Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Thư ngỏ của giám mục Nguyễn Thái Hợp và Nguyễn Thành Thái: Trò bịa đặt trơ trẽn (Kỳ 1)

Mấy năm gần đây hiện tượng có nhiều linh mục hoạt động chống đối chính quyền nổi lên rất nhiều. Lợi dụng các sự cố tiêu cực của đất nước, hoặc tình trạng căng thẳng rối ren bên ngoài, các linh mục lại hoạt động mạnh hơn, những bài giảng mạnh bạo hơn, kết nối những thành phần chính trị đối kháng trong và ngoài nước để tạo thêm thế lực.

Những linh mục này ngày càng trơ trẽn can thiệp vào chính trị, không cần biết giới hạn của tự do tôn giáo là ở đâu. Họ tự xem họ là các lãnh chúa địa phương, xem nhà thờ là diễn đàn chính trị, xem giáo dân là những lực lượng quân đội của họ.
Các bài giảng trong các thánh lễ gần đây lúc nào cũng trực tiếp hay gián tiếp kích động giáo dân liều mạng để chống chính quyền. Chúng tôi không thể kể hết những trường hợp xảy ra nhiều lần ở nhà thờ dcct hay các vụ lấn đất, biểu tình ăn vạ ở vài giáo xứ.
Do đó, chúng tôi chỉ chọn một vài điểm trong 2 bài giảng tiêu biểu, một của giám  mục Nguyễn Thái Hợp, và của Gm Nguyễn Thái Thành, cách nhau 10 ngày (Sau vụ tổng biểu tình 10 và 11 tháng 6/2018 vừa qua) và mời Gs Nguyễn Mạnh Quang nhận xét. (sh).

Kỳ 1: Trò bịa đặt trơ trẽn 
I- Dẫn nhập
Tôi đã nghe bài giảng “Hãy tìm lại những gì đã mất” của GM Nguyễn Thái Hợp đọc trước hơn 40 ngàn giáo dân ở Nghệ An vào ngày 13/6/2018 (https://youtu.be/fvXT7ZGCBQQ) và cũng đã đọc Lời kêu gọi của GM Thomas Nguyễn Thái Thành, GM phụ tá Địa phận Orange, Hoa Kỳ gửi “tín hữu và đồng hương” ngày 23/6/2018, tức 10 ngày sau bài giảng của GM Nguyễn Thái Hợp.
Xin có vài nhận xét gửi đến các ông.
II- Những điều nói sai sự thật lịch sử và gian dối trong hai bài giảng trên đây
Trong bài nói chuyện “Hãy tìm lại những gì đã mất” của GM Nguyễn Thái Hợp, tôi chú ý đến những phát biểu sau đây:
A. GM Nguyễn Thái Hợp nói “… tìm lại những gì đã mất, đòi lại những gì bị người khác đã chiếm, đã cầm nhầm…” (phút 11:48).
Trên trang “Sứ điệp Chúa đến”, có bài tựa “Cho dù của cải thế gian này có quan trọng biết bao đối với các con, thì những của cải ấy cũng chẳng có giá trị gì. Tuy nhiên, nhiều người đã dành phần lớn cuộc sống của họ để theo đuổi giấc mơ nổi tiếng, giàu có, và thu gom tài sản vật chất cho mình, những thứ có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào”. Vậy GM Nguyễn Thái Hợp, quan trọng của cải đến đỗi kêu gọi mọi người phải “đòi lại” những gì đã mất, có phải là đi ngược với lời Chúa dạy hay không?
Thâm ý của ông GM Hợp trong câu nói này là nói đến việc đòi lại những ruộng đất và các bất động sản khác đã bị chính quyền ta lấy lại trong những năm 1955-1958 (ở miền Bắc). Những thứ này Giáo hội La Mã đã ăn cướp của dân ta trong những năm 1862-1945.
GM Hợp “đòi lại” là nói ngược.
1- Thí dụ như vào năm 1862, lúc liên quân Pháp – Tây Ban Nha mới chiếm 3 tỉnh miền Đông, những châu thành hay tỉnh lỵ đều chưa có một ngôi nhà thờ nào cả, dù là ở vùng ngoại ô. Đây là sự kiện thứ nhất.
2- Giáo hội La Mã cũng không có một thửa đất hay ruộng nào cả. Nếu có, số lượng ruộng đất này cũng rất ít do việc dựa vào quyền lực của chính quyền thời Nguyễn Ánh trong những năm còn kết thân với GM Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) mà có.
Sau gần trăm năm cai trị đất nước Việt Nam, đã có biết bao nhiêu ngôi nhà thờ to lớn vĩ đại với tháp chuông cao chót vót, có bao nhiêu ngôi nhà thờ đủ loại, có bao nhiêu chủng viện, bao nhiêu tu viện, bao nhiêu trường đại học, trung học, tiểu học, bao nhiêu nhà thương của Giáo hội La Mã (một số trong những thứ này đã bị tịch thu từ sau năm 1954 ở miền Bắc và sau ngày 30/4/1975) ở miền Nam, và bao nhiêu cơ sở khác vẫn còn thuộc Giáo hội La Mã.
Xin đặt vấn đề như thế này:
1) Phải chăng Giáo hội La Mã đã xuất tiền bạc của Vatican từ La Mã (Rome) đem sang Việt Nam để mua sắm vật liệu, thuê mướn kiến trúc sư vẽ họa đồ, thuê mướn những tay thợ chuyên nghiệp (thợ nề, thợ mộc, điêu khắc gia, thợ sơn, họa sĩ) và thuê mướn nhân công để xây cất hàng ngàn công trình kiến trúc vĩ đại trên đây của riêng Giáo hội La Mã tại Việt Nam?
2) Phải chăng Giáo hội La Mã đã xuất tiền của Vatican từ La Mã (Rome) đem sang Việt Nam để tậu hay mua số lượng ruộng đất trồng trọt cũng như đất đai để thiết lập các cơ sở kinh doanh ở trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam mà Giáo hội đã làm chủ vào thời điểm 1945, và ở miền Nam Việt Nam mà Giáo hội làm chủ vào thời điểm 1975?
Ai cũng biết rằng trong những năm 1862-1945, Giáo hội La Mã đã dựa vào quyền lực của chính quyền Bảo hộ Liên minh Pháp – Vatican để cướp đoạt của dân ta mà có. Đây là sự thực được Linh mục Trần Tam Tỉnh ghi lại nơi các trang 76-78 trong sách Thập giá và lưỡi gươm (TP. Hồ Chí Minh. Nxb. Trẻ, 1978).
Ngoài việc dựa vào chính quyền Bảo hộ, Giáo hội La Mã còn sử dụng những con chiên Việt gian làm trung gian để cướp đoạt tài nguyên hay bất động sản của đất nước ta. Nhờ vậy mà Giáo hội La Mã mới có thể có những số lượng ruộng đất khổng lồ và những bất động sản khác như hàng chục ngàn ngôi nhà thờ, các chủng viện, các tu viện, các trường học, các nhà thương và rất nhiều cơ sở khác ở rải rác khắp mọi nơi trên toàn quốc.
Hiện nay, theo thống kê https://vi.wikipedia.org đăng năm 2018, toàn quốc có 26 giáo phận, mỗi giáo phận có cả trăm giáo xứ kê khai, tổng cộng tất cả 3,174 giáo xứ.
Vậy thì, những bất động sản mà Giáo hội cướp đoạt của dân tộc Việt Nam trong những năm từ năm 1862 đã bị chính quyền Việt Nam quốc hữu hóa từ sau năm 1954 cũng chỉ là việc làm công bằng theo châm ngôn “Cái gì của Cezar phải trả lại cho Cezar”.
B. Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói: “Chúng ta hãy mở rộng con tim…” (phút 12:48).
Chúng tôi nhận thấy đó chỉ là lời nói một chiều, nghĩa là bảo người nào khác mở rộng con tim để làm theo ý của mình, trong lúc chính mình không làm thế:
1) Bản thân Giáo hội La Mã nói chung đều không những “đã không mở rộng con tim” mà còn dạy các con chiên của họ nhất quyết cưỡng bách những người thuộc các tôn giáo khác phải theo mình.
- Muốn thành hôn với con chiên Ki-tô thì phải từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền của gia đình, phải theo đạo Ki-tô thì mới được tiến hành lễ thành hôn.
- Ngày xưa, lúc mà quyền hạn còn rộng lớn, nhà thờ luôn có chiến dịch truy lùng những dân ngoại giáo, bắt họ theo đạo, nếu không thì vu cho họ là phù thủy, là tà giáo.
- Những tòa án dị giáo là bằng chứng của sự dã man và là những vết thẹo tội lỗi không thể quên đối với nhân loại. Thế mà,
- Giai đoạn Cộng sản nổi lên thì nhà thờ lại vận động cả thế giới xem Cộng sản là kẻ thù của nhân loại, làm phòng tuyến chống Cộng sản và chụp mũ những ai chống lại Giáo hội. Hệ lụy của hành động này ở Việt Nam còn sâu đậm và kéo dài cho đến ngày nay, cả trong nước lẫn ngoài nước. Điển hình là những hành động của GM Nguyễn Thái Hợp và các Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Khải, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Duy Tân, Phan Văn Lợi, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Lễ…
2) Chịu ảnh hưởng của sách Phép giảng 8 ngày của Linh mục Alexandre De Rhodes, khinh miệt các nền văn hóa khác ở Á Đông như đạo Phật, Lão, Khổng… Linh mục Bùi Đức Sinh cũng gọi những người thuộc tín ngưỡng khác là “man di”. Trong cuốn sách Lịch sử Giáo hội Công giáo – Phần Nhất (Saigon: Chân lý, 1972),
tr. 200-208, ông LM này sử dụng từ “man di” tới 26 lần để nói về các nhóm dân thuộc các tôn giáo khác.
C. Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói: “Chúng ta cầu nguyện cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay hãy từ bỏ ý thức ngoại lai” (phút 15:00).
Đầu tiên, nghe câu nói này, trên các diễn đàn xã hội như Facebook, thiên hạ cười ầm lên. Trước tiên người ta nhìn vào bộ lễ phục Roma mà ông đang mặc, nghi lễ đạo Chúa mà ông đang làm, hình ảnh Jesus mà ông đang tôn thờ… tất cả đều là tư tưởng và văn hóa ngoại lai.
Chúng tôi hiểu thâm ý của GM Nguyễn Thái Hợp là kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Marx, chống lại nhà cầm quyền.
Thứ nhất: Nói ra câu nói trên đây là tự chứng tỏ rằng, GM Nguyễn Thái Hợp chẳng biết gì về chủ nghĩa Marx cả. Lý do khiến cho ông ở vào tình trạng không biết như vậy là vì đề tài này nằm trong môn lịch sử thế giới. Tại các quốc gia nằm dưới quyền kiểm soát của Giáo hội La Mã như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, môn học này bị cấm ngặt, không được đưa vào trong chương trình học ở bậc trung học cũng như ở bậc đại học. [Nguyễn Hiến Lê, Đời viết văn của tôi (Westminster, CA 1988), tr. 99-10, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê (TP. Hồ Chí Minh. Nxb. Văn học, 1993), tr 354-356]. Vì thế mà GM Nguyễn Thái Hợp cũng như những người đồng nghiệp, những người đồng đạo với ông nói riêng và tất cả người Việt Nam sinh ra, lớn lên và tiếp nhận sở học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 nói chung đều không biết gì về chủ nghĩa này và rất nhiều điều khác.
Chủ nghĩa Marx là do hai ông Karl Marx và ông Friederick Engels (1820-1895) nêu lên trong bản Tuyên ngôn Cộng sản công bố vào năm 1848. Bản Tuyên ngôn này có chủ đích xóa bỏ tình trạng bất công và mâu thuẫn về chính trị cũng như về kinh tế. Đại khối dân nghèo lao động làm việc quần quật từ 14 hay 15 giờ một ngày, một tuần 6 ngày, và tuần nào cũng như tuần nào đều phải làm như vậy mà vẫn phải sống trong cảnh đói lạnh, cơ cực nghèo khổ.
Hồi thế kỷ XVIII và XIX, và ở Việt Nam trong những năm Liên minh xâm lược Pháp – Vatican thống trị nước ta gần một thế kỷ, giới lao động phải làm việc tới 12 giờ một ngày, có khi nhiều giờ hơn và hoàn toàn không được hưởng những quyền lợi nào cả.
Trong khi đó, nhóm thiểu số dựa vào thế lực nhà thờ cấu kết với nhà nước độc quyền nắm hết các phương tiện sản xuất trong xã hội để bóc lột tối đa giai cấp bị trị, đặc biệt là giai cấp lao động. Như vậy giai cấp thống trị mới có thể sống đời vương giả trong những lâu đài, dinh thự xa hoa tráng lệ, ăn chơi phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của giới lao động nghèo nàn khốn khổ.
Nhờ có hai ông Marx, Engels mà các nhà chính khách yêu nước mới thành công trong việc tranh đấu cho quyền lợi của giới lao động và dân nghèo chống lại những hành động bóc lột của giới tư bản (hồi thế kỷ XVIII và XIX).
Ngày nay, chính quyền của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước tư bản như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, hay các nước dù có độc tài hay chuyên chế toàn trị đến đâu đi nữa cũng đều đã ban hành các đạo luật về lao động với những điều khoản bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống của giới lao động theo đúng như hai ông Marx và Engels đã đòi hỏi.
Ai cũng biết rằng, ngày nay tất cả mọi người trong giới lao động, bất kể là trí thức hay chân tay, công chức hay công nhân viên của bất kỳ công ty kinh doanh tư nhân nào cũng đều qui định chế độ làm việc như sau:
1/ Chỉ phải làm có 8 giờ một ngày hay 40 giờ một tuần (nếu làm thêm thì được tính tiền phụ trội).
2/ Mỗi năm được nghỉ xả hơi từ 2 tuần đến một tháng hay nhiều hơn để cùng với gia đình đi đây đi đó (annualy leaves) mà vẫn được hưởng tiền công hay tiền lương đầy đủ.
3/ Được quyền nghỉ khoảng 10 ngày hay nhiều hơn cho trường hợp đau yếu (sick leaves) mà vẫn được hưởng tiền công hay tiền lương đầy đủ.
4/ Được hưởng tiền bồi thường tai nạn lao động.
5/ Được hưởng tiền hưu trí khi đến tuổi về hưu.
6/ Được hưởng tiền cấp dưỡng nếu chẳng may rơi vào trường hợp không thể làm việc để mưu sinh và khi ở vào tuổi già yếu.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Là người có nhân tính đều phải biết ơn những người đã dành cả cuộc đời để tranh đấu cho lý tưởng cao đẹp này, trong đó hai ông Marx và Engels là những người có công đầu và lớn nhất.
Từ đầu thập niên 1940, Đảng Cộng sản Việt Nam và Mặt trận Việt Minh đã khôn khéo sử dụng sự hấp dẫn của chủ nghĩa Marx để huy động và lôi cuốn được toàn thể nhân dân đứng lên cùng chung sức đánh đuổi liên minh giặc cướp nước này để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và họ đã thành công, trong khi các bậc tiền nhân ta trong các thế hệ 1862-1940 thất bại.
Như vậy, rõ ràng hai ông Marx và Engels hay chủ nghĩa cộng sản là ân nhân của tất cả mọi thành phần lao động trên thế giới, trong đó có các giáo dân đáng thương của ông. Ấy thế mà ông không những đã không tỏ lòng biết ơn họ mà lại còn thù ghét chủ nghĩa Marx đến tận xương tận tủy.
Trong lúc đó, các đối tượng được thờ kính của các tôn giáo Á Đông là những ân nhân của nhân loại đã có công biên soạn những phương cách xử thế để cho người đời sống với nhau (1) bằng lý lẽ công bằng vừa mắt ta ra mắt người, không cưỡng bách người khác phải làm những gì theo ý mình (kỷ sở bất dục, và thi ư nhân), (2) bằng lòng nhân ái coi người trong thiên hạ như anh em một nhà (Tứ hải giai huynh đệ), (3) bằng tinh thần “yêu chuộng hòa bình” (dĩ hòa vi quý), (4) bằng lòng nhân từ, và đại lượng, lượng cả bao dung, “có thương kẻ dưới mới là người trên”…
Vậy những hành động thờ phượng các đấng đối tượng của người dân Á Đông không hề có ý đồ kính thờ để cầu xin được Cứu Rỗi (vị kỷ và ích kỷ).
D. Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói: “Hãy cầu nguyện cho nước Việt Nam được độc lập…” (phút 19:39 -20:32).
Thật là hết sức nực cười! Suốt chiều dài trăm năm nô lệ giặc Tây, tức là thời kỳ Việt Nam dưới ách thống trị của Liên minh giặc Pháp – Vatican, dân ta bị bóc lột đến tận xương tủy. Vì thế mà chỉ mấy tháng đầu xuân năm Ất Dậu 1945, con số người chết đói lên đến 2 triệu người. Thế mà không ai nghe thấy mấy ông giám mục hay linh mục nào kêu gọi giáo dân “cầu nguyện” cho đất nước Việt Nam được độc lập. Không những thế, giới tu sĩ Ca-tô áo chùng đen và tập thể con chiên của ông còn hồ hởi đi theo giặc, chỉ đường dẫn lối cho giặc, tiếp tay cho giặc đánh chiếm Việt Nam và theo chân giặc trong các cuộc hành quân để giết người bừa bãi, đốt nhà, thiêu rụi miếu, đền, đình, chùa, hãm hiếp đàn bà con gái và cướp của, lấy đi những gì có thể mang đi được.
Ngày nay, đất nước ta đã được độc lập hoàn toàn và được gần như toàn thể gần 200 hội viên của tổ chức Liên hiệp quốc công nhận, quốc kỳ Việt Nam đã và đang ngạo nghễ tung bay sánh cùng với gần 200 quốc kỳ của tất cả các thành viên khác của tổ chức quốc tế này. Ấy thế mà giữa thanh thiên bạch nhật, đứng trước hàng chục ngàn con chiên và hàng triệu người theo dõi qua Youtube “https://youtu.be/fvXT7ZGCBQQ”, Giám mục Nguyễn Thái Hợp lại dám mở miệng kêu gọi đàn chiên của ông “Hãy cầu nguyện cho nước Việt Nam được độc lập…”. Thật là khôi hài và ngược ngạo hết sức!
Tôi nhớ lại chuyện gần đây, một anh chàng trẻ tuổi tên là Việt Khang, vì lý do nào đó, cải đạo theo Ca-tô giáo. Anh ta liền sáng tác những bài hát cũng có lời lẽ ngược đời như “Việt Nam tôi đâu?”. Trên diễn đàn thư tín đọc ở trang nhà sachhiem.net, ông Trần Quang Diệu có phản bác lại một câu đích đáng như sau:
“Phải chi hồi sau năm 1885 khi Vua Hàm Nghi xuất bôn trốn vào rừng và ra Hịch Cần Vương, chạy dài đến ngày 7.5.1954 mà có người sáng tác nhạc, hỏi “Việt Nam tôi đâu?…” thì nó quý biết bao nhiêu?”.
(Còn tiếp một kỳ)
GS. Nguyễn Mạnh Quang
(http://sachhiem.net/NMQ/NMQ99.php 28-Sep-2018)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 520

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét