Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước: “Chuyện cũ đã có từ lâu”.



Trong tác phẩm Thà ít mà tốt (2-3-1923), V.I.Lê-nin đã nêu vấn đề thống nhất giữa cơ quan của Đảng Cộng sản cầm quyền với cơ quan chính quyền gồm 02 câu hỏi:
1.“Làm thế nào có thể kết hợp được một cơ quan đảng với một cơ quan chính quyền xô viết?”,
2.“Phải chăng sự kết hợp linh hoạt của yếu tố chính quyền với yếu tố đảng lại không phải là một nguồn sức mạnh phi thường trong chính sách của chúng ta?”
Trên thực tế, ở nước Nga và Liên Xô trước đây, người lãnh đạo cao nhất của Đảng cũng là người nắm chức vụ cao nhất của Nhà nước. V.I.Lê-nin, người lãnh đạo tối cao của Đảng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng dân ủy (Chính phủ) từ 1917 đến 1924.


Vladimir Ilyich Lenin

Thời kỳ 1924 – 1953, G.Sta-lin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng. Những năm 1953-1991, các Tổng Bí thư Đảng đều là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Xô-viết tối cao.
Còn về Trung Quốc, thì thời Mao Trạch Đông phải đến năm 1943 mới được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chức danh này vốn không phải là Tổng Bí thư (bên Trung Quốc gọi là Tổng Thư ký), đến năm 1982 mới bãi bỏ chức này và lập lại chức Tổng Bí thư (Thư ký). Mãi đến sau ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông mới nắm thêm chức vụ Chủ tịch Chính phủ (từ năm 1954 mới gọi là Chủ tịch nước).
Tuy nhiên, từ năm 1959 thì Mao Trạch Đông không còn nắm giữ chức Chủ tịch nước nữa mà thay vào đó là Lưu Thiếu Kỳ (nắm đến năm 1968). Lúc này 02 chức vụ Chủ tịch đảng, Bí thư thứ nhất (Tổng Bí thư), Chủ tịch nước là 03 chức danh khác nhau do 03 người nắm giữ.
Phải từ năm sự kiện Thiên An Môn với sự ra đi của Tổng Bí thư Triệu Tử Dương thì việc Tổng Bí thư (Giang Trạch Dân) nắm chức Chủ tịch nước mới được Trung Quốc thực hiện nhưng thực chất phải đến thời tận năm 1993 tức phải 04 năm sau khi lên nắm chức Tổng Bí thư (Thư ký) thì Giang Trạch Dân mới trở thành Chủ tịch nước Trung Hoa.
Và tất nhiên, từ Hồ Cẩm Đào trở đi thì việc Tổng Bí thư (Thư ký) nắm chức Chủ tịch nước Trung Hoa mới trở thành tiền lệ được thực hiện.
Như vậy có thể nói, Trung Quốc thực hiện việc người đứng đầu Đảng và Nhà nước chỉ mới thực hiện từ năm 1993 cho đến nay, còn thời kỳ trước chỉ duy có Mao Trạch Đông là tạm thời nắm chức Chủ tịch sau khi Trung Quốc lập nước khoảng 01 nhiệm kỳ, chủ yếu thời kỳ này là giai đoạn đầu nên chưa có người phù hợp nắm giữ, cũng như ở Việt Nam giai đoạn đầu thì Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm luôn chức Thủ tướng.
Ngoài Trung Quốc sau năm 1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước. Thì trước đó các quốc gia kiên định XHCN đã thực hiện việc “01 người nắm giữ 02 chức vụ” này như:
1. Cu-ba, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng.
2. Lào, Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy đồng thời là Tỉnh trưởng.
Còn nói về thế giới Tư Bản hay Quân Chủ thì nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả ở Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng lãnh đạo Đảng cầm quyền trực tiếp nắm bộ máy nhà nước, như:
1. Tổng Thư ký Đảng cầm quyền Singapore đương nhiên là Thủ tướng Chính phủ.
2. Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đồng thời đứng đầu nội các.
3. Chủ tịch Đảng Nhân dân Cambodia đồng thời là Thủ tướng Chính phủ.
4. Nhiều nước ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới cũng được tổ chức tương tự. Ví dự như: Đức, Anh…
Rõ ràng việc “nhất thể hóa” chức vụ của Đảng cầm quyền với chức vụ Nhà nước là cách thức tổ chức mang tính phổ biến trên thế giới vừa củng cố vị thế của Đảng chính trị cầm quyền, vừa tăng cường trách nhiệm quản lý của Nhà nước.
Ở Việt Nam, ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang), cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Và từ tháng 2-1951 là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Chủ tịch Đảng).
Đó là chưa kể từ năm 1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước thì Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam và trở thành lãnh đạo của Cách Mạng Việt Nam, mặc dù lúc này Tổng Bí thư là Trường Chinh nhưng mọi quyết định hoạt động của Đảng đều phải thông qua Hồ Chí Minh (danh xưng từ 1942).
Như vậy, trên thực tế từ năm 1941 đến hết cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1969) thì Người đã là người đứng đầu Đảng, Nhà nước.


Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong thời kỳ từ năm 1941 đến 1969, dưới sự lãnh đạo tối cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh (nắm giữ 02 chức vụ Đảng, Nhà nước) đã cho thấy 01 thời đại huy hoàng của lịch sử Việt Nam, như:
1. Giành lại Độc Lập, Tự Do cho Dân tộc, Đất nước.
2. Tiệt hạ những thế lực chống phá là người Việt (thân Trung Hoa Dân Quốc – Quốc Dân đảng), lãnh đạo cuộc Kháng chiến trường kỳ 9 năm chống Pháp.
3. Diệt giặc dốt, diệt giặc đói.
4. Thực hiện Đoàn kết dân tộc, Đoàn kết tôn giáo:
Ví dụ như: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Tích Trí, Vũ Đình Hòe, Chu Bá Phương, Nguyễn Văn Tố, Bồ Xuân Luật, Phan Anh, Hoàng Minh Giám… vốn là những người trí thức, sỹ phu yêu nước nhưng không thân với Việt Minh, thậm chí là từng ghét Cộng sản (do phế truất triều Nguyễn) nhưng rồi vẫn ra giúp sức cho Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhất là cụ Huỳnh Thúc Kháng còn năm Quyền Chủ tịch nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp năm 1946.
Về Tôn giáo thì: Linh mục Trần Tam Tĩnh có nhận định: “Cụ Hồ Chí Minh rất thành thật tôn trọng tín ngưỡng và tin tưởng người Công giáo. Không có một dấu hiệu nào cho phép trách được rằng, Người nói dối”.
Có thể nói thời kỳ Hồ Chí Minh là thời kỳ Đoàn Kết Dân Tộc nhất. Thời đại Hồ Chí Minh!
5. Năm 1958, ở Miền Bắc đã sản xuất được mẫu ô-tô 4 chỗ thử nghiệm đầu tiên “Made in Vietnam” với sự nội địa hóa hơn 70% mang số hiệu QS-000001.
6. Về Kinh tế (chỉ nói trước năm 1963, vì sau năm đó là chiến tranh phá hoại) thì:
– Giai đoạn đầu tiên là 1955-1963, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có mức tăng trưởng kinh tế cao (GDP bình quân đầu người tăng 1,7 lần). Giai đoạn thứ 2 là năm 1964 tới 1975, kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tăng trưởng bấp bênh bởi sự đánh phá của Hoa Kỳ cho đến khi chiến tranh kết thúc.
– Đến năm 1957, miền Bắc đã có gần 460.000 người tham gia sản xuất thủ công nghiệp (gấp 2 lần số thợ thủ công năm 1941, là năm phát triển cao nhất thời Pháp thuộc); cung cấp 58,8% sản phẩm tiêu dùng trong nước.
– Đến cuối năm 1957, toàn miền Bắc đã khôi phục được 681 km đường sắt, khôi phục và xây dựng thêm 10.607 km đường ô tô. Các bến cảng (Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy) được tu sửa và mở rộng, góp phần rất quan trọng trong giao lưu hàng hoá, phục hồi kinh tế.
– Năm 1957, mức sản xuất công nghiệp miền Bắc đã vượt đến 2,7 lần mức sản xuất trong năm 1955 và khôi phục lại được mức sản xuất cao nhất thời Pháp thuộc (năm 1938). Tổng sản lượng công nghiệp trong thời kỳ 1955-60 ước tính tăng 37% mỗi năm.
– Tính chung, sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với 1960, công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc. Công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp giải quyết 80% nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân. Xây dựng 100 cơ sở sản xuất mới và nhiều nhà máy, khu công nghiệp được mở rộng. Đến năm 1965 đã xây dựng được 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh nâng tổng điện lực cung cấp cao hơn 3,4 lần.
Xét riêng giai đoạn 1960-1975 thì ngoài công nghệ nặng như than, điện lực, gang sắt tăng 2-8 lần.
Tính tổng giai đoạn 1955-1975 thì giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1975 tăng gấp 16,6 lần năm 1955, bình quân tăng mỗi năm 14,7%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp tính bình quân đầu người năm 1975 đã đạt mức cao hơn nhiều so với năm 1955, trong đó: điện gấp 13,8 lần, than 4,8 lần, xi măng 25,2 lần, giấy 14,5 lần, vải 4,8 lần, đường 4 lần. Năm 1975 miền Bắc đã có 1.335 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, tăng 323 xí nghiệp so với năm 1960. Vị trí của công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội tăng từ 32,7% năm 1960 lên 42,6% năm 1975; thu nhập quốc dân từ 18,2% lên 28,7% trong 15 năm tương ứng.
7. Mậu dịch quốc nội
– Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 so với năm 1955 tăng gấp 7,8 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần; kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu tăng từ 9,1% năm 1945 lên 17,0% năm 1955; riêng thời kỳ 1958-1964 đạt tỷ lệ 63,7%.
– Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng nhân dân tính bình quân đầu người đã tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người của gia đình công nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 73,8%.
Nguyên do, không tính từ năm 1964 về sau là vì:
Bắt đầu từ năm 1964, Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành chiến tranh không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc chiến tranh được Mĩ tiến hành chủ yếu bằng không quân và một bộ phận hải quân. Thiệt hại vật chất Hoa Kỳ gây ra là rất lớn. Ước tính của Hoa Kỳ cho biết trong 4 năm của Chiến dịch Sấm Rền (1964 – đầu 1968), họ đã phá hủy lượng vật chất trị giá khoảng trên 600 triệu USD, tức mỗi năm khoảng 25% GDP của toàn miền Bắc đã bị Mỹ phá hủy. Hầu hết cầu cống quan trọng và toàn bộ 6 tuyến đường sắt bị đánh hỏng. Phải đến giữa năm 1974, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới xây dựng lại được nền kinh tế với tổng sản lượng bằng mức năm 1965.
Như vậy, có thể thấy dưới thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm giữ 02 chức vụ cao nhất của Đảng, Nhà nước là thời kỳ mà Việt Nam (cụ thể là miền bắc) đã có sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt. Điều đó cho thấy sự ưu việt của việc “tập trung quyền lực” về 01 người nhưng không bỏ qua sự Lãnh đạo chung của Tập thể (BCH Trung Ương Đảng), là sự phát huy tối đa của chủ trương “Tập thể lãnh đạo, Cá nhân phụ trách” cũng cho thấy việc“Dân chủ tập chung” được thực hiện 01 cách rõ ràng và nhất quán khi Chủ tịch Đảng vừa là người đề ra đường lối, chủ trương vừa là người điều hành, chỉ đạo việc thực hiện. Việc này đảm bảo tính ổn định và lâu dài tránh việc “trên bảo, dưới không nghe” hay “trên nói một đằng, dưới làm một nẻo”.
Có thể nhìn thấy bài học rõ nhất là Trung Quốc, sau năm 1954 khi Mao Trạch Đông không nắm chức Chủ tịch nước nữa thì những chủ trương mà Mao đưa ra như “Đại Nhảy vọt, Cách Mạng văn Hóa Vô Sản” đều bị biến tấu và bị lũng đoạn thành cuộc chiến “Quyền Lực” gây nên nhiều khủng hoảng, sóng gió… và tất nhiên tội lỗi đều phải nêu Mao đầu tiên bởi ông ta là người đề ra, còn người thực hiện thì chả mấy ai quan tâm đâu. Cho nên sau một thời gian dài hơn 30 năm để thiết lập bộ máy chính quyền hiệu quả phải đến sau khi Tổng Bí thư Triệu Tử Dương không thể làm gì tốt hơn để dẹp sạch Thiên An Môn (lúc này Tổng Bí thư không có thực quyền Chính phủ) thì Trung Quốc mới nhận ra việc Lênin (Liên Xô) đã đúng khi người đứng đầu Đảng cũng phải là người đứng đầu Nhà nước, từ đó Trung Quốc bắt đầu đi lại con đường mà Lênin đã chỉ ra từ năm 1923.
Còn nói về các nước như Lào, Cuba là 02 quốc gia XHCN đã thực hiện việc này từ lâu hơn thì có thể thấy tình hình chính trị của 02 quốc gia này cực kỳ ổn định có khi giờ còn hơn Việt Nam, trong đó về nhiều mặt (Y học, Thủ công nghiệp…) thì cả Cuba và Lào đều có sự phát triển và bảo toàn tốt hơn Việt Nam.
Còn nói về các quốc gia không theo con đường XHCN như Singapore, Pháp, Anh.. thì việc người đứng đầu Chính phủ cũng là người đứng đầu Đảng cầm quyền đã cho thấy sự ưu việt trong điều hành Đất nước ra sao. Nếu nói 01 ví dụ so sánh gần đây thì nhìn nước Mỹ hiện nay, ông Donald Trump tuy là Tổng thống Mỹ nhưng lại không phải là Chủ tịch đảng Cộng hòa cho nên ngay chính trong nội bộ đảng này cũng rất là lộn xộn, việc nước Mỹ đang hoạt động hiện nay cả trong và ngoài nước cũng rất lộn xộn, hôm trước nói một kiểu xong hôm sau lại nói theo một kiểu khác, trước sau bất nhất.
Từ đó kết lại:
Việc hiện nay ở Việt Nam hiện giờ xu hướng Tổng Bí thư nắm giữ chức Chủ tịch nước không phải là chuyện lạ mà trước đây đã từng có và còn được thực hiện trước cả Trung Quốc từ lâu, việc này là sự học tập và thực hiện theo cách thức điều hành Nhà nước Soviet mà Lênin đã thực hiện ở Liên Xô. Cần lưu ý rằng Nước ta lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng lý luận chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng chính trị. Cả Lênin cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đều tuân thủ triệt để việc “Một người nắm giữ 02 chức vụ”.
(theo báo Tinh Hoa)

1 nhận xét:

  1. Theo tôi thấy việc “tập trung quyền lực” về 01 người nhưng không bỏ qua sự Lãnh đạo chung của Tập thể (BCH Trung Ương Đảng), là sự phát huy tối đa của chủ trương “Tập thể lãnh đạo, Cá nhân phụ trách” cũng cho thấy việc“Dân chủ tập chung” được thực hiện 01 cách rõ ràng và nhất quán khi Chủ tịch Đảng vừa là người đề ra đường lối, chủ trương vừa là người điều hành, chỉ đạo việc thực hiện. Việc này đảm bảo tính ổn định và lâu dài tránh việc “trên bảo, dưới không nghe” hay “trên nói một đằng, dưới làm một nẻo”. Do đó việc hiện nay ở Việt Nam hiện giờ xu hướng Tổng Bí thư nắm giữ chức Chủ tịch nước theo tôi thấy là phù hợp và đúng đắn.

    Trả lờiXóa