Khai
bút đầu xuân không chỉ là nét đẹp trong văn hóa mà còn là việc làm có nhiều ý
nghĩa, cần thiết đối với mọi người. Đây vừa hoạt động mang bản sắc văn hóa
truyền thống của dân tộc, phản ánh nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, thể
hiện một phong tục nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của
dân tộc Việt Nam. Cho nên, mỗi độ tết đến xuân về không ít gia đình thường trân
trọng và gìn giữ những phong tục tốt đẹp ấy, để không chỉ nhân lên những hy
vọng, mơ ước năm mới sẽ đến với thật nhiều may mắn, tốt lành mà còn tạo không
khí vui tươi, nhộn nhịp hướng đến cái tốt, cái đẹp của ngày đầu xuân, đây cũng
là góp phần tiếp tục lưu giữ và nhân lên nét đẹp truyền thống khai bút đầu
xuân, một biểu tượng tinh thần hiếu học của dân tộc ta. Bởi thế, đối với người
Việt, cây bút là một công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành
một biểu tượng thiêng liêng trong đời sống. Khai bút là khai chữ, khai tâm,
khai trí, khai nghề, khai nghiệp…. Còn đối với tác giả Ngụy Hữu Tâm thì sao? khai
bút theo “nét riêng vốn có” với bài viết “Ước vọng đầu
năm”.
Đọc tiêu đề
bài viết gây cho ta nhiều cảm xúc về những điều “ước vọng lớn lao”. Nhưng càng
đọc mới thấy sự “tài cao” trong ngụy tạo, nhất là bản chất cố hữu khó chữa
trong con người tác giả được bộc lộ rất rõ qua bài viết này. Khai bút kiểu
như tác giả liệu có đúng với ý nghĩa truyền thống mà dân tộc ta đang làm hay
không?. Chính tác giả đang chủ đích lợi dụng truyền thống tốt đẹp ấy để làm
những chuyện bất lương, bất nghĩa với ông bà, tổ tiên, dân tộc. Vậy thử hỏi đấy
có phải tâm nguyện để cầu may ngày đầu năm mới cho dân tộc hay không? ... Đúng
là khi con người bỏ qua cái thiện, tâm hồn bị vẩn đục, lu mờ bởi bởi dục vọng
tầm thường của chính mình, thì ở họ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả thời
khắc “linh thiêng” của trời đất chuyển giao giữa năm cũ và năm mới họ cũng có
thể làm những chuyện mà người dân bình thường ít học như tôi cũng không thể tưởng
tượng nổi. Phải chăng, vì họ luôn cho mình là trên hết, bất chập tất cả để hòng
đạt được những gì cá nhân họ mong muốn. Và đây, minh chứng cho điều đó, tác giả
đã cho rằng “Ước nguyện lớn nhất và duy nhất của tôi là nước ta sớm thực hiện được
thể chế nhà nước pháp quyền thực sự, chứ không chỉ là lời nói sáo rỗng, mị dân.
Bởi lẽ nhà nước pháp quyền thì thể chế phải là tam quyền phân lập, chứ không thể
theo thể chế độc tài toàn trị với điều 4 của Hiến pháp để Đảng Cộng sản là cơ
quan quyền lực duy nhất ngồi xổm lên luật pháp. Khi điều đó được thực thi thì
nhiều điều như trong mơ sẽ được thực hiện ngay tức thì”. Năm mới ước nguyện
của tác giả là thế đấy, liệu có đúng với mong nước của tất cả người dân, hay chỉ
mơ hồ đến một xã hội trong hư vô để có tam quyền phân lập ư. Sự bình yên trong
phát triển, hội nhập của đất nước đang là thước đo hiện thực mà người dân đang
được thừa hưởng và mong muốn. Không chỉ người dân Việt Nam nhìn nhận và đánh
giá mà cả thế giới đại đồng đã, đang đánh giá về sự thành công của Việt Nam
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc những năm qua. Tôi nghĩ rằng tác giả cũng
như những ai chủ trương như vậy là không công bằng trong đánh giá, nhận định.
Bởi họ không biết rằng giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam luôn là một chuỗi sự
kiện phản ánh về hiện thực cách mạng được
các thế hệ giữ gìn, lưu truyền bằng các áng sử thi, thơ ca, chương sách...
Dù cho họ có muốn quên đi hay xoá nhòa một giai đoạn lịch sử đều không thể
được, bởi vì sự kiện lịch sử một khi đã hiện hữu trong lòng dân tộc thì mãi mãi
còn đó, bất chấp kẻ đó là ai muốn quên đi. Dù họ muốn vậy, nhưng đâu phải dễ chính
cha anh, con cháu, họ hàng của họ cũng là những người trực tiếp chứng kiến từng
giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Vậy nên “đóng lại” hay cố tình lãng quên những trang
lịch sử của dân tộc là việc làm thiếu thiện chí, bộc lộ cái tâm không trong
sáng, và đây tác giả lại than rằng “Mong sao Quốc hội trong năm nay sẽ xóa bỏ được điều 4
hết sức vô lý của Hiến pháp CHXHCNVN. Liệu vị nữ Chủ tịch có làm được việc khó
khăn đó không? Người ta bảo những nước cộng sản với sự bóp nghẹt tự do, ... một
đất nước hàng chục năm nay vẫn bị chính sách “ngu dân” của một lũ cai
trị hung bạo và dốt nát tự xưng là cộng sản, kìm hãm mãi trong u tối, hủ lậu”.
Đúng là hết chỗ nói, phải chăng căn bệnh nan y của tác giả lại trỗi dậy, là con
lạc, cháu hồng không ai lại cầu mong điều ngược đời như vậy, đấy là sự thóa mạ,
cuồng si của kẻ hám lợi tiền bạc để đánh mất bản chất yêu nước và những gì dân
tộc Việt Nam đã lựa chọn cho con đường đi của riêng mình.
Vậy nên, ngày đầu xuân linh thiêng của đất trời,
chúng ta dâng lên lời cầu chúc, ước mong cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam được
bình an, hạnh phúc. Thế kỷ trước, đất nước thân yêu mang hình chữ “S” này đã
trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt. Người dân Việt Nam khao khát hòa bình,
vì họ đã trải nghiệm những hậu quả của chiến tranh do thực dân đế quốc gây ra.
Không ai muốn nghe tiếng súng đạn, huy sinh, mất mát. Chẳng ai muốn xung đột, chia
lìa. Ngày hôm nay, chiến tranh đã lùi xa, đất nước ổn định chính trị, đời sống nhiều
mặt của nhân dân được nâng lên, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao.
Năm mới mong ước thật nhiều điều, Đảng, Nhà nước đang nỗ lực hành động bằng
những việc làm rất cụ thể và thiết thực trong đời sống xã hội. Nhưng điều đó là
chưa đủ, rất cần sự chung sức, đồng lòng của cả dân tộc thì những khó khăn, yếu
kém, những vấn nạn trong xã hội hiện nay nhất định sẽ được khắc phục, sửa chữa để
hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Vậy nên, khi mỗi chúng ta sống có lương tâm
và trách nhiệm với cộng đồng, thì chính chúng ta tự răn mình không làm những
việc xấu như Ngụy Hữu Tâm và một số
người đang làm là bất lương, bất kính với tổ tiên, dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét