Ngày
2-9-1945, cả dân tộc Việt Nam vui mừng, háo hức, chờ đợi và có được giây phút
thăng hoa khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (nay là
Lăng Hồ Chí Minh), khai sinh ra nước Việt Nam DCCH - được coi là nhà nước công
nông - cờ đỏ búa liềm đầu tiên ở Đông Nam Á.
Những
người cộng sản ở Việt Nam tự hào làm nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam
Á thì chắc hẳn cũng có lúc ray rứt về một thực tế Việt Nam hiện nay là nước
nghèo trong 11 nước Đông Nam Á. GDP bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn Philipines chứ chưa nói gì so với Singapore, Thái Lan,
Indonesia, Brunei, Myanma.
Đó là một thực tế, không ai biện hộ được. Đúng không nào?
Bởi
vậy, có người hỏi rằng, đảng, nhà nước Việt Nam tích cực cải cách, đổi mới, ban
hành chính sách này luật nọ, nhất là “cải cách căn bản, toàn diện nền giáo dục”
mà sao giáo dục cứ rối như tơ vò? Tại sao không khống chế được tham nhũng,
chống thất thoát để cho đất nước nợ công nhiều đến thế? Tại sao người Việt
không biết tiết kiệm thời gian hàng giờ, thậm chí cả buổi ở quán xá để nghĩ
cách làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần làm
giàu cho xã hội? Cũng có người ác mồm độc miệng mà dùng câu từ không hay ho gì
để trù ẻo chế độ cộng sản Việt Nam, xỉa xói một số cán bộ lãnh đạo, thậm chí
còn kêu gọi lật đổ chế độ, phủ nhận những gì mà Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc
Việt Nam.
Ví
như mấy ngày nay, xuất hiện một số bài viết đăng tải ở một số diễn đàn, kêu gọi
người dân Việt Nam biểu tình nhân ngày 2-9, với những khẩu hiệu rất bạo miệng
như: “Tổng biểu tình 2-9 - Cả nước xuống đường”; “giương cao lá cờ vàng ba sọc
đỏ”; “mỗi người là một chai xăng thành hành động”; “toàn dân nổi dậy, thực hiện phương thức làm
kẹt xe, tạo sự tê liệt, gây khó khăn cho chế độ”; “chặt cầu, chiếm công sở, đài
truyền hình, quốc lộ, đốt cờ đỏ, đốt đồn côn an, trụ sở UBND, chặt đầu quan
tham, tấn công vào nhà cửa, vợ con các quan chức cộng sản”; “lên án, tấn công,
đánh sập thần tượng đồ Hồ Chí Minh”…
Tôi
là người không đảng phái, cứ gọi là “người vô chính phủ”, không công chức công
chọt gì hết, chỉ là tiểu thương ven chợ đầu mối kiếm sống qua ngày. Mỗi khi
vắng khách, tiện trên tay có cái điện thoại có sim 3G, tôi lại vào mạng đọc tin
tức. Đọc những bài viết kiểu như nói ở trên, tuy thấy cũng có ý nhưng tôi thấy
kiểu thất đức thế nào ý. Sao tác giả không chia sẻ cách làm giàu, kêu gọi tình thương
yêu đùm bọc, đoàn kết xây dựng quê hương mà lại kêu gọi đứng lên phá hoại cuộc
sống bình yên của người dân như chúng tôi? Giả dụ như có biểu tình, nổi loạn xảy
ra thì chúng tôi đóng cửa hàng, có ai mua mà bán, thế thì lấy lấy tiền đâu mà
sống? Còn những người kêu gọi biểu tình, nổi loạn thì có được ai cho cái gì
chăng?
Đấy
là căn nguyên buộc tôi phải vắt óc suy nghĩ để viết bài này chia sẻ cùng bạn
đọc. Chắc chắn là câu từ trong bài viết của tôi còn cổm cổm, vì tôi không phải
là nhà khoa học hay nhà nghiên cứu gì hết, mong bạn đọc thông cảm. Tôi chỉ học
hết lớp 9 là phải ra chợ buôn bán kiếm sống, nhưng tôi vẫn biết về ý nghĩa kỷ
niệm ngày 2-9 hằng năm. Vì đây là ngày lập nước, mở ra chế độ xã hội mới. Nước
nào trên thế giới mà chả có ngày lập nước? Do đó, kỷ niệm để nhớ lại lịch sử,
biết gốc tích nước Việt Nam,
để giáo dục mọi người biết nhớ ơn người có công vì nước, biết yêu nước mà giữ
nước, yêu nước thì quyết đánh đuổi giặc ngoại xâm cho nước nhà hoàn toàn độc
lập, tự do. Tôi nói thẳng là chỉ có người không bình thường mới mất thời gian
viết bài kêu gọi lật đổ đất nước vào ngày kỷ niệm lập nước 2-9.
Thế
này mới đau chứ, có tác giả Nguyễn Tất Đạt còn viết bài “2/9: Yêu
sách 5 điểm của nhân dân Việt Nam”,
tôi tưởng là hay ho lắm, đọc đi đọc lại hai lần, thấy không ổn. Chả biết ông
Đạt học hành đến đâu, làm chức vụ gì mà khoe trong bài viết là cán bộ làm việc
ở tỉnh ủy, được đài thọ tiền đi du lịch khắp các tỉnh trong nước, đến tỉnh nào
cũng được mời cơm và còn được “hóng hớt” nội dung họp ban thường vụ, ban chấp
hành tỉnh. Nhưng lời lẽ và ý tứ trong bài viết của ông Đạt thì tôi thấy chả hay
ho gì cả. Đã thế, tòa soạn báo Danlambao còn cho đăng mới lạ chứ? Đúng là “Đạt”
mà “không đạt”!
Dưới
đây, tôi xin phân tích 3 điểm trong bài viết của ông Đạt để bạn đọc tiện xem
xét nhé:
1)
Ông Đạt bảo là đến tỉnh nào cũng nghe tin lãnh đạo tỉnh ủy, công an tỉnh họp
hành bàn việc quản lý nhân dân các nơi nổi dạy biểu tình nhân ngày 2-9. Tôi cho
rằng, đó là ông Đạt nói ngoa, vẻ chuyện, chứng tỏ chẳng phải được nhà nước cho
tiền đi du lịch. Ông Đạt xưng là ông làm việc ở tỉnh ủy mà lại còn nhầm lẫn:
“sở công an”. Thưa ông, làm gì có khái niệm đó, mà chỉ gọi là Công an tỉnh thôi.
Không phải Sở đâu nhé!
2)
Ông Đạt dựa trên 8 yêu sách của Nguyễn Ái Quốc trình Hội nghị Véc-xai năm 1919
để tự luận ra “5 yêu sách của nhân dân Việt Nam”, thực chất là 5 yêu sách của
ông Đạt kêu gọi nhân dân nổi loạn, với lời ngoa ngôn: “Biểu tình nhân ngày Hồ
đọc tuyên ngôn mà có một biểu ngữ cũng xứng lắm thay… cộng sản Việt Nam còn tàn
ác hơn cả thực dân Phong kiến năm xưa, nên chúng ta hãy chỉ đòi ít thế đã”. Tôi
xin đối chiếu qua bảng sau đây:
8 yêu sách
của Nguyễn Ái Quốc
năm 1919
|
5 yêu sách
của Nguyễn Tất Đạt năm 2018
|
1-
Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
|
1- Chứng minh rõ Hồ Chí Minh là ai?
|
2-
Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền
hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu...
|
2- Trả tự do ngay cho tù Chính trị.
|
3-
Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
|
3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
|
4- Tự do
lập hội và hội họp.
|
4- Tự do lập Đảng và tự do hội họp.
|
5- Tự do
cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
|
5 - Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
|
6- Tự do
họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
|
|
7- Thay
chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
|
|
8- Có đại biểu thường trực
của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện
biết được nguyện vọng của người bản xứ
|
|
3)
Ông Đạt yêu cầu phải “Chứng minh rõ Hồ
Chí Minh là ai?”. Tôi cho rằng, chỉ có người mù chữ, hoặc có chữ mà như mù,
hoặc cố tình làm mù để khuấy động, náo loạn cuộc sống bình yêu của nhân dân
lương thiện mới đòi hỏi như vậy. Không cần đọc nhiều, hay thắc mắc, vặn vẹo gì
cả, chỉ cần biết tại sao “thế giới vẫn ca ngợi Hồ Chí Minh” là đủ để biết ông
Hồ có đóng góp to lớn như thế nào cho văn hóa nhân loại. Chỉ có người thiếu văn
hóa mới phủ nhận văn hóa, thiếu tình người mới từ chối tình người, thiếu kiến
thức mới chê kiến thức!
Ông Hồ đã phải lăn lộn, vất
vả cả cuộc đời để cứu dân tộc, làm đẹp cho cuộc sống muôn dân mà không hề có
tài sản riêng, không tham ô, tham nhũng dành cho con cháu nào cả, sống vui tươi
tôn trọng mọi người. Thế mà ông Đạt còn chê trách ông Hồ, thử hỏi ông Đạt còn
biết trân trọng cái gì hơn nữa? Còn chuyện ông Hồ về quê có 2 lần, có nhiều
nguyên nhân, nhưng chí ít là vì bận việc nước non, đường sá xa xôi, không tiện
lộ diện khi còn nặng ghánh non sông. Còn việc ông Phạm Văn Đồng ký văn bản gì
đó, đấy là chuyện của lịch sử, nhiều lúc chúng ta phải chấp nhận vì tình thế
không thể làm khác được. Ví dụ như năm 1946, ta phải ký tạm ước với Pháp để đẩy
quân Tưởng về nước, sau đó ký tạm ước với Tưởng để đồn sức đối phó với Pháp.
Hay như năm 1954, kẻ thù và thế lực phản động quá hung hãn, cứng đầu, chúng ta
tạm chấp nhận trong Hiệp định Giơne có nội dung là đến năm 1956 tổ chức tổng
tuyển cử cả nước để thông nhất. Làm như vậy không phải là chúng ta dại dột chấp
nhận chia đất nước mà là vì tình thế chỉ đòi được đến vậy. Nếu không chấp nhận
thì thậm chí khó có thể có độc lập một nửa nước chứ nói gì độc lập cả nước.
Quá khứ bao giờ cũng chứa đựng mặt được và chưa được do
thời đại quy định mà sau này chúng ta mới nhìn nhận lại để phán xét cho đúng.
Ngày 2-9-1945 là một hiện thực lịch sử, là kết quả của quá trình phấn đấu, thậm
chí phải hy sinh xương máu của dân tộc Việt Nam. Nên tất yếu được những người
có nhận thức, có văn hóa, yêu chuộng hòa bình, khát vọng tự do, độc lập tôn
nhờ, trân trọng kỷ niệm. Đó là giá trị vĩnh hằng không chỉ có chế độ cộng sản
của ông Hồ mà bất cứ ai trên đất nước này cũng phải ghi nhận, tôn vinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét