Ông Viktor và bà Amalija Knavs bố mẹ của Đệ nhất Phu nhân
Melania Trump, vừa được cấp quốc tịch Mỹ ngày 9/8/2018. Ảnh: AFP
Là khái niệm để chỉ việc áp dụng những nguyên tắc, cách thức xử
lý khác nhau cho cùng một vấn đề hay một tình huống, do đó việc áp dụng
"tiêu chuẩn kép" dưới bất kỳ tình huống nào đều được xem là một hình
thức vi
phạm tất cả các nguyên tắc về sự công bằng, nó được xem như một loại thành kiến
và không công bằng về đạo đức, một sự phi lý bởi vi phạm một cách mạnh mẽ châm
ngôn cơ bản của luật học hiện đại: “tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật, không thiên vị dù là theo tầng lớp, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo,
chính trị, tuổi tác...”. Nói một cách sòng phẳng, đây là cách gọi lịch sự
để chỉ tính hai mặt, tính cơ hội thực dụng, mập mờ, vô nguyên tắc của một hành
động nào đó.
Vài thập kỷ gần đây, khái niệm "tiêu chuẩn kép" ngày càng được đề cập khá thường xuyên trong quan
hệ chính trị - ngoại giao thế giới, trong đó phần lớn vụ việc liên quan đến Mỹ.
- áp dụng "tiêu chuẩn kép" trong cuộc
chiến chống khủng bố, sau sự kiện 11-9-2001, Mỹ tiên phong trong việc kêu gọi
thế giới chống khủng bố, đây cũng được coi là vấn đề ưu tiên trong chiến lược
an ninh quốc gia được tất cả các ứng cử viên nhắc đến trong tranh cử Tổng thống
Mỹ. Tuy nhiên, định nghĩa về “khủng bố” lại bị Mỹ áp dụng "tiêu chuẩn
kép" dẫn đến việc hiện nay chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang có khuynh hướng
bành trướng toàn cầu. VD cho việc áp dụng TCK của Mỹ là Al-Queda tấn công Mỹ
làm hơn 3.000 người Mỹ chết thì đó là khủng bố, nhưng quân khủng bố Chesnia tấn
công nhà hát ở Mátxcơva bắt giữ 850 người làm con tin, tấn công trường tiểu học
ở Beslan (Nga), bắt giữ gần 800 trẻ em làm con tin, đánh bom làm hàng trăm
người chết ở nhiều nơi trên đất nước Nga thì được Mỹ coi là tổ chức đấu tranh
đòi độc lập?! Tương tự, VN cung cấp những bằng chứng của nhóm khủng bố Việt Tân
(hoạt động trên đất Mỹ) về những hoạt động giết hại dân thường trong các cuộc
xâm nhập từ Thailand về VN nhằm mục đích lật đổ chế độ chính trị tại VN nhưng
Mỹ vẫn cho rằng không có bằng chứng rõ ràng buộc tội Việt Tân là khủng bố và
tiếp tục dung túng cho các hoạt động của tổ chức này chống phá, lật đổ chế độ ở
VN. Rõ ràng Mỹ đang vì lợi ích chính trị của mình làm lăng kính để đánh giá bản
chất khủng bố. do đó, nếu cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ đứng đầu vẫn áp dụng TCK thì nhân loại sẽ gặp đại họa khủng bố, bởi hiện nay IS
đang xây dựng hệ thống khủng bố toàn cầu.
- áp dụng "tiêu chuẩn
kép" trong vấn đề vũ khí hạt nhân, không thể phủ nhận những nỗ lực của Mỹ
trong việc ngăn chặn phổ biến hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng Mỹ lại
là cường quốc nắm giữ số đầu đạn hạt nhân lớn hàng đầu thế giới, cũng là nước đầu
tiên và duy nhất từng sử dụng vũ khí hạt nhân. Mỹ và một số cường quốc khác coi
công nghệ hạt nhân là sở hữu độc quyền của họ và ngăn cấm thậm chí trừng phạt
các quốc gia khác tiếp cận công nghệ này, bất luận đó là vì mục đích hòa bình
hay phục vụ mục đích dân sinh. Mỹ bao che cho chính sách hạt nhân của Israen, bán
công nghệ hạt nhân cho Ấn Ðộ (nước chưa ký Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân)
nhưng lại kịch liệt phản đối Iran (thành viên NPT) phát triển chương trình hạt
nhân mặc dù Iran khẳng định vì mục đích dân sự. Bên cạnh đó, Mỹ lại sử dụng
"chiếc ô an ninh hạt nhân" để thu hút đồng minh phục vụ cho các lợi
ích riêng của nước Mỹ. Trong
vấn đề vũ khí, gần đây công luận quốc tế cũng lên tiếng về việc Mỹ không cho Afghanistan dùng tiền
viện trợ mua trực thăng Nga (vì lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga sau khi
Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình hồi tháng 3-2014) trong khi ở
một số thương vụ, Mỹ đã thản nhiên gỡ bỏ trừng phạt này để phục vụ lợi ích của Mỹ,
ví dụ như trong việc mua sắm các động tên lửa đẩy vệ tinh hay ngay cả trong
việc mua sắm vũ khí cho Afghanistan.
- áp dụng "tiêu chuẩn kép" trong vấn đề
kinh tế - thương mại, VD rõ nhất là trong tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp
định Ðối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ với 9 nước khu vực châu Á - TBD.
Vì ngành công nghiệp dệt may Mỹ vẫn luôn hỗ trợ cho các cuộc bầu cử Tổng thống
Mỹ nên vẫn được hưởng lợi từ hàng rào thuế quan cao và các chương trình bảo hộ
khác nhau kể từ thế kỷ 18 nên Mỹ đã áp dụng "tiêu chuẩn kép" đối với
tự do hóa thương mại ngành dệt may, gây khó khăn trong quá trình đàm phán qua
việc sử dụng những biện pháp bảo hộ mậu dịch như hàng rào thuế quan, thuế chống
bán phá giá... trong khi Mỹ lại đòi hỏi đối tác khi tham gia TPP, trong đó có
Việt Nam, chấp thuận các quy định mà Mỹ cho rằng sẽ đem lại tính minh bạch,
hiệu quả theo quy luật thị trường đối với các doanh nghiệp nhà nước…
- áp
dụng "tiêu chuẩn kép" trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, Mỹ vẫn tự cho
mình cái quyền được áp đặt các "giá trị" dân chủ, nhân quyền đối với
các quốc gia khác, bất chấp sự khác biệt về thể chế chính trị, truyền thống văn
hóa và trình độ phát triển. Hằng năm, Mỹ ban hành các văn bản luật, báo cáo thường
niên chỉ trích, trừng phạt các quốc gia khác về dân chủ, nhân quyền và tự do
tôn giáo. Trong khi tại Mỹ vấn đề dân chủ, nhân quyền chưa được bảo đảm. Chính
người Mỹ cho rằng 99% dân số Mỹ đang bị đối xử bất công và lao động cật lực để
làm giàu cho 1% còn lại và cách họ phản ứng là qua các cuộc biểu tình "chiếm
phố Wall", để dập tắt các cuộc biểu tình phản đối, Mỹ cũng đã bắt bớ, giam
giữ những người biểu tình (VD sự kiện xảy ra tại cầu Brooklyn ở New York
9-2011. Việc bảo đảm an ninh cho cá nhân người dân vẫn là vấn đề đặt ra cho các
đời tổng thống Mỹ bởi những vụ xả súng kinh hoàng tại các trường học và nơi
công cộng, các vụ nghe lén điện thoại, đọc trộm thư tín, phân biệt chủng tộc, …
vẫn xảy ra như cơm bữa tại đất nước được mệnh danh dân chủ nhất hành tinh! Ngoài
ra, công luận quốc tế cũng nhiều lần lên án các hành vi vi phạm nhân quyền của
Mỹ trong việc ngược đãi tù nhân như tại nhà tù Guantanamo, như mới đây Cuba đã
lên tiếng tại LHQ. Xem ra, nước Mỹ rất cần một chiếc gương "nhân quyền"
để tự soi lại bản than mình.
- áp dụng "tiêu chuẩn kép" trong vấn đề
chất độc màu da cam, đây là một hậu quả rất nặng nề của cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam. Mỹ tuyên bố ưu tiên giải quyết vấn đề này, nhưng trên thực tế
lại có sự phân biệt đối xử hết sức bất công trong việc bồi thường cho các
cựu binh Mỹ và các nạn nhân da cam VN. Một mặt, Mỹ cho rằng, không có bằng
chứng khoa học khẳng định mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe của các nạn nhân
chất độc màu da cam ở VN với việc phơi nhiễm dioxin và từ chối bồi thường cho
các nạn nhân VN (ngoài hỗ trợ VN tẩy độc môi trường, Mỹ chỉ viện trợ với mức độ
hạn chế cho các chương trình chăm sóc y tế cho người khuyết tật, không phân
biệt nguyên nhân). Trong khi đó, Mỹ công nhận danh mục gồm 14 loại bệnh của cựu
chiến binh Mỹ có liên quan tới việc phơi nhiễm dioxin, bồi thường hàng trăm
triệu USD cho các cựu chiến binh này.
Trên
đây chỉ là những vụ việc nổi bật nhất chứng minh Mỹ đã áp dụng "tiêu chuẩn
kép" trong quan hệ với các quốc gia khác. Tuy nhiên, ngay cả trong nước Mỹ,
việc áp dụng “tiêu chuẩn kép” cũng xảy ra, ví dụ như một số chính sách, điều luật
khi áp dụng giữa người da trắng và người da màu, giữa người giàu và người nghèo.
Gần đây nhất là việc cấp thẻ xanh cho bố mẹ vợ TT Trump thành công dân Mỹ
nhờ sự bảo lãnh của con gái Melania Trump theo diện đoàn tụ gia đình trong khi chính
phủ TT Trump đang
thúc đẩy siết chặt hoặc hủy bỏ một số chương trình, đạo luật như ‘sinh ra
ở Mỹ có quốc tịch Mỹ’, quay xổ số thẻ xanh cấp visa định cư ngẫu nhiên
55.000 người nhập cư nước ngoài mỗi năm; đoàn tụ gia đình hay còn gọi là
"nhập cư dây chuyền"; bảo lãnh
'ăn theo' như anh chị em, ... là những người có bà con thân nhân ở Mỹ!
Vậy
đấy, một quốc gia luôn lớn tiếng khẳng định đi đầu về dân chủ, công bằng, văn
minh và tiến bộ, lại là quốc gia "nghiện" áp dụng "tiêu chuẩn
kép", thứ tiêu chuẩn vi phạm nghiêm trọng quyền bình đẳng của con người và
các nguyên tắc cơ bản của luật pháp hiện đại.
Câu nói "Đời thật không công bằng" cũng có thể viện dẫn để miêu tả “Tiêu chuẩn kép”.Bài viết này đã cho tôi thấy nước Mỹ một quốc gia luôn lớn tiếng khẳng định đi đầu về dân chủ, công bằng, văn minh và tiến bộ, lại là quốc gia "nghiện" áp dụng "tiêu chuẩn kép", thứ tiêu chuẩn vi phạm nghiêm trọng quyền bình đẳng của con người và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp hiện đại.
Trả lờiXóa