nhận lãnh trách nhiệm trước tổ
quốc Việt Nam?”.
Thưa tác giả đi về đâu ư, người dân ai cũng
biết mình phải làm gì để bảo vệ cái thành quả mình đang thụ hưởng, đâu cần ai
hướng lái, đâu cần đi về đâu theo những lời nói không có căn cứ như vậy. Có
chăng là những ý kiến phiến diện, mang nặng thù hằn cá nhân, nửa vời mà phán
rằng “Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư hiện
nay của đảng CSVN, một tay sai trung thành tuyệt đối đã ký kết thêm những điều
khoản như minh chứng cho mật ước Thành đô. Điều đó gây phẫn nộ cho người dân VN
nhưng làm gì để phản đối thái độ bán nước của đảng CSVN khi chúng ta thụ động?
Đây là lời trách không những cho chúng ta mà cả bản thân người viết. Chúng ta
nên đi vào thực tế để nhận định và tìm phương thức phù hợp cho đất nước VN
chúng ta dưới chế độ toàn trị của đảng CSVN”. Liệu có đúng như vậy không?
thưa tác giả, có trách chính là tự trách những con người đang tự tách mình ra
khỏi chiến tuyến cùng dân tộc, làm những điều bất lương mà chà đạp nên tất cả,
không từ một ai, kể cả người đứng đầu Đảng, Nhà nước được nhân dân tôn kính.
Còn dân tộc Việt Nam ư, luôn biết đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia, dân
tộc với mục tiêu là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong
sự kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ tạo dựng môi trường bang giao với các nước
khác, nhất là các nước láng giềng, tạo tiền đề thuận lợi nhất cho công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là rơi vào chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi mà phải luôn ý thức sâu sắc và làm mọi việc có thể để
đóng góp phần mình vào sự nghiệp chính nghĩa vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. kiên định về nguyên tắc, cơ động, linh hoạt về sách
lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến” là nét đẹp văn hóa truyền thống trong ngoại
giao luôn được kế thừa phát huy trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Nỗ
lực thúc đẩy hợp tác ngày một mở rộng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và hợp
tác bình đẳng đi đôi với việc đấu tranh bằng nhiều hình thức thích hợp đối với
những việc làm xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, trái với xu thế hòa bình.
Thấy cả mặt phải và mặt trái, mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế để tận dụng tối đa mặt tích cực, hạn chế đến mức cao nhất mặt tiêu
cực. Tránh phiến diện, cực đoan, nhấn mạnh một chiều hoặc từ cực này nhẩy sang
cực khác như chính tác giả và một số người đang lầm tưởng hòng gây nghi ngờ,
phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân với Đảng và
Nhà nước ta.
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017
Hãy chờ xem lời “tiên tri” của năm xích lô?
Đọc bài viết của tác giả Năm xích lô
(Danlambao) với tự đề “Tấn công” gây cho tôi sự tò mò
“phấn khích” muốn trao đổi cùng tác giả đôi dòng suy nghĩ về những vấn đề tác
giả nêu. Trước hết, xin thưa rằng với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trong quá
trình hình thành và phát triển của mình đều phải xử lý hai vấn đề đối nội và
đối ngoại. Hai vấn đề này có mối quan hệ, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau.
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhất là trong
kỷ nguyên Đại Việt, các vương triều Lý, Trần, Lê đã thực hiện chính sách ngoại giao hợp lý, mềm dẻo, nhằm ngăn ngừa và nhanh
chóng kết thúc chiến tranh, duy trì hòa hiếu, giữ yên biên thùy, kiến tạo hòa
bình, xây dựng đất nước. Tranh thủ sự hỗ trợ, ủng hộ của các quốc gia
láng giềng trong tinh thần hòa hiếu, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại là hết
sức cần thiết, nhất là đối với các nhà nước Tống, Nguyên, Minh ở phía bắc. Đối
với họ, nước Đại Việt thi hành những chính sách hòa hiếu mềm dẻo nhưng kiên
quyết trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là
truyền thống và bản sắc độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam đầy hào
khí, giàu tính nhân văn, hoà hiếu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí
nhân mà thay cường bạo!”; “Dập tắt muôn đời chiến tranh; Mở nền muôn thủa thái
bình!”. Đó là những tư tưởng, triết lý vượt thời đại, mãi mãi vẫn còn nguyên
giá trị. Kế tục truyền thống ấy, trong thời đại ngày nay, đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, rộng mở vì hòa bình, hợp tác và phát triển, thực thi chính
sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, từng bước hội nhập quốc tế đã được
hình thành và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong từng thời kỳ cách mạng
của dân tộc Việt Nam.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét