Dieter Kassel: Hôm nay là ngày triết học thế giới và sự trùng hợp ngẫu nhiên cũng là 25 năm 11 ngày về trước là thời điểm kết thúc của nhà nước cộng hòa dân chủ Đức. Tất cả những điều đó với chúng ta còn rất mới khi cuộc tưởng niệm mới diễn ra vào hôm cuối tuần vừa qua. Nhân sự trùng hợp này chúng ta sẽ không đề cập về nhà triết học nào khác mà sẽ nói về Karl Marx. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đàm thoại với giáo sư Andreas Arndt, hiện là giáo sư triết học của trường đại học Humboldt - Berlin. Xin chào giáo sư Arndt.
Andreas Arndt: Xin chào anh!
Dieter Kassel: Chúng ta cùng nhau đi về đề tài có liên quan tới những ngày này. Chúng ta có quan niệm khác đi về Marx so với 25 năm về trước?
Andreas Arndt: Chắc chắn rồi. Tuy vậy không phải do kết quả chính trị 25 năm về trước mà do thời gian nghiên cứu thêm đã giúp nhiều vấn đề sáng tỏ hơn. Hiện nay như anh biết, bộ tác phẩm Marx - Engels toàn tập hiện đang được xuất bản với rất nhiều nội dung mới quan trọng. Cuốn "Tư bản luận" cùng với các bản thảo trước đó được xuất bản khiến cho chúng ta thấy rõ thông tin Friedrich Engels muốn chuyển tới, rất thông minh. Bên cạnh đó là các bản thảo của Marx cho thấy sự hình thành rõ của tác phẩm ra sao mà nếu tiếp cận chúng ta sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác.
Dieter Kassel: Hiện nay việc xuất bản cùng một lúc tất cả các tác phẩm khiến cho người ta đặt ra một câu hỏi: Ai còn quan tâm tới nó nữa? Các sinh viên của giáo sư họ phản ứng thế nào? Thế hệ đó là những người không có mối liên hệ nào, chưa từng trải qua giai đoạn tồn tại của chủ nghĩa xã hội. Họ tìm gì ở Marx?
Andreas Arndt: Mối quan tâm tới các tác phẩm đó đã từng tồn tại và mãi luôn như vậy. Tôi nói ví dụ như 25 năm trước trong trường đại học "Freien Universität Berlin" tôi từng có bài giảng về Marx, tức là vào đúng thời điểm đông Đức sụp đổ. Khi ấy có rất nhiều sinh viên từ đông Đức qua, đầu tiên chỉ là để biết người phương tây nghĩ gì về Marx.
Thời kỳ sau đó là thời Marx có vẻ không còn hợp thời và sinh viên gần như không quan tâm tới. Nhưng tới khi kinh tế lâm vào khủng hoảng thì mối quan tâm về Marx trở lại. Ví dụ như trong một khóa học tôi có giảng về cuốn thứ ba của Marx, nếu người đọc hiểu thì nội dung có thể giúp người ta hiểu rõ về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Kể từ khi khủng hoảng tài chính sinh viên quan tâm nhiều hơn tới Marx. Hàng ngày họ tới giảng đường với những bài báo của các tờ như Handelsblatt, Tagesspiegel,... và trao đổi, cái này đúng, cái kia không và quan điểm của Marx ra sao.
Mối quan tâm về Marx được khẳng định qua một sự kiện khác cách đây hai năm: Khi ấy trường đại học Humboldt đã tổ chức hội nghị quốc tế về Karl Marx lớn nhất. Người đứng ra tổ chức là đồng nghiệp của tôi, bà Rahel Jaeggi và hội trường không còn một chỗ nào trống tới mức người ta không thể vào được bên trong. Có thể nói người ta quan tâm tới Marx ngày một nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Trong số những người đó, theo tôi nghĩ chỉ có khoảng 20% là những người đảng cánh tả cũ, còn lại là giới trẻ, quan tâm tới Marx.
Dieter Kassel: Sinh viên của ông mang tới những bài báo, ví dụ của Handelsblatt và họ muốn sử dụng triết học để giải thích những vấn đề đó. Giáo sư có bao giờ nói cho họ hiểu rõ rằng, sự kiện " Lehman Brothers" đã được Karl Marx cảnh báo chúng ta từ rất lâu?
Andreas Arndt:Liệu Marx có từng cảnh báo hay không là một câu hỏi. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện giờ theo tôi phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó là yếu tố tài chính, chính trị, phụ thuộc vào những điều gì đã được bỏ ra khỏi hiệp ước Bretton-Woods. Tuy vậy về căn bản dẫn tới quá trình đó có thể Marx đã từng nói qua và nếu ở góc độ những người có cái nhìn đơn giản nhất, tức là với những người cần phải cần phải nhắc lại rằng, tiền không bao giờ tự sinh ra tiền như Marx từng nói.
Tức là đồng tiền không thể nào tự nhiên sinh sôi nảy nở mà nó phải dựa vào những qui trình khác. Marx chính là người tìm cách làm rõ những qui trình đó. Và trong thời kỳ hiện nay khi ngành tài chính kinh tế gần như trở nên độc lập và dường như nó tách ra khỏi nền kinh tế, nơi được cho là làm ra lợi nhuận khiến cho nó chẳng còn liên quan gì với lĩnh vực sản xuất như khái niệm cổ điển trước kia.
Tôi nghĩ về sai lầm đó Marx có thể chỉ cho chúng ta thấy rõ nguy cơ phải đối diện khi sự độc lập của nó ngày càng thấy rõ. Trong cuốn thứ ba "Tư bản luận" của Marx chúng ta có thể tìm thấy những điều đó và cho thấy dường như những bài báo mà các sinh viên của tôi mang tới quả thực có mối liên hệ rõ ràng.
Dieter Kassel: Một điều thực tế trước khi kết thúc, theo lịch sử và kể cả ngày nay: Theo giáo sư ai là người hiểu sai những điều của Marx, cánh tả hay những người bảo thủ?
Andreas Arndt: Tôi nghĩ rằng tất cả các bên đều hiểu sai ý của Marx. Những người bảo thủ luôn tìm cách lặp lại những hiểu sai về Marx của cánh tả để người ta đánh giá về Marx khác đi. Về thực tế, trọng tâm Marx hướng tới là quyền tự do cá nhân - Điều mà cho tới nay vẫn chưa có ai hiểu được ý của Marx.
Cá
nhân tôi cho rằng điều mà người ta hiểu sai nhiều
nhất về Marx là họ không hề thấy toàn bộ mục tiêu
của Marx chỉ nhằm mục đích duy nhất là trong điều
kiện của cuộc sống hiện đại tạo ra một mô hình xã
hội mới. Trong điều kiện cuộc sống hiện đại tức
là thực tế mục tiêu của Marx nhắm tới chủ yếu là
quyền tự do cá nhân, điều đã được thể hiện rõ
trong “Tuyên ngôn cộng sản”.
Cách
đây chưa lâu tôi có trò chuyện với một công dân cũ
của DDR. Ông ấy nói với tôi rằng điều chúng ta hiểu
sai về Marx là quyền tự do cá nhân bị đặt dưới tập
thể. Chính vì thế chúng ta đã hiểu ngược lại nên
cũng làm ngược lại. Nhưng ý của Marx hoàn toàn ngược
lại, đó là quyền tự do cá nhân được đưa lên hàng
đầu.
Ngoài
ra còn một số điểm khác cần phải đề cập tới, ví
dụ về khía cạnh kinh tế. Trong đó Marx muốn tìm ra một
cấu trúc xã hội kiểm mới, theo tôi đó là xã hội hậu
tư bản và mục tiêu là quyền sở hữu cá nhân. Ý của
Marx ở đây đề cập tới xã hội hậu tư bản là quyền
sở hữu cá nhân của người lao động trong sản phẩm họ
tạo ra. Điều này có quá nhiều người hiểu lầm tới
mức tai hại khiến họ luôn nghĩ rằng đó là sản phẩm
tiêu dùng. Nói cho rõ là mỗi người lao động có những
thứ như bàn chải đánh răng, xe hơi, tủ lạnh hoặc bất
kể mặt hàng tiêu dùng nào khác, là những thứ mà Marx
không hề đề cập tới.
Karel Phung'blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét