PGS,TS Đàm Đức Vượng
Gần
đây và hiện nay trên các trang mạng xuất hiện nhiều bài viết và tiếng nói về
lịch sử Việt Nam xoay quanh vấn đề dùng thuật ngữ “chính thể Việt Nam cộng hòa”
thay cho tên gọi “ngụy quân, ngụy quyền”. Tôi phải nói ngay rằng, “Việt Nam
cộng hòa” là một dạng chính quyền làm tay sai cho ngoại xâm, cho nên nó không
phải là một chính thể, mà là ngụy thể. Cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến 30
năm chống xâm lược để giành độc lập tự do, lại xuất hiện một thứ quân đội phản
trắc, chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Đó chẳng phải là ngụy thể hay sao?
Tôi
chưa được đọc bộ Lịch sử Việt Nam 15 tập và cũng không tham gia viết bộ Lịch sử
Việt Nam 30 tập, vì không được mời, nhưng tôi khuyên những người viết sử phải
hết sức trung thực, cẩn trọng khi cầm bút viết về lịch sử Việt Nam, trong đó có
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi đề nghị tái bản lại bộ Lịch sử Việt Nam 2
tập, vì đọc bộ lịch sử này, các tác giả viết khá trung thực, đứng đắn và nghiêm
túc, phản ánh tương đối đúng lịch sử Việt Nam cổ đại, trung đại, cận đại, hiện
đại.
Giữa
lịch sử và chính trị (có thể nói cách khác là giữa lịch sử và lô gích) là những
phạm trù triết học nói lên những đặc điểm quan trọng của quá trình phát triển,
cũng như mối tương quan giữa sự phát triển lôgích của tư tưởng là lịch sử của
sự kiện, lịch sử của bản thân quá trình phát sinh, phát triển của chúng. Lịch
sử thể hiện quá trình hiện thực của sự xuất hiện và hình thành một sự vật nào
đó; trong khi đó, chính trị (lôgich) thể hiện những mối tương quan, những quy
luật liên hệ và tác động lẫn nhau giữa các mặt của sự vật đó, đang tồn tại
trong sự phát triển của nó. Lịch sử quan hệ với chính trị như là quá trình phát
triển nhân quả, trong đó, những mối liên hệ đã được hình thành một cách tuần tự
trong tiến trình của lịch sử. Lịch sử và chính trị nằm trong sự thống nhất biện
chứng. Tính thống nhất giữa lịch sử và chính trị thể hiện ở chỗ trong lịch sử
mang yếu tố chính trị và trong chính trị có yếu tố lịch sử. Tính thống nhất của
lịch sử và chính trị được thể hiện ở mối tương quan và sự lệ thuộc lẫn nhau của
các sự vật và hiện tượng.
Lịch
sử là khách quan, thông qua ngòi bút chủ quan của người viết, thành sử. Ở đây,
có vấn đề phải xử lý tốt giữa lịch sử và chính trị. Tôi không tán thành quan
điểm cho rằng, lịch sử là lịch sử, còn chính trị là chính trị, phải bóc tách nó
ra. Nếu lịch sử là lịch sử, thì sẽ dẫn đến lịch sử “chay”, chủ quan của người
viết, và như vậy sẽ không phản ánh được sự đúng đắn và mối quan hệ giữa lịch sử
và chính trị. Quan hệ giữa lịch sử và chính trị là yếu tố cần thiết trong mối
quan hệ qua lại giữa tất cả các sự kiện lịch sử. Quan hệ giữa các sự kiện cũng
khách quan như bản thân các sự kiện lịch sử. Các sự kiện lịch sử không tồn tại
ở ngoài quan hệ; quan hệ bao giờ cũng là quan hệ của các sự vật. Sự tồn tại của
bất kỳ sự kiện lịch sử nào, những đặc điểm và đặc tính riêng của nó, sự phát
triển của nó tùy thuộc vào mối quan hệ của nó đối với các sự kiện khác của thế
giới khách quan lịch sử. Bản thân những đặc tính tất yếu vốn có của một quá
trình hay một sự kiện lịch sử nào đó, chỉ thể hiện ra trong mối quan hệ của
chúng với những sự kiện lịch sử. Sự phát triển của hiện tượng lịch sử dẫn tới
sự thay đổi mối quan hệ của nó với những hiện tượng khác. Việc thay đổi toàn bộ
những mối quan hệ, mà trong đó, sự kiện đang tồn tại có thể dẫn đến chỗ làm
thay đổi các sự kiện khác. Mối quan hệ giữa lịch sử và chính trị là mối quan hệ
chuyển hóa lẫn nhau. Chính trị tác động vào lịch sử sẽ làm cho lịch sử đi đúng
hướng và cũng là phương pháp để những người viết sử uốn thẳng ngòi bút của
mình. Mối quan hệ giữa lịch sử và chính trị là mối quan hệ có tính chất đặc
biệt. Người viết sử soi thấy bản thân mình khi được chính trị tác động vào.
Chính điều đó, một mặt, lịch sử và chính trị sẽ giải thích đúng bản chất của sự
kiện và hiện tượng lịch sử.
Người
viết sử phải có quan điểm chính trị rõ ràng và vững vàng. Quan điểm về lịch sử
là nguyên tắc của sự vật và hiện tượng trong sự phát triển, sự hình thành của
chúng, trong mối liên hệ của chúng với những điều kiện lịch sử cụ thể quy định
chúng. Quan điểm về lịch sử là cách xem xét hiện tượng như là sản phẩm của sự
phát triển lịch sử nhất định. Quan điểm về lịch sử cũng là một phương pháp
nghiên cứu lý luận nhất định, là sự xác định không phải bất ký sự biến đổi nào,
mà nó xác định sự biến đổi, trong đó, thể hiện sự hình thành những đặc tính và
những mối liên hệ đặc thù của các sự vật quy định về chất, tính đặc thù về chất
của chúng. Quan điểm lịch sử đòi hỏi phải thừa nhận tính chất kế thừa và không
thể đảo ngược của những gì đã diễn ra ngay ở bản thân sự kiện lịch sử. Quan
điểm về lịch sử đã trở thanh một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của
khoa học, gọi là khoa học lịch sử, cho phép khoa học vẽ nên bức tranh khoa học
xã hội sinh động, cũng có thể là cả bức tranh tự nhiên. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp tốt nhất để những người cầm
bút viết sử thêm vững tay hơn. Một trong những đặc điểm của triết học, xã hội
học, lô gích học tư sản hiện đại là phủ nhận nguyên tắc về quan điểm lịch sử, chống
lại quan điểm lịch sử hoặc giải thích nó một cách méo mó theo tinh thần thực
chứng chủ nghĩa, kinh nghiệm chủ nghĩa. Có một số người cho rằng, khi viết sử
không cần xét đến quan điểm lịch sử, mà chỉ cần “chụp ảnh” lại lịch sử là đủ.
Nếu hiểu như thế, khi viết sử sẽ dẫn đến tình trạng vơ quàng, vơ xiên và biến
lịch sử thành một mớ tạp nham, thiếu sự chọn lọc cần thiết. Chính trị là phản
ánh đấu tranh giai cấp, là biểu hiện tập trung của kinh tế. Những tổ chức chính
trị, những tư tưởng sinh ra trên cơ sở kinh tế, lại ảnh hưởng trở lại đến sự
phát triển kinh tế. Những thành tựu mà nhân dân ta đã giành được lá kết quả của
đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những quan hệ giữa các giai cấp
và các dân tộc là thuộc phạm vi chính trị đối nội; những quan hệ giữa các nước
và các dân tộc với nhau trên vũ đài quốc tế là thuộc phạm vi chính trị đối
ngoại. Chính trị đối ngoại là sự kế tục của chính trị đối nội. Chính trị của
Đảng Cộng sản Việt Nam không phải dựa trên những ý muốn chủ quan, mà căn cứ trên
sự tính toán chính xác, khoa học, những nhu cầu của cuộc sống trong xã hội. Nó
dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên sự hiểu biết
và sử dụng chính xác những quy luật phát triển xã hội, vì lợi ích của xã hội.
Để thực hiện đường lối chính trị đúng đắn, cần phải có một tổ chức vững mạnh,
cần phải có những người hiểu biết chính sách của Đảng và Nhà nước, biết thực
hiện chính sách đó, bảo vệ nó đến cùng. Vì vậy, Đảng coi trọng công tác giao
dục chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, cùng với công tác đào tạo cán
bộ.
Chính
trị là mục đích và nhiệm vụ mà các giai cấp trong xã hội theo đuổi trong cuộc
đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp mình, cùng những phương pháp, phương tiện
để giữ gìn và bảo vệ những quyền lợi đó. Chính trị, theo quan điểm của
V.I.Lênin là tham gia công việc của nhà nước, là lãnh đạo nhà nước, xác định
những nhiệm vụ và nội dung hoạt động của nhà nước. Trong guồng máy nhà nước có
hoạt động của lịch sử.
Nhiệm
vụ của nghiên cứu lịch sử là phát hiện những điều kiện và những tiền đề phát
triển cụ thể của những hiện tượng này hay hiện tượng khác; phát hiện tính chất
tuần tự lịch sử của những bước quá độ của chúng từ những giai đoạn tái tạo lịch
sử này sang những giai đoạn tất yếu lịch sử khác.
Nhiệm
vụ của nghiên cứu chính trị được xem như một chiếc chìa khóa để phát hiện lịch
sử hiện thực. Như vậy, chính trị bao hàm lịch sử và lịch sử mang yếu tố chính
trị. Tuy nhiên, cả hai phương pháp nghiên cứu lịch sử và chính trị đều có tính
chất ước định, linh hoạt, bởi vì, chính trị, xét cho cùng, cũng là lịch sử, chỉ
có điều là chính trị không còn cái hình thức lịch sử cụ thể của nó và được
trình bày dưới hình thức lý luận, khái quát; ngược lại, lịch sử cũng là chính
trị, chỉ có điều là mang tính cụ thể của sự phát triển lịch sử. Phép biện chứng
của lịch sử và chính trị có ý nghĩa to lớn đối với lôgích biện chứng, là môn
lôgích phát hiện những quy luật chung của nhận thức các quá trình phát triển
khách quan của lịch sử.
Qua bài viết này theo tôi thấy chính trị bao hàm lịch sử và lịch sử mang yếu tố chính trị. Tuy nhiên, cả hai phương pháp nghiên cứu lịch sử và chính trị đều có tính chất ước định, linh hoạt, bởi vì, chính trị, xét cho cùng, cũng là lịch sử, chỉ có điều là chính trị không còn cái hình thức lịch sử cụ thể của nó và được trình bày dưới hình thức lý luận, khái quát; ngược lại, lịch sử cũng là chính trị, chỉ có điều là mang tính cụ thể của sự phát triển lịch sử.
Trả lờiXóa