Việt
Nam
chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan tới Biển Đông bằng các biện pháp
hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Ngày
19/4, phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Biên giới tổ chức ở London, bà Nguyễn
Thị Minh Nguyệt, Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại
giao khẳng định: Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan tới
Biển Đông; trong đó có tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Theo
bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Việt Nam cũng hoan nghênh sự đóng góp tích cực của
tất cả các nước trong và ngoài khu vực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo
đảm tự do và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Phóng
viên TTXVN tại Anh dẫn lời bà Minh Nguyệt, cho biết Việt Nam đang tiếp
tục đàm phán với các nước trong khu vực để từng bước giải quyết tranh chấp trên
biển. Nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam đã cùng các nước
ASEAN xây dựng nhiều văn kiện quan trọng như Tuyên bố về cách ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của ASEAN về
Biển Đông. Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở
Biển Đông (COC).
Việt
Nam
nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không làm phức
tạp hóa tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Việt
Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải và cùng các bên liên quan đảm bảo an ninh,
an toàn hàng hải cho tàu thuyền các nước qua lại Biển Đông, phù hợp với Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Đại
diện Việt Nam cũng cho biết đối với vấn đề chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử để chứng minh việc
thực hiện chủ quyền của mình một cách liên tục và hòa bình, ít nhất là từ thế
kỷ 17, khi 2 quần đảo này chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Đối với
các vùng biển chồng lấn, Việt Nam chủ trương đàm phán để tìm giải pháp công
bằng, thỏa đáng cho các bên liên quan trên cơ sở áp dụng luật pháp quốc tế.
Cùng
tham luận trong chủ đề Biển Đông, các học giả cho rằng tính chất phức tạp của
tranh chấp ở Biển Đông đã dẫn đến những khó khăn về khía cạnh kỹ thuật trong
quá trình tìm giải pháp, đặc biệt là nỗ lực phân định biên giới. Ông Henry
Bensurto Jr, Trợ lý cao cấp tại Văn phòng Thứ trưởng phụ trách chính sách của
Bộ Ngoại giao Philippines, cho rằng "tuyên bố chủ quyền về cái mà Trung
Quốc gọi là đường 9 đoạn" là bất hợp pháp xét dưới góc độ luật quốc tế,
đặc biệt là UNCLOS.
Theo
Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Đại học Quốc
gia Singapore, UNCLOS, nhất là những điều khoản về giải quyết tranh chấp,
đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy một giải pháp toàn diện cho
tranh chấp ở Biển Đông./.
Theo
TTXVN
Việt Nam chúng ta luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử theo đúng quy định quốc tế, vậy mà khi đó Trung Quốc, một cường quốc lớn nhất nhì thế giới lại có những hành vi tranh chấp trên biển đông một cách ngang ngược, đê hèn, chèn ép. Đáng giận nhất là việc ngư dân Việt Nam ta bị chúng xua đuổi, thậm chí tấn công gây thiệt hại nặng nề về cả vật chất và con người. Phải tranh chấp với một quốc gia lớn mà lại dùng thủ đoạn như vậy, chúng ta thật sự đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự thật vẫn là sự thật, Việt Nam chúng ta có những bằng chứng xác thực đủ sức khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Trả lờiXóaTôi cũng đồng tình với chủ trương giải quyết tranh chấp biển Đông hiện nay bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng các điều ước và luật pháp quốc tế. Bởi lẽ Trung Quốc là một nước rất mạnh về tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đối đầu trực tiếp chúng ta không thể thắng lợi. Chúng ta đang cố gắng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp đa phương hóa, cho thế giới biết về các bằng chứng lịch sử cũng như các điều ước quốc tế,... để chứng minh được chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.
Trả lờiXóaTôi tin tưởng vào đường lối đối ngoại của chúng ta hiện nay