PGS,TS Đàm Đức
Vượng
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Trong thời gian gần đây,
trên các trang mạng, một số người không thiện chí đã gào to, thét lớn, đả kích
vào chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Có ông giáo sư xã hội học, tay vung lên chém gió, tung lên trang mạng với bài
“Chớ cao giọng dạy dân lòng yêu nước”, đả kích vào một số vị lãnh đạo Đảng và
Nhà nước hiện nay, khi họ nói về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, thực chất là đả
kích vào chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Bài báo của ông đó viết:
“Những ngày vừa qua, để
đối phó với làn sóng biểu tình dâng lên mạnh mẽ phản đối “Luật Đặc khu kinh tế”
mở đường rước kẻ cướp đảo, cướp biển của Việt Nam vào trấn giữ ba vị trí xung
yếu của duyên hải Việt Nam, và “Luật An ninh mạng” tạo cơ sở pháp lý cho việc
bịt miệng dân, đang lan rộng ra cả nước, cùng với việc dùng bạo lực trấn áp,
đánh đập dân rất tàn nhẫn, một cơn dịch vu cáo dân, cao giọng dạy dỗ dân phải
“biết yêu nước đúng cách”…
“Vậy đó, thưa các vị. Các
vị đang giương cao khẩu hiệu “Học tập và làm theo đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh’
nhằm tìm kiếm một tấm bình phong che giấu cho những việc làm tệ hại của các vị
theo cách “quỷ dẫn Kinh Thánh” vừa nói ở trên, tôi buộc phải chép lại, vì e
rằng, có vị ngập chìm trong cuộc chiến quyền lực, chẳng còn hơi sức và thời
gian mà học tập và làm theo Hồ Chí Minh. Vả chăng, nếu theo như vậy, thì làm
còn cái ghế các vị đang ngồi!”.
“Cho nên, họ biết các vị
quá rõ, biết từng đường đi nước bước trong “quy trình” tiến thân của các vị.
Khi các vị cao giọng dạy họ “phải biết yêu thương đúng cách”, thì họ cũng đã
biết các vị đã yêu nước như thế nào. Có những vị đã từng biết cách thu xếp sao
để không cần phải “xếp bút nghiên” theo tiếng gọi cứu nước đúng vào lúc chiến
trường đang giục giã, mà vẫn miệt mài “bút nghiên” để cứ thể yên ả “cống hiến
cho đất nước” một cách ngoạn mục bởi những nấc thang danh vọng ra sao”…
Rồi ông dẫn ra những câu
của Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu,… để biện minh cho những nhận thức sai trái của
ông nhận thức về chủ nghĩa yêu nước. Trích dẫn câu của các nhà yêu nước và cách
mạng chân chính cũng phải có cái tâm. Nếu không có cái tâm mà vẫn trích dẫn,
chẳng qua chỉ là sự lợi dụng câu trích để mưu toan ý đồ khác. Bài viết trước
đó, ông ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam và đả kích vào Đảng Cộng sản Việt Nam,
vậy thử hỏi Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam là hai Đảng hay
sao?
Với sự trung thực của lịch
sử, tôi phải nói ngay rằng, không có chuyện nhà chức trách “đánh đập dân rất
tàn nhẫn”. Có thể nói, đây là một sự vu cáo của một người bất mãn với chế độ xã
hội chủ nghĩa hiện nay, và cũng chẳng có ai cao giọng dạy dân lòng yêu nước một
cách sai trái, chỉ có những tiếng nói chân chính về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, mong sao người dân đừng để các thế
lực chống đối lợi dụng lòng yêu nước để phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.
Trong bài này, tôi muốn
trao đổi với vị giáo sư xã hội học và với các vị có quan điểm nhận thức sai trái về chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam.
Trước hết, phải hiểu rằng, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã có từ thời xa xưa,
khi giặc ngoại xâm đến xâm chiếm cõi bờ của đất nước, chứ không phải bây giờ
mới nảy sinh lòng yêu nước. Khi nước Đại Cồ Việt đánh quân xâm lược Tống, thì
chủ nghĩa yêu nước được dấy lên trong lòng mỗi người dân. Khi quân Nguyên, sang
xâm lược, quân và dân nước Đại Việt “sát thát”, nêu cao hào khí “Đông A”, trên
dưới một lòng, nguyện chiến đấu đến cùng chống quân xâm lược đến từ phương Bắc,
và đã ba lần đánh thắng quân Nguyên. Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã đánh
cho quân Minh xâm lược nước Đại Việt những đòn “gãy xương sống”. Quân Minh thua
trận chạy táo tác về nước, xin cầu hòa. Nguyễn Huệ (Quang Trung) đã từng đánh
tan tác quân Thanh xâm lược, thì chủ nghĩa yêu nước lại bùng lên, khí thế “xung
thiên” của quân và dân nước ta ầm ầm như thác đổ. Khi Pháp, rồi Nhật, Mỹ sang
xâm lược Việt Nam, ngọn cờ yêu nước lại bùng cháy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
đã trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Cuối cùng, thì quân và dân
Việt Nam đã đánh tan ba tên xâm lược thời cận, hiện đại, và cuối cùng, đã ghi
được dòng chữ vàng “Độc lập – Tự do” lên lá cờ đại nghĩa của mình. Đất nước
thống nhất, giang sơn quy về một mối, người dân Việt Nam
được hường độc lập, tự do, hạnh phúc, làm chủ vận mệnh của mình.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thể hiện lòng trung thành của nhân dân lao
động Việt Nam
đối với chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa của mình.
V.I.Lênin nói: Chủ nghĩa
yêu nước nói chung là “một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố
qua hàng trăm hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập” (V.I.Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, bản dịch. Nxb Tiến
bộ, Mátxcơva, tập 37, tr. 226). V.I. Lênin còn nói: “Chủ nghĩa yêu nước của con
người thà chịu đói ba năm chứ không bao giờ trao tổ quốc cho người nước ngoài –
đó là chủ nghĩa yêu nước chân chính, mà thiếu nó, chắc hẳn chúng ta không đứng
vững được ba năm” (V.I.Lênin: Toàn tập,
tiếng Việt, bản dịch. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tập 42, tr. 151).
Có điều là tổ quốc là một
môi trường kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa thay đổi theo lịch sử, cho nên
chủ nghĩa yêu nước ở những thời đại khác nhau cũng có những nội dung khác nhau.
Nó được quy định không phải bởi một tinh thần dân tộc hoặc chủng tộc thần bí
nào đó như một số nhà tư tưởng tư sản đã quả quyết, mà do bởi những điều kiện
kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa yêu nước có ý nghĩa đặc biệt trong thời kỳ hình
thành dân tộc, khi nó đã trở thành ngọn cờ đấu tranh chống lại tình trạng cát
cứ phong kiến và áp bức dân tộc. Do mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong
xã hội tư bản chủ nghĩa càng trở nên gay gắt, cho nên chủ nghĩa yêu nước tư sản
đã trở thành lừa dối và giả tạo, bởi vì giai cấp tư sản ngày càng hy sinh quyền
lợi của tổ quốc, của dân tộc cho những quyền lợi ích kỷ và tham vọng cố hữu của
một số người trong giới chóp bu.
Giở lại những trang lịch
sử, thấy rằng, vào đầu cuộc Chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thế giới thứ nhất,
khi những phần tử sôvanh đưa ra khẩu hiệu “bảo vệ tổ quốc”, thực chất là lừa
bịp và xuyên tạc lòng yêu nước của nhân dân.
Nhân dân lao động là những người yêu nước
chân chính, những người biểu hiện lợi ích dân tộc thật sự. Nhờ có chủ nghĩa yêu
nước mà nhân dân Liên Xô đã chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh
thế giới thứ hai (1939-1945). Nhờ có chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh húng
cách mạng Việt Nam, mà nhân dân nước Đại Cồ Việt, rồi nước Đại Việt và nước
Việt Nam ngày nay đã làm nên kỳ tích trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược
qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, nhờ có chủ nghĩa yêu nước trong
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trải qua hai cuộc chiến tranh chống xâm lược,
nhân dân Việt Nam đã làm nên kỳ tích, mang lại nền độc lập, tự do thật sự cho
Tổ quốc. Một tình cảm có nội dung mới về chất đã xuất hiện, đó là lòng tự hào
dân tộc của người Việt Nam chúng ta trong lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa, trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và kỹ
thuật, công nghệ, về lối sống xã hội chủ nghĩa, về những giá trị đạo đực và
những lý tưởng mới. Đó là chủ nghĩa yêu nước đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội
trên đất nước Việt Nam.
Trong thời bình và trong
công cuộc đổi mới, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lấy chế độ sở hữu xã hội xã hội
chủ nghĩa làm cơ sở kinh kế, lấy nền dân chủ và tính ưu việt xã hội chủ nghĩa
làm cơ sở chính trị - xã hội; lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng lý luận – tư tưởng. Ngoài ra, nó còn được nuôi dưỡng bằng một cách
sâu xa của các truyền thống tiến bộ, yêu nước của người Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước biểu
hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong lao động hằng ngày, trong
phong trào thi đua của những người lao động tiền tiến trong cuộc phấn đấu vì
năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều. Nó cũng biểu hiện thái độ đấu
tranh không khoan nhượng của những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, những biểu
hiện làm sói mòn đạo đức, tư cách, chống đối, đả kích vào chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Chủ nghĩa yêu nước bao gồm
lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, tình yêu Tổ quốc và nhân dân, những
người sẵn sàng lao động vì lợi ích chung của dân tộc Việt Nam. Tất cả những biểu hiện chống
đối chế độ xã hội chủ nghĩa bằng mọi hình thức đều phải được phê phán và lên
án.
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt
Nam
Từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam được thành lập, chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam trở
thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Việt Nam được phát huy rực rỡ trong Cách mạng tháng Tám và qua hai cuộc chiến
đấu chống xâm lược, cùng như trong hòa bình xây dựng và trong công cuộc đổi mới
đất nước. Hàng loạt những tấm gương của thời kỳ dựng Đảng như Hồ Chí Minh, Trần
Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn
Văn Linh, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Lương Khánh Thiện,
Võ Văn Tần, Phùng Chí Kiên,… và những tấm gương thời kỳ chiến tranh cách mạng
như Cù Chính Lan, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn và biết bao đồng chí khác đều biểu
hiện lòng cao cả của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, biểu tượng sáng
ngời của khí phách Việt Nam trong thời đại mới. Những cô gái làm nhiệm vụ tại
ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh, trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Mỹ, cứu
nước cũng là một biểu hiện tuyệt vời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam thể hiện khí
phách Việt Nam, tinh thần
Việt Nam.
Từ ngày đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã phải chịu biết
bao cảnh đau thương, chết chóc bởi sự bóc lột của đế quốc và phong kiến. Chúng
câu kết với nhau, đàn áp, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy. Không chịu
sống đời nô lệ cho kẻ xâm lược, nhân dân ta đã cầm súng chiến đấu vì độc lập,
tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam thể hiện ở sự lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn, đó là con
đường dân tộc gắn với giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, dân
tộc gắn với thời đại nhằm giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc.
Chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam thể hiện rực rỡ nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Việt
Nam và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, trong đó, có biết
bao người con đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Những năm, tháng
nhân dân ta gian khổ chiến đấu, “nằm gai nếm mật”, vào sống ra chết, người và
của mất mát rất nhiều, thể hiện đức anh hùng, đức hy sinh vô bờ bến của nhân
dân ta.
Chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam
thể hiện ra các phong trào thi đua yêu nước trong xây dựng hòa bình và tái kiến
thiết đất nước. Trên các công trường, xưởng máy, trên cánh đồng lúa xanh bát
ngát hiện lên một tinh thần cách mạng tiến công vào đói nghèo, lạc hậu. Từ xưa
tới nay, dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, điều đó được minh chứng bằng
những cuộc chống ngoại xâm và chống giặc nội xâm và trong xây dựng hòa bình.
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc hiện nay, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thể hiện ở tinh thần quyết
tâm bảo toàn vẹn lãnh thổ, không để cho bè lũ xâm lược lấn tới và chiếm đóng;
khẳng định và quyết tâm bảo vệ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Đảo Hoàng Sa và đảo Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị
quân xâm lược đến từ phương Bắc chiếm đóng, trước sau cũng phải trả lại cho
Việt Nam. Các quần đào khác ở Biển Đông thuộc Việt Nam từ trước tới nay cũng cần được
bảo vệ một cách vững chắc. Nhân dân Việt Nam quyết “Lấy đại nghĩa để thắng
hung tàn/Đem chí nhân mà thay cường bạo”, như Nguyễn Trãi đã tổng kết.
Trong công cuộc đổi mới
đất nước hiện nay, việc phòng chống tham nhũng quyết liệt cũng là một biểu hiện
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Dư luận xã hội mong mỏi đừng
để cho cuộc đấu tranh này “quyết” rồi “liệt” luôn, vì nó đang còn dang dở. Còn
rất nhiều vụ tham nhũng lớn mà chưa được phanh phui.
Bên cạnh những cuộc đấu
tranh chống tham nhũng là những cuộc đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ
nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc, nhất là trong công tác cán bộ, cũng cần phải
được tiếp tục.
Đó là những biểu hiện của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, chứ không
phải như trong bài viết mang tính chất đả kích của một số người và của ông giáo
sư xã hội học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét