@
Thành Long
Với tôi cuộc
đời mình thật đơn giản, bởi lẽ tôi không ham muốn nhiều tiền tài, địa vị chỉ cầu
mong sao cho gia đình và xã hội được bình an, hạnh phúc. Các cụ ta thường nói
“có sức khỏe là có tất cả”. Đúng vậy, ngẫm từ mình mà ra, với cái tuổi xưa nay
hiếm nhưng được cái nhờ trời phú cho sức khỏe nên tôi đi đâu, làm việc gì cũng
không ngại. Được cái bằng từng ấy năm nhưng tôi chưa ốm đau bao giờ, chỉ có xổ
xuýt qua loa. Có sức khỏe và chăm chỉ làm ăn nên bây giờ cuộc sống gia đình
cũng dư giả, con cái có việc làm ổn định, mỗi anh một dinh cơ cũng tương đối
đàng hoàng, các cháu chăm ngoan, học giỏi... Đúng là bây giờ sung sướng thật, đất
nước phát triển nên đời sống của mỗi gia đình người dân như chúng tôi có cuộc sống
vật chất dư giả, đời sống tinh thần nang lên gấp bội phần, nhất là công nghệ
thông tin phát triển, có những cái như trong mơ vậy. Anh con cả đi công tác nước
ngoài nói chuyện với ông bà, vợ con qua hệ thống mạng, điều đặc biệt lại còn
nhìn thấy mọi người như đang ở nhà vậy... rồi nữa đọc gì cũng có, có tuốt ở
trên mạng. Nhưng thú thực cũng không ít phiền toái, cũng nhiều thông tin viết lấy
được, không hiểu họ lấy ở đâu, nhưng bịa chuyện như thật vậy. Có sự việc mình
chứng kiến hẳn hoi nhưng khi đọc thông tin trên mạng thì sai lệch hoàn toàn, nhất
là hôm rồi tôi đọc bài viết với tựa đề “Ðố đảng Cộng Sản dám đối thoại” của Ngô
Nhân Dụng.
Đọc tiêu đề bài viết với người dân bình thường
như tôi cũng nhận thấy đây là con người cực kỳ trịch thượng, coi bản thân mình
hơn tất thảy, “nói như thánh phán”. Thực ra với Ngô Nhân Dụng hay Nguyễn đình Cống
thì cư dân mạng chẳng ai lại gì, một kẻ tung người hứng có độ chuyên nghiệp cao
trong nói xấu, miệt thị người khác. Trong bài viết rất nhiều tình tiết “ly kỳ”
đến khó tin, và cái bản mặt thực chất là đây, Ngô Nhân Dụng viết “...
Ðại Hội 12 vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin và đường lối chính trị cũ... Ðảng Cộng
Sản không chấp nhận đối thoại, không dám tranh luận với ông Nguyễn Ðình Cống vì
họ cần ôm lấy các quyền lợi quá lớn! Ðảng sợ cách mạng lắm! Còn “học thuyết
cách mạng” nào đâu mà ông Võ Văn Thưởng vẫn bô bô nói? ... Võ Văn Thưởng kêu gọi
đối thoại và tranh luận nhưng chính ông ta cũng chưa biết mình phải đối thoại
và tranh luận như thế nào!”.
Thưa tác giả
“đáng kính” trong xã hội ta vẫn duy trì bàn bạc dân chủ trong dân chúng đấy
thôi, thông qua Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tiếng nói
của nhân dân luôn được tôn trọng lắng nghe như góp ý kiến vào xây dựng Hiến
pháp, được bàn bác những vấn đề liện quan đến khu dân cư, địa phương, gia đình
và xã hội “quyền con người được ghi trong Hiến pháp”... Tuy vậy, trên thực tế vẫn
còn đây đó có hiện tượng sai trái, như ở Đồng Tâm mà tác giả nêu và còn một số
chỗ, nhưng đấy chỉ là cá biệt không phải là tất cả. Còn những cái rất được
trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước tác giả lại lờ đi không
nhắc tới, không thèm đả động. Phải chăng đây là ý đồ của tác giả để kích động
dân chúng thiếu hiểu biết.
Tác giả cố đổ lỗi cho người khác, điều đó có nghĩa là chính
tác giả đã bỏ lỡ cơ hội để thương yêu, nuôi dưỡng bản thân một cách hợp lý với
những sự hiểu biết chân tình trong tâm mình, vậy nên thói quen săm soi lỗi của người khác có xu
hướng tăng lên, chỉ nhìn thấy những khuyết điểm, những lỗi lầm mà không chú ý
nhìn nhận những điều tốt đẹp vượt trội của người khác, sống ở trên đời “ai chả
mắc sai lầm” phải không tác giả. Có điều chính chúng ta tự ngẫm xem mình đã làm
được gì cho dân tộc này...
Điều này có thể đưa tác giả đến việc làm giảm giá trị toàn
bộ cuộc sống của chính mình và xã hội, nhất là đồng loại, dân tộc đã sinh ra và
cưu mang một con người. Thật bi thảm chính tác giả đã bỏ qua những điều quý giá
và cơ hội trong cuộc sống, không nhìn thấy khả năng thành thật trong bản thân
mình. Vì thế, tác giả phải chấp nhận những gì mình đang làm, bị người đời chê
trách, phỉ báng là điều không trách khỏi, bởi “quy luật nhân quả”.
Trên thực tế, mọi người đều muốn được thương yêu - muốn được
mọi người chú ý và thừa nhận những khía cạnh tích cực của bản thân, muốn được
quan tâm và tôn trọng nhưng chính tác giả lại làm trái với luân thường đạo lý,
đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, phá vỡ sự bình yên trong lòng dân chúng
thì làm sao có được sự yêu thương cơ chứ. Sự tồn tại trong con người tác giả
chỉ là mưu lợi ích cá nhân tầm thường, bán rẻ lương tâm cho quỷ giữ.
Trong thực tế cuộc sống, hầu hết chúng ta đều không muốn bị
đánh giá, bị phê bình và từ chối. Việc trau dồi thói quen nhìn thấy những điều
tốt đẹp của bản thân và của người khác mà có thể đem lại cho mình và mọi người
niềm hạnh phúc khiến cho chúng ta cảm nhận và mở rộng tình thương yêu để dần từ
bỏ thói quen chỉ nhìn thấy lỗi lầm của người khác. Vấn đề này nên được xem là
cái tâm của mỗi chúng ta. Chúng ta có
thể vẫn thấy những điều chưa hoàn thiện của người khác, nhưng tâm chúng ta hiền
dịu hơn, biết chấp nhận và rộng lượng hơn, biết chia sẻ chân tình với với người
ấy thì chính cái tâm chúng ta dần sáng hơn với cuộc đời.
Suy cho cùng, nếu chúng ta thường nghĩ đến những tài năng,
những phẩm chất tốt của người khác thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và người
khác cũng vậy. Chúng ta sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người khác, và gia
đình của chúng ta, môi trường và hoàn cảnh sống của chúng ta sẽ hòa hợp hơn.
Gieo những hạt giống từ những hành vi tích cực ấy ở trong tâm thức của mình,
chúng ta sẽ tạo nhân duyên cho những mối quan hệ hòa ái, mục đích trong cuộc
sống đời thường sẽ tốt đẹp tăng lên gấp bội phần. Chứ đâu giống như Ngô Nhân Dụng tuyên bố “Ðố đảng Cộng Sản Việt Nam
dám để yên cho người dân tự do thảo luận, rồi tranh luận về Ðổi Mới Chính Trị!
Cho ăn kẹo cũng không dám!”, có lòng tin sẽ thấy những điều tốt đẹp ... Xin hãy
làm điều thiện để đất nước ta thái bình phải không các bạn.
( nguồn: internet0
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét