Đối
thoại Shangri-La hay còn gọi là Hội nghị an ninh cấp cao châu Á (SLD), lần thứ
12 sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ 31/5 đến 2/6 tại khách sạn
Shangri-La, Singapore. Quy tụ trên dưới 400 quan chức quốc phòng, giới ngoại
giao, học giả đến từ 40 quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ. SLD được xem là
diễn đàn an ninh, quốc phòng quan trọng nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đối
thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh biển Đông xảy ra một loạt các
sự kiện “nóng” về các vụ va chạm giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực
(bắn cháy tàu cá, nã súng vào ngư dân Việt Nam, Trung Quốc lại bị Philippines
kiện ra tòa án quốc tế vì tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough… ) khiến
biển Đông liên tục dấy lên những cơn “sóng to gió lớn”.
Ảnh minh họa.
Điều
quan trọng đặc biệt thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đó là trong lần đối
thoại thứ 12 này Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đích thân tham dự và làm
diễn giả chính tại diễn đàn. Sự hiện diện của người đứng đầu Chính phủ một nước
tại diễn đàn dành cho các quan chức quốc phòng hàng đầu khu vực và thế giới hứa
hẹn một quyết tâm “công phá những âm mưu ở biển Đông”, thể hiện thái độ
trọng thị, yêu hòa bình và tôn trọng các quy tắc ứng xử trên biển. Đồng thời,
khẳng định vai trò quan trọng mà SLD đóng góp trong các thảo luận liên chính
phủ về quốc phòng và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đối
với Việt Nam
thì sự hiện diện của Thủ tướng còn là một thông điệp mạnh mẽ khẳng định quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo và giải quyết
các vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Thay vì dùng “súng đạn” chúng ta sẽ thực
hiện sách lược ngoại giao mềm, đây là con đường hiệu quả nhất để Việt Nam đường
đường chính chính công khai bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình và buộc
Trung Quốc phải tôn trọng các quy tắc ứng xử hòa bình trên biển Đông, chứ không
thể hàm hồ, hành xử như “xã hội đen” như những hành động vừa qua.
Tất
nhiên những vấn đề mà cộng đồng quốc tế và Việt Nam quan tâm như: an ninh hàng hải,
tranh chấp chủ quyền biển, chống các mối đe dọa xuyên quốc gia… sẽ được Thủ
tướng đề cập trong bài phát biểu. Đồng thời nêu rõ quan điểm, lập trường của
Việt Nam
là tham gia tích cực vì hòa bình và ổn định khu vực.
Shangri-La:
“Viên đạn thứ 12 công phá âm mưu ở biển Đông”
Xưa
trong Tam Quốc có chuyện Trần Lâm (người có tài dùng văn), đã viết một bài hịch
để hiệu triệu các anh hùng, hào kiệt trong thiên hạ thảo phạt Tào Tháo. Bài
hịch nhanh chóng đến tay Tào Tháo khi ông đang bị đau đầu phải nằm trên giường
dưỡng bệnh. Nào ngờ, xem xong bài hịch Tào Tháo không những không tức giận mà
còn hết lời khen ngợi “Lời văn viết hay lắm, bệnh đau đầu của ta đã được trị
lành rồi”.
Nay,
cuộc đối thoại tại Shangri-La sắp tới đây được ví như “viên đạn thứ
12” (Shangri-La lần thứ 12) quyết tâm công phá âm mưu của những kẻ muốn
xưng bá ở Biển Đông. Thủ tướng Việt Nam đại diện cho tiếng nói hòa bình của
cộng đồng quốc tế đọc bài diễn văn để kêu gọi và thức tỉnh những ai mắc căn
bệnh “tham lam, muốn độc chiếm biển Đông” sẽ trị hết bệnh và sống hòa hảo với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bạch
Dương
Hội nghị Shangri-La rất được đông đảo nhân dân Việt Nam trông đợi sẽ là nơi mà nhân dân ta được nghe ý kiến của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - người đứng đầu chính phủ Việt Nam phát biểu, nêu ý kiến về những vụ việc căng thẳng do tranh chấp trên biển đông, về vấn đề chủ quyền biển đảo, các hành động trái với luật pháp quốc tế, gây hấn với các tàu cá Việt Nam,... của Trung Quốc. Lời của Thủ tướng sẽ là định hướng đối sách của nước ta trong vấn đề nóng Biển Đông.
Trả lờiXóaNhân dân mong chờ những gì là hợp lý lẽ, luật pháp quốc tế sẽ được tôn trọng sau cuộc hội nghị quốc tế lớn này
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một thông điệp mạnh mẽ khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo và giải quyết các vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Toàn thể nhân dân Việt Nam rất trông chờ vào bài phát biểu khai mạc hội nghị lần này, bởi chúng ta đã phải chịu nhiều sự lấn át của Trung Quốc trong những vụ tranh chấp song phương giữa hai nước trên bàn đàm phán cũng như nhẫn nhịn nhiều hành động trơ trẽn, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là tấn công ngư dân Việt Nam ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Trả lờiXóaHội nghị lần này, nếu có được sự đồng thuận từ các quốc gia khác trên thế giới, Trung Quốc sẽ phải dè chừng các hành động của mình, và Việt Nam ta sẽ có nhiều lợi thế trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo