Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

NGHỊCH LÝ “ DÂN CHỦ”, “ NHÂN QUYỀN” Ở HOA KỲ





                                             @     Tiến Thành (từ Sài Gòn gửi cho BBC).

Không chỉ các nhà “dân chủ”, “nhân quyền” mạng Việt Nam, mà ngay cả các nhà “dân chủ”, “ nhân quyền” “xịn” ở Hoa Kỳ cũng bị shock khi theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 58, để bầu ra Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Và cho đến nay cú shock đó vẫn chưa qua khi cuộc chiến giữa Tổng thống Trump với thể chế Tam quyền phận lập vẫn đang tiếp diễn. Ngày 3/2, Thẩm phán James Robart ra Phán quyết ủng hộ đơn kiện của ông Bob Ferguson (Tổng chưởng lý Washington ) trong đó đề nghị bác bỏ các điều khoản chính của sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Trump. Phán quyết này theo Hiến pháp Hoa Kỳ lập tức có hiệu lực. Ông Robart nói việc tạm ngừng thực hiện sắc lệnh được áp dụng trên phạm vi toàn nước Mỹ. Giới báo chí bình luận rằng “Hiến pháp đã thắng thế. Không ai ở trên luật pháp, kể cả việc bác bỏ sắc lệnh của tổng thống”.
Theo dõi các cuộc tranh cử trên diễn đàn ở vào giai đoạn cuối của cuộc tranh cử, người dân và các thành viên của hai đảng chính trị truyền thống- Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa người ta không khỏi ngỡ ngàng để rồi đi đến thất vọng. Nhiều vấn đề người dân Hoa Kỳ quan tâm thì không thấy đâu. Nói cho đúng  thì được đề cập tới rất ít. Tất nhiên do sức ép của cử tri và do báo chí chắt lọc thì những vấn đề lớn của xã hội, quốc gia rút cuộc cũng được đề cập đến.
Những ai theo dõi cuộc bầu cử đều có thể thấy: Các cuộc tranh cử tay đôi giữa bà cựu ngoại trưởng, Hillary Clinton và ông Donald Trump...đã công kích vào nhau chủ yếu vào đời tư, thậm chí không cần lập luận hoặc chứng cứ gì. Chẳng hạn tại  cuộc tranh tranh cử ở bang North Carolina, ông Trump nói  rằng bà ngoại trưởng Hillary Clinton “không đủ năng lực điều hành đất nước vì...đã để ông Bill Clinton ngoại tình… Ông nói: “Nếu bạn không thể quản lý gia đình mình, bạn không thể điều hành Nhà Trắng”. Bà Hillary Clinton thì được nhiều cử tri “bằng xương, bằng thịt” sự có mặt của họ tại những cuộc tranh cử để ủng hộ Bà ngoại trưởng bằng cách tố cáo ông Trump đã có hành vi sàm sỡ chính mình...            
Về thể chế bầu cử, những ai đọc kết quả bầu cử cuối cùng không khỏi suy nghĩ về nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, công bằng và chính xác... có thật sự được bảo đảm trong cuộc bầu cử lần này không.
 Trong tổng số 538 phiếu “đại cử tri” ông Donald Trump giành được304, Bà ngoại trưởng giành được 227. Thế nhưng số phiếu phổ thông thì ngược lại Bà Ngoại trưởng lại bỏ xa ông Trump tới trên 2 triệu: Bà Hillary Clinton giành được 65.844.610 phiếu, trong khi ông Trump chỉ giành được 62.979.636 phiếu. Tuy nhiên đây là một câu chuyện dài về lịch sử thể chế bầu cử của đất nước được cho là đi đầu trong việc bảo về những nguyên tắc Tự do, Bình đẳng và khách quan công bằng. Gần đây nhiều công dân Hoa Kỳ cho rằng sự tồn tại khác biệt- giữa Đại cử tri với cử tri phổ thông đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng ở đất nước mà Chính phủ tự xem mình là “chuẩn mực” về nhân quyền của thế giới!
Không những thế, trong cuộc bầu cử này đã có nhiều nhân tố khác có thể đã làm sai lạc kết quả bầu cử. Chẳng hạn như các thông tin về kết quả điều tra xã hội học (được xem là đáng tin cậy trong nhiều sự kiện, thì nay ) trong cuộc bầu cử lần này đã làm sai lạc kết quả bầu cử. Báo chí đưa tin vì không ít người vì quá tin vào kết quả thăm dò dư luận xã hội thắng lợi đã nghiêng về bà cựu ngoại trưởng (từ  kết quả thăm dò nghiên về bà Ngoại trưởng quá lớn)  nên họ không cần đến hòm phiếu thì kết quả cũng không vì vậy mà thay đổi!
Chính ông Trump ngay trong cuộc bầu cử đã không dưới hai lần cho rằng truyền thông Hoa Kỳ là không công bằng, là tồi tệ (với ý nghĩa nó đã đánh lừa dư luận xã hội). Tác động từ Nga vào cuộc bầu cử không chỉ được giới chính trị trong nước Mỹ bình luận mà đã thật sự trở thành một cuộc chiến ngoại giáo  Nga-Mỹ. Ngày 09 tháng 12, Cơ quan tình báo Trung ương (CIA) đã ban hành một đánh giá gửi đến các nhà lập pháp tại Thượng viện Hoa Kỳ, nói rằng: một thực thể Nga đã hack Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC) và chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, ông John Podesta để giúp Donald Trump. Cục Điều tra Liên bang (FBJ) cũng đồng quan điểm. Tổng thống Barack Obama ra lệnh điều tra về vụ can thiệp này.  Liên quan tới việc cáo buộc Nga chịu trách nhiệm cho loạt tấn công mạng nhằm vào các tổ chức chính trị của Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống này, ngày 28-12, tổng thống Barack Obama phát lệnh trục xuất 35 nghi phạm Hoa Kỳ làm gián điệp ở Nga và áp lệnh trừng phạt với 4 quan chức cao cấp của hai cơ quan tình báo Nga. Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố đóng cửa hai cơ sở giải trí ở New York và Maryland, cho rằng chúng đã được sử dụng cho các hoạt động tình báo của Nga.
Về tâm trạng người dân, theo Richard Haas, Giám đốc tổ chức “think tanh” (Hội đồng về quan hệ ngoại quốc-Council on Foreign Relations): “tâm trạng đa số người dân tại nước Mỹ thời gian này là sự lo lắng bao trùm, nếu không muốn nói là sự tức giận tuyệt đối. Sự giận dữ nhằm vào Phố Wall, người Hồi Giáo, các hiệp định tự do thương mại, … Nhiều người sợ rằng việc làm của họ sẽ biến mất bởi sự cạnh tranh từ nước ngoài, hoặc được chuyển sang các nước khác”, đặc biệt là từ hành hóa Trung Quốc.
Sau khi nhậm chức, mệnh lệnh hành pháp (executive order) đầu tiên được ông Donald Trump ký (ngày 23-1- 2017 chỉ 2 ngày nhậm chức) với nội dung: Mỹ rút khỏi hiệp định thương mại TPP (có tầm vóc lịch sử, vốn đã kết thúc đàm phán dưới thời Tổng thống Obama). Tiếp đó ngày 28/1, ông Trump ký Sắc lệnh “Yêu cầu tạm thời không nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đồng thời cấm người nhập cư từ 7 quốc gia Hồi giáo” (bao gồm  Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria) kể cả những người có thẻ xanh vào Mỹ.
Các phương tiện thông tin Hoa Kỳ, trong đó có nhiều hãng thông tấn báo chí lớn đã đưa ra những đánh giá, nói cho đúng hơn là những chỉ trích ông Trump về nhiều mặt, không chỉ về năng lực, nhân cách mà còn về quan điểm chính trị. Chẳng hạn  như hãng CNN đưa ra kết quả thăm dò dư luận rằng, trong số những người ủng hộ ông Trump “đa số là người da trắng”, “đàn ông nhiều hơn đàn bà”… Họ “đồng cảm với ông Trump về quan điểm kỳ thị chủng tộc với người nhập cư”...
Vậy suy đến cùng nguyên nhân nào khiến cho ông Trump thắng cử, trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của nhà tỷ phú bất động sản Trump, trong đó có cả những nghịch lý của nền dân chủ và nền báo chí Mỹ. Chẳng hạn:
Nhà tỷ phú Trump đã không chiều lòng giới tinh hoa mà “đánh trung” tâm lý (chỉ là tâm lý) của người lao động và ông đã dùng văn hóa của “chủ nghĩa dân túy” trong các cuộc vận động bầu cử. Trong nhiều cuộc tranh cử ông cảm thông với thực trạng, công dân Mỹ thiếu công ăn việc làm. Ông lục tìm quá khứ, chính sách của chính quyền cựu tổng thống Bill Clinton. Chẳng hạn ông  Bill Clinton đã thông qua Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA);  ông Trump lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà bà Clinton đã từng hậu thuẫn khi còn là ngoại trưởng Mỹ. Ông còn  thẳng thừng tuyên bố sẽ buộc Apple ngừng sản xuất iPhone ở Trung Quốc và đưa các nhà máy về Mỹ. Những lời lẽ này như “ mật ngọt rót vào tai” cử tri Mỹ!
Ông Trump đã đưa ra khẩu hiệu đánh đúng lòng tự trọng và chủ nghĩa dân tộc của cử tri:Đó là với khẩu hiệu “ Nước Mỹ trên hết”. Nếu như chính sách của những người tiền nhiệm một mặt xây bảo đảm sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ của quốc gia bằng “bàn tay vô hình” (tự phát!) đồng thời dùng nguồn lực hạn hẹp của Hoa Kỳ để phát huy vai trò siêu cường toàn cầu, nói cách khác là bảo vệ “ giá trị mỹ”, bảo vệ đồng minh, can thiệp vào công việc của nước khác...thì nay ông Trump tuyên bố sẽ xem xét lại tất cả.
Thêm nữa, không thể không nói tới vai trò và tác động mang tính nghịch lý của truyền thông “dân chủ” ở quốc gia này. Giới tinh hoa truyền thông Hoa Kỳ nghĩ rằng, họ luôn và đã định hình dư luận nói chung, trong cuộc bầu cử lần thứ 58 nói riêng. Đó là ủng hộ cho Bà ngoại trưởng. Nhưng rút cuộc do người dân đã mất lòng tin đối với giới truyền thông- do người dân “chán ghét các phương tiện truyền thông hàng đầu” luôn “ đánh bóng” một ứng nào đó, “Họ không chú ý đến những thiếu sót của ông Trum,” (Jeff Steinberg biên tập viên Executive Intelligence Review nói với Sputnik). rút cuộc truyền thông Mỹ đã  đem lại lợi thế cho ông Trump.
Kết quả người tuyên bố “ nước Mỹ trên hết” là hình ảnh mà báo Đức đã đưa: Ông Trump- tay trái cầm gươm còn dính máu, tay phải thì cầm “ thủ cấp” của Nữ thần tự do với dòng chữ “ America first”! (xem Thời báo “Tạp chí Đức lên tiếng chuyện tranh biếm họa ông Trump chặt đầu tượng Nữ thần tự do” 06/02/2017 07:43:29).
Tóm lại cuộc bầu cử lần thứ 58 để lựa chọn Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ nói lên nhiều điều:

Đó là sự phơi bầy những mâu thuẫn và mặt trái của nền chính trị Mỹ. Có người còn nói- đây là một thất bại của nước Mỹ vì những quan điểm của ông Trump đang đi ngược với xu hướng toàn cầu hóa đồng thời hạ thấp vai trò của Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế.
Tuy nhiên kết quả cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vừa qua là một đáng tiếc cho công đồng quốc tế vì Hoa Kỳ đã và đang có những nỗ lực toàn cầu (tuy không phải là hoàn toàn đúng đắn) ngăn chặn sự xâm phạm nhiều quốc gia nhỏ yếu của siêu cường trong cuôc cạch tranh chính trị quyết liệt ở nhiều nơi (trong đó có khu vực đông Nan Á, có Việt Nam) bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật biển-UNCLOS.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét