Vân
Hương
Như thành lẽ thường,
thỉnh thoảng lướt web, tôi bắt gặp những bản tin, những câu chuyện khá khôi
hài, cười ra nước mắt bởi những tinh thần “anh hùng bàn phím” thi nhau giật
tít, cứ tưởng cư dân mạng chúng tôi “mù dở” không biết gì mà toàn đưa chuyện,
đơm đặt, lạ đời đến vậy sao?. Là người không hay tham gia bình luận gì trên
mạng, nghĩ rằng vô bổ, mất thời gian và cũng chẳng hay ho gì. Nhưng hôm nay tôi
vẫn phải lên tiếng, dù sao cũng chia sẻ với quý vị bạn đọc về quan điểm của
riêng mình.
Đó là câu chuyện ‘Nhân
cách “Thằng” và “Ông”’ của tác giả Nguyệt Quỳnh đăng trên trang Đàn Chim Việt, viện dẫn từ câu chuyện về phiên
tòa xét xử cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, ông đã từng được Nhà nước phong tặng
danh hiệu cao quý nhất “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân”, rồi ông thượng
tá Phan Văn Anh Vũ và Đinh Ngọc Hệ, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, rồi “nghĩ đến chữ “thằng” trong văn hóa dân gian
VN. Người Việt ta xưng hô ai đó là “ông” để bày tỏ lòng kính trọng, và gọi bằng
“thằng” những kẻ hèn hạ đáng khinh”. Nếu chỉ dừng lại bằng câu chuyện đó
thì tôi cho rằng tác giả đang trăn trở vì đất nước khi những quan chức khi có
vị trí lãnh đạo, được mọi người tín nhiệm, tin tưởng thì lại sai phạm, tham
nhũng để ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân. Nhưng tôi đã lầm, câu chuyện
tác giả Nguyệt Quỳnh nhằm hướng tới có chủ đích của mình đó là quy chụp cho rằng “…Ngày nay các quan to của nước ta đa số
là quan tham…Không ai chối cãi rằng bạo lực cộng sản đã hủy diệt ý thức và đánh
gục ý chí của dân tộc Việt sau hơn 70 năm cầm quyền… thái độ dũng cảm gần đây của số đông người
dân VN trước các dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng… nước ta ngày nay những kẻ làm
tướng lĩnh, làm lãnh đạo chỉ toàn là “Thằng” cả…“ĐM Cộng Sản, ĐM Tòa.”
Như vậy đã rõ rằng, tác giả chụp mũ luôn
cho các lãnh đạo của nước ta đã số là “quan tham”. Thử hỏi tác giả, nếu vậy thì
đất nước phát triển thế nào được. Đừng vì hiện tượng chỉ là thiểu số mà đẫ vội
vàng quy nạp cho đa số, bởi nó không đúng với thực tế.
Chúng ta ai cũng biết
rằng, tham nhũng là hiện tượng tiêu cực xã hội, tồn tại ở nhiều quốc gia trên
thế giới, nó có tác động tiêu cực đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động
đúng đắn của bộ máy nhà nước và công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản
trở các nỗ lực phát triển của mỗi quốc gia. Vì thế đối với Việt Nam ta, người
dân ai cũng biết và rất phấn khởi khi công tác phòng, chống tham nhũng được
Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và không khoan
nhựng với giặc nội xâm này. Theo thống kê 5 năm trở lại đây, việc chống tham nhũng
đã có kết quả tích cực, Nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham
nhũng, đã đưa 68 vụ án, 57 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp
vào diện theo dõi, chỉ đạo; đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 40 vụ
án với 500 bị cáo (10 bị cáo với 11 án tử hình, 19 bị cáo với 20 án tù chung
thân, 459 bị cáo tù có thời hạn từ 12 tháng đến 30 năm,...). Có một số vụ án đặc
biệt nghiêm trọng lâu nay được cho là “nhạy cảm” được chỉ đạo xử lý dứt điểm,
nghiêm minh, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng, trong đó đã
thi hành kỷ luật 56 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó
có 11 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, khai trừ Đảng 1 Ủy viên
Trung ương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị. Như vậy so với thông tin mà tác giả
nêu ở trên thì so với hàng triệu cán bộ lãnh đạo các cấp, số người thuộc diện
vi phạm phải xử lý là thiểu số chứ không phải là đa số, và việc xử lý của Đảng,
nhà nước là nghiêm minh, không có vùng cấm không ai không biết điều đó.
Tác giả còn nhận định là “…Không ai chối cãi rằng bạo lực cộng sản đã hủy diệt ý thức và đánh gục
ý chí của dân tộc Việt sau hơn 70 năm cầm quyền…”, nói vậy mà tác giả không biết ngượng mồm, bởi vì chính tác
giả lấy ý chủ quan cá nhân để cho rằng số đông người cũng nhận định xuyên tạc
như mình vậy. Rõ rằng nếu là người dân Việt Nam, ai cũng hiểu rõ về sức mạnh
của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ đó mà chúng ta có
được độc lập, tự do, đất nước mới phát triển được như ngày hôm nay. Dĩ nhiên
chúng ta không phủ nhận rằng vẫn có những khó khăn, trở ngại khi đổi mới đất
nước. Bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào muốn thay đổi phong tục tập quán, nếp
sống sinh hoạt, văn hóa hay quan điểm, chủ trương phát triển đều gặp khó khăn
chứ không riêng gì Việt Nam, bởi lẽ đối với mỗi cá nhân thì ít ai muốn thay đổi
thói quen của bản thân mình chứ nói gì đến việc muốn thay đổi cả xã hội, cả dân
tộc. Vì thế khi thực hiện đổi mới, vẫn còn có những vấn đề vướng mắc, cản trở
vì một số tư tưởng cố hữu, không muốn đổi mới, hoặc có những cá nhân, tổ chức
do lợi ích của mình vẫn giữ quan điểm, cách làm cũ,… Nhưng thực tế cho thấy,
suốt hơn 70 năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, chính trị - xã hội
ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng
cao. Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi;
tình hình đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có chuyển biến
rõ nét hơn giai đoạn trước. Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ
Anh nhận định: “Việt Nam là thị trường có sức hấp dẫn nhất, đứng đầu trong 10
nước có tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai”. Những kết quả đó là bằng chứng
hùng hồn của sự vươn lên xây dựng “một quốc gia phồn thịnh” với đúng nghĩa thực
sự, khẳng định tính tuyệt đối và không thể phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Tác giả
Nguyệt Quỳnh còn cho rằng “…thái độ dũng cảm gần đây của số
đông người dân VN trước các dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng…” thì lại càng thiếu khách quan và
không hề có cơ sở. Bởi vì hiện tượng hồi tháng 6 vừa qua khi Quốc Hội thảo luận
về dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng, thì lợi dụng sự kiện này, một số kẻ cơ hội,
tiêu cực bất mãn được sự mua chuộc, kích động của những phần tử chống đối đã
lôi kéo, dùng tiền mua chuộc một số người dân tụ tập đông người, gây rối
trật tự công cộng, trong đó một nhóm thanh niên hung hăng kích động mọi người
gây rối, phá hoại bất kỳ cài gì xung quan mình, họ hô hào, kêu gọi, hùng hổ và
cứ như thể mình đang diễn trò trên phim hành động nhằm phá hoại trật tự công
cộng, đập phá trụ sở cơ quan nhà nước. Đây đâu phải là hình ảnh minh chứng về
cái gọi là “thái độ dũng cảm gần đây của số đông người dân” mà chỉ là cá biệt một nhóm người
bị kẻ xấu lợi dụng để phá rối an ninh trật tự trên địa bàn một số địa phương.
Chưa hết, tác giả Nguyệt Quỳnh bằng lời lẽ thô thiển,
tục tĩu của mình chửi rủa chế độ, có lẽ do không có cách nào thuyết phục được
độc giả, nên tác giả dùng cách này? Tôi cho rằng tác giả rất thiếu tôn trọng
người đọc, thiếu sự văn minh trong con người tác giả, và hiển hiện sự hận thù,
bất mãn, không thỏa mãn ý đồ cá nhân nên đã viện dẫn từ câu chuyện về một số
quan chức bị xử lý rất cá biệt, đến câu chuyện phá rối trật tự công cộng và
cuối cùng là thể hiện một trình độ văn hóa, nhận thức rất thấp kém khi chửi rủa
lãnh đạo, chửi chế độ, chửi Đảng “…nước
ta ngày nay những kẻ làm tướng lĩnh, làm lãnh đạo chỉ toàn là “Thằng” cả…“ĐM
Cộng Sản...”. Đúng là đọc thông tin của tác giả Ngọc Quỳnh ở bài viết này
thì ai cũng thấy bị xúc phạm. Vì vậy, chúng ta cần chắt lọc thông tin kẻo những
lời lẽ kiểu như bài viết của tác giả Ngọc Quỳnh sẽ gây ra những hiểu lầm, mất
niềm tin và chia rẽ người dân, phá vỡ sự bình yên chúng ta đang thụ hưởng, và
chúng ta cần tỉnh táo, tránh bị lạm dụng để đưa ra những nhận định thiếu
khách quan, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự của đất
nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét