@ Vọng Đức
Trên một vài phương tiện thông tin đại chúng, được được biết vào ngày 7/2/2017 tại
Hội An, Quảng Nam,
“Viện Phan Chu Trinh” được thành lập. Người “sáng lập và điều
hành” là nhà văn Nguyên Ngọc (NN). Thật đáng tiếc đã chuyển nghề sang làm
nghề chính trị!. Trong
buổi ra mắt, ông NN còn giưới thiệu những gương mặt “sáng giá” của Viện gồm: Bà Nguyễn Thị Bình (Cháu của Cụ PCT), cựu Phó Chủ tịch nước, làm Chủ tịch danh dự của Viện; ông Nguyên Ngọc là Chủ tịch Hội đồng Viện; ông
Chu Hảo (nhóm “Thư ngỏ 61”) nguyên Thứ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ, là Phó Chủ tịch Hội đồng Viện; ông Nguyễn Sự, cựu Bí thư
Thành ủy Hội An, là Phó chủ tịch Hội đồng Viện; ông Vũ Thành Tự Anh, giảng viên
trường Đại học Fulbright, là Ủy viên Hội đồng Viện, ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó Trưởng ban Tuyên
giáo trung ương, được dư luận đánh giá
là người có tư tưởng đổi mới chống “chủ nghĩa tư bản thân hữu- lợi ích nhóm.
Trở lại nói về NN, người khởi xướng viện PCT,
nhiều người đã trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thì khó
có thể quên được tác phẩm văn học sáng giá “Đất nước đứng lên” của ông. Nhưng
khi biết ông “khởi xướng” “Ban vận động
Văn đoàn độc lập” thì họ nói rằng: đáng tiếc cho một cây bút tâm huyết với “Đất
nước” nay lại đi con đường khác, thậm chí đi theo đuôi một con đường lầm lẫn.
Còn nhớ vào ngày 3/3/2014 NN đã “thay mặt cho
61” cây bút trong và ngoài nước phát lời Tuyên bố kêu gọi thành lập “Văn đoàn
độc lập Việt Nam” trên mạng internet. Cùng với Tuyên bố nói trên, một trang web
cùng tên ra đời. Ngay lập tức, các trang mạng có xu hướng chống chế độ xã hội
do Đảng CS Việt Nam
lãnh đạo ra sức tâng bốc xem đây như một sự kiện chính trị “động trời”. Không
phải là không có lý, khi người ta đánh giá vụ việc như vậy. Trên đài Châu Á tự
do (RFA)- một kênh chuyên chống Cộng- đã chớp thời cơ, bình luận rằng: Đây “một
bước tiến của xã hội dân sự” ở một chế độ độc tài toàn trị. Vậy “Văn đoàn độc lập Việt Nam” là cái gì?
Xin có mấy commet sau:
Thứ
nhất: Về “nhân sự”
của “Văn đoàn độc lập Việt Nam”.
Thành phần của “Ban vận động” do NN lãnh đạo
có nhiều “gương mặt chính trị” nhớp nhúa (về nhân cách- trở cờ, xám hối) và tâm
thần “có vấn đề” như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng
Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ
Chi (boxit), Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng
Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc,
Nguyễn v.v.. Trong số này còn có cả những kẻ đào tẩu ngồi ở nước ngoài sống
bằng nghề viết bài chống cộng lấy nhuận bút “xã hội”- từ những kẻ có hận thù với
cách mạng, không dán ở lại trong nước như Vũ Thư Hiên.
Không phủ nhận rằng, trong bối cảnh không ít
cán bộ, Đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống của nên người ta có thể bức
xúc với xã hội hiện hữu…Tất nhiên đó là quyền của mọi người. Nhưng không có bất
cứ ai(trừ những kẻ tâm thần) lại dám xúc phạm Hồ Chí Minh …Thế mà trong Ban vận
động đã có kẻ cả gan làm việc đó. Chẳng hạn Bùi Chát trong nhóm “Mở miệng” gồm
4 tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Đợi và Nguyễn Quán được “xuất bản” tập thơ in photo, 2002. Cái gọi là tập thơ này
ngôn từ từ tục tĩu khiến có người bảo nhau chớ cho bon trẻ xem… BC đã dùng thủ pháp giễu cợt nhại thơ để vu cáo,
xuyên tạc, bôi nhọ… nhằm “hạ bệ các thần tượng”, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Hoặc Phạm Đình Trọng (vốn là nhà văn
quân đội…vì một lý do nào đó) đã viết bài xuyên tạc Chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách
mạng Việt Nam.
Y viết Chủ nghĩa Mác đưa người ta về cuộc sống bầy đàn…Ở các nước Tư bản không
còn các ông chủ bóc lột…sản phẩm thăng dư khoa học, máy móc tạo ra…Thật là hết chỗ
nói cho một trí thức “dân chủ” xám hối…
Thứ
hai, Cách đặt vấn đề : “Tuyên
Bố” thành lập “Ban Vận Động” đã cho thấy nhân cách của NN. Có người cho rằng,
đây là thủ đoạn “láu cá”, “lách luật” của NN. Thành lập Ban vân động, về thức chất
là lập hội. Nhưng NN còn sợ an ninh, nên tung ra cái gọi là “Ban vận động” để
thăm do dư luận ... Một người đàng hoàng thì không làm như NN.
Thứ
ba, về trí tuệ và tư tưởng chính trị của NN như thế nào?
Câu chuyện là thế này- Trong một hoạt động
chuẩn bị cho đại hội Hội Nhà văn Hà Nội, nhà thơ Bằng Việt (ngồi ở vị trí đoàn chủ tịch…) đã thông tin đã nhận được ý kiến chất vấn của đại biểu về trường
hợp ông Phạm Xuân Nguyên: “ông Phạm Xuân Nguyên đương nhiệm Chủ tịch
Hội Nhà văn Hà Nội mà lại tham gia Ban vận động Văn đoàn Độc lập – một tổ chức
dị biệt về quan điểm chính trị lẫn nghề nghiệp. Và Bằng Việt nói vui rằng “Phạm Xuân Nguyên bắt cá hai tay, vừa
có vợ vừa có bồ” thì không có gì sai.
Điều này khiến NN
nổi giận, định làm to chuyện. NN đã gọi điện và nhắn tin đe dọa Bằng Việt: “Cậu đã xem lại clip về
cuộc họp của bộ phận thơ cậu vu khống về tuyên bố của Ban vận động Văn đoàn Độc
lập. Cần thiết thì tôi sẽ gửi
lại cho cậu nguyên văn Tuyên bố ra mắt của chúng
tôi. Cậu cần một cải chính và một
lời xin lỗi đàng hoàng công khai”.
Bằng Việt đành phải viết
thư ngỏ để trả lời. Trong một đoạn thư của
BV viết: Tuyên bố thành lập BVĐ viết: “Sau
năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần
một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa… văn hóa
Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị
nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc”. BV phân tích: công
cuộc phục hưng dân tộc mà nền tảng là phục hưng văn hóa, tác giả chỉ kể đến từ năm 1975 trở đi! Vậy Cách
mạng tháng Tám 1945 là để làm gì, tác giả cố ý quên! Nước Việt Nam DCCH ra đời
không phải là một dấu mốc phục hưng dân tộc vĩ đại ư, nhưng đã bị bỏ qua!”.
Thật ra đây chỉ là một sự “lẩm cẩm” của NN mà thôi. Công bằng mà
nói “vì say” đả kích chế độ hiện hữu
và mê con đường “dân ch, nhân quyền”
ngoại nhập, kiếm cơ Tư tưởng PCT nên NN
đã “quên” Cách mạng Tháng Tám và các cuộc kháng chiến mà thôi!
Cuối
cùng trong cái gọi là Viện
PCT người ta hoàn toàn không thấy tinh
thần PCT đâu cả. Vây tinh thần PCT trong giai đoạn cuối đời là gì? Xin được
trích nguyên văn Thư của PCT gửi Nguyễn
Ái Quốc, (từ
Marseille, ngày
18 tháng 2 năm 1922).
Trong Thư này cụ khuyên NAQ sớm về nước để tổ chức lực lượng cách mạng. Cụ viết: “Theo ý tôi thì mình mà học hỏi lý thuyết hay, phương pháp tốt, tóm thâu được chủ nghĩa, có chí mưu cầu lợi quyền cho quốc dân đồng bào, thì đừng có dùng cái lối nương náu ngoại bang để rung chuông, gõ trống, mà phải trở về ẩn náu trong thôn dã, hô hào quốc dân đồng bào đồng tâm hiệp lực đánh đổ cường quyền áp chế, ắt là thành công. Anh không nghe lời tôi nói, anh ở hoài bên này, cứ cái lối đó thì tài năng của anh khác gì công dã tràng.”
Trong Thư này cụ khuyên NAQ sớm về nước để tổ chức lực lượng cách mạng. Cụ viết: “Theo ý tôi thì mình mà học hỏi lý thuyết hay, phương pháp tốt, tóm thâu được chủ nghĩa, có chí mưu cầu lợi quyền cho quốc dân đồng bào, thì đừng có dùng cái lối nương náu ngoại bang để rung chuông, gõ trống, mà phải trở về ẩn náu trong thôn dã, hô hào quốc dân đồng bào đồng tâm hiệp lực đánh đổ cường quyền áp chế, ắt là thành công. Anh không nghe lời tôi nói, anh ở hoài bên này, cứ cái lối đó thì tài năng của anh khác gì công dã tràng.”
Cụ PCT đã đặt cả niềm tin vào Nguyễ Ái Quốc và
con đường cách mạng của Người. Trong thư nói trên có đoạn: “Bây giờ, thân tôi tựa cá chậu chim lồng. Vả
lại, cây già thì gió dễ lay, người già thì trí lẫn, cảnh tôi như hoa sắp tàn,
hiềm vì quốc phá gia vong mà hơi tàn cũng gào cho hả dạ, may ra có tỉnh giấc
hôn mê. Còn anh như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hỏi, lý
thuyết tinh thông, nhưng mà anh chẳng nghe lời tôi anh cứ quanh quẩn bên này
thì làm sao tài năng anh thi thố được. Bởi vậy tôi thành tâm khuyên anh, mong
mỏi anh thay đổi cái phương pháp cũ kỹ đi để mà mưu đồ đại sự. Tôi cầu chúc anh thành công và hy vọng bọn
mình cùng thấy mặt nhau ở quê hương xứ sở”[1].
( bài và ảnh: nguồn internet)
[1]
- Thư gửi Nguyễn
Ái Quốc của Phan Châu Trinh https://nghiemluongthanh.wordpress.com/.../thu-gui-nguyen-ai-quoc-cua-phan-chau-t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét