Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

KHÔNG PHẢI TRÁCH AI – NÊN TRÁCH CHÍNH MÌNH


                                                            Nguyễn Văn Hoan

Là người con xa quê đi làm ăn nơi đất khách quê người, tôi càng thấm thía nỗi lòng của những người xa xứ. Lúc nào cùng muốn hướng về quê cha đất tổ, nơi tôi sinh ra và lớn lên với biết bao kỷ niệm thời thơ. Tôi được sinh ra trong thời kỳ đất nước không còn chiến tranh, được sống trong hòa bình và được bố mẹ chăm lo, nuôi nấng, được đi học như các bạn cùng trang lứa và trưởng thành thì lại lập nghiệp ở nước ngoài. Thỉnh thoảng mới về quê thăm bố mẹ và gia đình cùng người thân. Là người không hay quan tâm lắm đến tình hình thời sự thỉnh thoảng tôi mở vài trang mạng xem có gì vui vui cho đỡ căng thẳng trong những ngày làm việc vất vả, đúng là cũng nhiều chuyện thật, đủ thứ thông tin trên đó, kể cả vấn đề thầm kín của một cá nhân,… nhưng nhiều nhất có lẽ là những bài viết về chế độ chính trị ở VN, cá biệt hơn có cả những bài viết phê phán Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói xấu Đảng, Nhà nước VN. Với riêng tôi thấy thì đâu phải như vậy.
Ví như bài viết “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” của tác giả Đỗ Ngà trên trang báo Tiếng Dân, viết rằng: “…Ông Hồ cũng hô hào “sánh vai cường quốc năm châu” hơn nửa thế kỷ trước... chính nguyên nhân làm VN tụt hậu là những thứ mà ông Hồ mang về đây áp lên đầu dân tộc. Miệng nói….tay thì kìm kẹp dân tộc bằng 2 gọng kìm sắc nhọn…Mũi thứ nhất là, khống chế dân tộc bằng thứ giáo dục nhồi sọ để lớp trẻ lớn lên trong mù loà…thì Đảng tiếp tục dẫn chúng hụp mặt vào những thứ thú vui thấp hèn tạo nên một xã hội bại hoại và đạo đức xuống cấp... Nhưng tiên hãy trách kỷ thì mới hậu trách nhân: Trung Cộng không thể thực hiện được cuộc xâm lăng mềm nếu không có sự tiếp tay của ĐCSVN. Vậy nên, tại sao người ta nói muốn thoát Trung thì trước hết phải thoát Cộng là vậy”.
Đúng là tác giả đã đưa ra thông tin không hề có căn cứ, hoàn toàn thiếu khách quan, với tình hình thực tế của đất nước và trách nhiệm của một công dân xin được  chia sẻ đôi điều để mọi người có thêm thông tin, nhìn nhận và có cơ sở đánh giá, nhận định khách quan, công tâm hơn.
Trước hết, nói về Hồ Chủ tịch, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành nhiều tình cảm, sự quan tâm chăm lo và kỳ vọng lớn vào thế hệ trẻ của đất nước. Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên khi lập nước năm 1945, Người đã căn dặn các thế hệ học sinh rằng “Non sông VN có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc VN có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Tại đại hội Liên hiệp Thanh niên VN năm 1956, Người đã căn dặn toàn thể thanh niên nước nhà “Đoàn kết phấn đấu, vui vẻ, mạnh dạn, tiến bộ là gì? Là để mà giúp sức vào xây dựng một nước VN Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Cùng với đó, tôi biết rằng những năm qua Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt để đầu tư cho giáo dục, xác định mục tiêu cơ bản để phát triển giáo dục là xây dựng những con người thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa truyền thống dân tộc vừa làm chủ tri thức và khoa học, công nghệ hiện đại; thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; trên thực tế cho dù kinh tế của VN còn thấp, nhưng học sinh VN vẫn có thành tích vượt trội so với học sinh ở các nước OECD trong các kỳ đánh giá quốc tế PISA 2012 và PISA 2015 đối với học sinh phổ thông. Riêng năm 2018, học sinh VN dự thi OLYMPIC quốc tế cũng như khu vực các môn đều đoạt giải và đứng thứ hạng rất cao, trong đó môn Toán quốc tế đoạt 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng; môn Vật lý đoạt 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 1 huy chương đồng (xếp trong tốp 10/86 nước tham dự); môn Hóa đoạt 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 1 huy chương đồng; môn sinh học đoạt 3 huy chương vàng, 1 huy chương bạc( đứng trong tốp 10/71 nước tham dự); môn tin học đoạt 1 huy chương vàng quốc tế và đoạt 7 huy chương kỳ thi ÔLYMPIC Châu Á- Thái Bình Dương… Đặc biệt vừa rồi, đội tuyển sinh viên trường Đại học Lạc Hồng đại diện cho VN đã vô địch giành chiến thắng trong trận chung kết cuộc thi ROBOCON Châu Á – Thái Bình Dương, rõ ràng qua những con số biết nói kể trên là những minh chứng sinh động, rõ ràng nhất để bác bỏ hoàn toàn những lời nói mang tính phiến diện, thiếu xây dựng của tác giả Đỗ Ngà. Qua đó cũng khẳng định rõ con em chúng ta đã, đang sánh vai với các cường quốc năm châu đấy thôi. Điều đương nhiên dễ hiểu là với sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của xã hội và từng gia đình, với sức trẻ, tầm trí tuệ của các thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay, họ sẽ hiểu và xác định được trách nhiệm đối với đất nước, với gia đình của mình, để tiếp tục học tập, rèn luyện và cống hiến thật nhiều, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước ta trong con mắt bạn bè quốc tế. Tất nhiên họ cũng đủ trình độ để nhận thức đầy đủ hơn về những mặt trái, những biểu hiện của sự công kích, lôi kéo, mua chuộc của các phần tử, tổ chức, cá nhân bất mãn, tiêu cực hòng dẫn dắt giới trẻ đi theo con đường không tốt đẹp để chính họ thực hiện ý đề đên tối, xấu xa của mình.
Thứ hai, việc tác giả cho rằng: “…Nhưng tiên hãy trách kỷ thì mới hậu trách nhân: Trung Cộng không thể thực hiện được cuộc xâm lăng mềm nếu không có sự tiếp tay của ĐCSVN. Vậy nên, tại sao người ta nói muốn thoát Trung thì trước hết phải thoát Cộng là vậy”. Tôi thiết nghĩ tác giả đang lạm dụng sự quan tâm của cộng đồng mạng để đưa vấn đề chính trị vào trong bài viết. Tôi chắc rằng mọi người cùng sẽ phân tích và nhận định khách quan hơn, cũng có thể có những quốc gia không muốn lãng giềng của họ phát triển hơn mình, điều này hiện hữu trên thế giới qua các cuộc xung đột về chủ quyền, về quyền lợi kinh tế, chính trị hoặc vai trò vị thế của mình, đã có chiến tranh ở một số quốc gia. Song đối với VN chúng ta đã qua bao cuộc kháng chiến với sự hy sinh của hàng triệu đồng bào mới có cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, thì không có chuyện Đảng Cộng sản VN tiếp tay cho “Trung Cộng” để “thực hiện được cuộc xâm lăng mềm”, và chẳng dại gì, hà cớ gì mà Đảng lại tự dưng đi phụ thuộc vào “Trung Cộng” như tác giả viết ở trên? Bởi vì quan điểm của Đảng, nhà nước VN là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, chú trọng phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Và chúng ta cũng chẳng có gì phụ thuộc mà phải “muốn thoát Trung thì trước hết phải thoát Cộng” như tác giả viện dẫn ở trên.
Tôi cho rằng, mỗi quốc gia đều có chủ quyền, có lập trường và chiến lược đối ngoại khác nhau. Hiện nay có nhiều tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài đã đầu tư vào VN, du khách đến VN ngày càng nhiều với nhiều điểm đến hấp dẫn, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ẩm thực phong phú vì vậy du khách Trung Quốc sang VN làm ăn và du lịch khá nhiều cũng là nhẽ thường, điều lo ngại của tác giả cũng như nhiều người quan ngại cho rằng Trung Quốc sẽ dần dần lấy mất chủ quyền của chúng ta. Cảnh giác là điều tốt, nhưng đừng quá cực đoan, quan trọng là chúng ta có biện pháp tốt để quản lý vì có hệ thống luật pháp, có chủ quyền và các quan hệ giữa các quốc gia được ứng xử bằng luật pháp quốc tế, những tác động từ chính sách hay ảnh hưởng từ Trung Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào cũng đều được ứng xử thông qua pháp luật. Vì vậy không dễ gì mà ai đó lấy được đất của ta, làm ảnh hưởng đến chế độ của chúng ta và “xâm lăng mềm” đối với nước ta như tác giả nêu trong bài viết. Tất nhiên, chúng ta cùng cần tỉnh táo, sáng suốt và lựa chọn những nhà đầu tư, có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư một cách phù hợp, vừa có lợi cho người dân, cho phát triển đất nước, hài hòa lợi ích, song cũng đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng mối quan hệ đối ngoại thân thiện, tích cực, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước. Tôi thiết nghĩ, mọi người cần bình tĩnh, khách quan khi xem xét, phân biệt rõ đúng - sai những thông tin trong bài viết của tác giả Đỗ Ngà để không bị lợi dụng tác động, lôi kéo vào những việc làm sai trái của họ.
           





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét