(Trần
Văn Thao)
Với tôi, GS Chu Hảo
- một người có công lao, những cống hiến cho đất nước, đã từng và đang giữ những
vị trí, trọng trách trong xã hội - theo báo chí lề phải đã đăng công khai là thời
gian gần đây Giáo sư có dấu hiệu vi phạm quy định quyền và trách nhiệm của một
đảng viên. Sau đó là một số trang mạng lề trái tung tin rầm rộ việc GS Chu Hảo
“bỏ Đảng”.
Dù không mấy quan
tâm đến thời cuộc, nhưng tôi cũng rất ngưỡng mộ những con người có công, những
bậc trí thức lớn như GS Chu Hảo. Chúng ta đều hiểu cuộc đời con người thì thăng
trầm, nôm na là “lên voi xuống chó”. Có lúc do may rủi, có lúc là do ta có tội
ta làm ta chịu. Bậc quân tử “dám làm dám chịu”. Tôi tin GS Chu Hảo là con người
như vậy. Nhưng khi nghe tin ông xin ra khỏi Đảng tôi không biết thực hư ra sao,
thực lòng tôi gợn buồn. Nếu thông tin đó là đúng thì tôi không đồng tình việc
ông xin ra khỏi Đảng theo cách như vậy, thưa Giáo sư. Tôi nghĩ Giáo sư không
nên vội vàng đưa ra một quyết định đi ngược lại lời thề của mình như vậy chứ.
Cuộc sống có một chân lý tuyệt đối là không có gì tuyệt đối. Một tổ chức cũng
có lúc có quyết định chưa đúng. Một con người càng không phải lúc nào cũng
đúng. Và kể cả khi họ đúng, tổ chức đúng, cá nhân ta cũng đúng thì cũng cần có
đủ thời gian và khoảng lặng để suy ngẫm, cân nhắc đúng - sai trước khi hành động
mới phải chứ.
Tôi là dân quê đến
Tp. Hồ Chí Minh kiếm sống bằng đủ nghề, chắc cũng không ai chê cười, coi thường
tôi là người lao động làm thuê, đẳng cấp gì mà cũng đòi bày tỏ ý kiến. Cũng như
những người lao động chân quê ra thành phố, tôi cũng thích và thường hay cà phê
vỉa hè hóng chuyện. Phải nói trên trời, dưới biển, từ câu chuyện cơm áo gạo tiền,
đến chính trị, đúng là đủ thứ thượng vàng hạ cám. Tôi thấy yêu cuộc sống còn
nhiều vất vả những cũng không ít niềm vui, nỗi buồn đôi khi chỉ là “niềm vui nỗi
buồn rất vỉa hè”. Cũng chỉ tự nhủ kiếm sống vui vầy, không quan tâm mấy đến
chính trị thời cuộc. Nhưng có lẽ cái chất yêu nước vẫn luôn ở trong mạch máu cơ
thể. Nên khi đọc một số trang viết trên mạng thấy sao có những giọng điệu đầy
nhiễu nhương, tiêu cực và cay độc, thiếu xây dựng đến vậy.
Nhân sự việc liên
quan GS Chu Hảo, một số kẻ “mượn gió bẻ măng”. Nhất là những kẻ tự cho mình quyền
phán xét cao hơn cả tòa án. Bài của Nguyễn Trang Nhung đầy giọng điệu kích bác,
kích động, phán rằng các bậc trí thức “phải lên tiếng” liên quan đến việc GS
Chu Hảo. Trang Nhung còn viện dẫn thơ:
“Nếu phải chọn
ánh sáng và bóng tối
Giữa tiền bạc và lợi ích dối gian
Giữa cuộc đời đầy rẫy lời trái ngang
Tôi sẽ chọn đứng về người bất khuất.”
Nếu Nhung thích những
câu thơ này một cách trung thực và đứng về người bất khuất thật thì giọng điệu
và cách thể hiện đã khác – phải có tính xây dựng mới phải. Qua việc này rõ ràng
Nhung tự xưng đứng về “người bất khuất” nhưng lại đi kích bác những trí thức –
những người đang bận rộn với công việc, cuộc sống - phải làm như y phán. Nhung
không biết rằng những người trí thức, lao động chân chính họ không nhàn rỗi đi
làm “loa miệng” như Nhung, việc tung tin kích bác, tạo sóng gây rối dư luận để
kiếm sống như Nhung thì đúng là một cách rất chi là hèn, thiếu đức và không hề
“nhung” chút nào Nhung ạ.
Bài “Tôi ra khỏi đảng
vì muốn làm người tự do” của Thân Thế Thi gần đây
cũng liên quan GS Chu Hảo, nhưng trong đó Thi nói về “tấm gương” của Thi
nhiều hơn, rằng, Thi toan tính cho bài toán dạ dày nên đã xin vào Đảng Cộng sản
dù chưa hiểu sâu sắc, hiểu lơ mơ về Đảng Cộng sản. Và Thi trúng độc dược “tẩy
não” của một số kẻ cơ hội, thù địch hoặc đích thị chính Thi là kẻ cơ hội, nhất
là khi vấn đề “bài toán dạ dày” đã được giải quyết thì Thi quay ngoắt 180o
xin ra khỏi Đảng. Và một số người cũng trong hoàn cảnh tương tự, dù bày tỏ công
khai, quá khích hoặc có những lập luận này nọ về việc rời bỏ lời thề họ đã thề,
rời khỏi chỗ đứng họ đã chọn. Họ có còn trọng lời thề của chính mình hay
không?. Suy cho cùng âu cũng là vì cái anh lợi ích “cuộc sống tự do thoải mái”
với nhu cầu cá nhân mãi dâng trào, có khi nào họ biết nhìn xung quanh và quan
sát mặt đất không. Còn đâu tâm trí để họ nghĩ hay đồng cảm với những con người
vẫn lao động cần kiệm, vẫn làm việc và đấu tranh, và vẫn sống vui vẻ tự tại còn
rất nhiều xung quanh trong xã hội chúng ta.
Tôi cho rằng, con đường
trưởng thành của một người đó là ngày càng hiểu được thế nào là biết được khiêm
tốn, sống biết điều, xây dựng. Họ học được cách phát triển bản thân, là khi biết
cách trân quý thời gian, sẽ luôn cố gắng từng ngày để trở thành con người mà bản
thân hằng mong muốn.
Sống và chọn chỗ đứng,
đi con đường như Trang Nhung và Thế Thi thì chả “nhung” và cũng chả “thi vị”
chút nào. Đúng là càng “to mồm” càng lộ bản chất toan tính “bài toán dạ dày” mà
thiếu đi cái nhìn, cái tâm thiện chân đối với nhân dân và dân tộc…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét