Lâu
nay, người ta vẫn nói: “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao
quý”. Nhưng trong cơ chế thị trường hôm nay, những người của nghề cao quý có những
đổi thay làm chúng ta phải suy ngẫm. Không ít người dân phàn nàn về một số biểu
hiện tiêu cực của ngành giáo dục, trong đó có nhiều câu chuyện liên quan đến
hình ảnh người thầy và đạo đức, lối sống của trò. Song, việc bóc mẽ, vạch trần
hành vi tiêu cực của người thầy lại là câu chuyện có phần tế nhị, phải giữ ý tứ
một chút chứ không thể vạch trần trụ ra được.
Khi
lò của ông Trọng rực cháy lên, nó đã thổi vào tâm ý của nhiều người dân và phụ
huynh mạnh dạn nói ra cảm xúc, bày tỏ sự bức thiết phải đốt sạch củi giáo dục,
trả lại sự cao quý của nó. Dân cho rằng, củi giáo dục là mấu chốt sinh ra nhiều
loại củi tiêu cực khác trong xã hội. Vì, nếu đốt sách củi giáo dục, đồng nghĩa
với tẩy sạch tâm trí người thaayd, giáo dục, đào tạo ra những người trò tử tế,
những trò ấy làm việc trong các lĩnh vực, trưởng thành làm ngững người cán bộ tốt.
Tôi
lân la mấy nơi, hỏi chuyện gần xa về củi giáo dục, nghe dân nói, tôi thấy có
cái vui nhưng cái buồn là chính. Buồn vì đã là “nghề cao quý” thì nhân cách, đạo
đức cũng phải tương xứng chứ. Vui vì nhân dân rất tin tưởng củi giáo dục sẽ bị
đốt trụi. Dưới đây xin nêu lên một số nỗi niềm của nhân dân về củi giáo dục:
1)
Theo thời gian, lò ông Trọng cứ cháy lan rộng ra, từ trên trung ương xuống tận
cơ sở, từ cán bộ cấp cao đến cán bộ cấp thấp. Lò đã đốt một số giáo viên bạo
hành học sinh, nhưng chưa xử lý triệt để bạo lực học đường và chưa ngăn chặn được
thói thờ ơ vô cảm trong học đường. Tuy nhiên, một số sự việc cũng làm ầm ĩ quá.
Cần lên án hành vi giáo viên bạo lực học sinh, nhưng cần tìm hiểu kỹ càng hành
động bạo lực ấy là có chủ ý của người thầy vi phạm quy định trong giáo dục hay
chỉ là một cách thức giáo dục không đẹp mắt.
Các
vị cứ nghĩ mà xem, mình có hai người con, dạy bảo mãi nó không nghe lời, nên
đôi lúc phát tức lên mà cho mấy cái bạt tai. Không nên vận dụng phương cách
giáo dục “người roi, voi búa” của các cụ ngày xưa, nhưng đối với những học sinh
cá biệt, dùng lời nói không hiệu quả thì đôi lúc giáo viên bực tức mà đánh vài
cái vào mông cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng mà hiện nay một số phụ huynh quá cậy
quyền hành, chức vụ và tiền bạc để lấn át giáo viên một cách quá đáng; rồi báo
chí cũng vội vàng đưa tin quy kết. Làm như thế không khéo chả giáo viên nào muốn
dạy giỗ học sinh cho nên người nữa, vì họ chọn cách an toàn!
2)
Chuyện chạy điểm, gạ tình trong giáo dục xảy ra khá nhiều, cũng có vụ bị xử lý
đến nơi, nhưng cũng có vụ chưa thấy xử lý cho ra tấm ra món. Vì vậy đang rất cần
lò ông Trọng đốt sạch để làm trong sạch xã hội, người dân không còn ngượng khi
phải thấy người thầy không đủ tư cách và không còn lo lắng với những học trò hư
hỏng. Tuyển người cho đàng hoàng, có đức, có tài vào sư phạm; thiếu chỉ tiêu
thì không tuyển; quy định về nếp sống văn hóa cho chặt chẽ.
3)
Tệ nạn tiền bạc trong giáo dục là không hiếm, nhưng chưa thấy lò ông Trọng đốt
được bao nhiêu. Khi đang học đại học, gặp ông thầy hư tính, có lúc sinh viên phải
đem tiền chạy điểm; hoặc thầy giáo hướng dẫn đồ án, luận văn tốt nghiệp, chưa
có phong bì cảm ơn, có thể thầy đã nói bóng nói gió, gây khó dễ, gạch nhiều đoạn,
bắt làm đi làm lại.
Nhưng cũng có trò lợi dụng lòng tham vật chất của thầy để
chạy điểm để được loại tốt nghiệp cao hơn, được học bổng… Tốt nghiệp sư phạm ra
trường, yêu nghề lắm, muốn được làm giáo viên để cống hiến trọn đời cho ngành
giáo dục, nhưng đi xin việc mà không có tiền đút lót, còn lâu mới được đi dạy,
thậm chí là dạy hợp đồng cũng khó!
4)
Tôi nghe kể, để vào dạy trường công ở Hà Nội (tiểu học, cấp 2, cấp 3), dù quan
hệ cao hay thấp, hầu như không có ai lọt vào mà chả có Bác Hồ đi theo. Người
nào không quen biết thì nhờ vả môi giới mất cả 4 đến 5 trăm triệu, thậm chí nhiều
hơn. Người nào trực tiếp đến gặp lãnh đạo thì đỡ hơn một chút. Nhưng mà hình
như nó đã thành các mắt xích ăn tiền. Đối với giáo viên cấp 3 thì phải qua các
điểm nghẽn như: tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng, phòng tổ chức cán bộ và lãnh
đạo sở giáo dục, phòng biên chế và lãnh đạo sở sở nội vụ. Đối với xin dạy cấp
1, cấp 2 thì tiền phải đi qua các trọng yếu: trường, phòng giáo dục quận, phòng
tổ chức cán bộ, rồi lãnh đạo quận…
Đủ
kiểu tiền, từ bộ phận văn thư đến các phòng ban, ai muốn việc trôi chảy thì phải
đút lót, ít nhiều tùy sắc mặt của cán bộ giải quyết việc và khả năng của người
đi xin việc. Không có tiền cho người ta, cứ thế mà chờ hẹn mùa lúa cút, chạy đi
chạy lại nhiều lần, những mỗi lần lại bị trả lời hồ sơ còn sai, còn thiếu!
Những
câu chuyện dân kể như ở trên, có thể không đúng 100% nhưng không thể là không
có thực. Vậy mà ít người lên tiếng, hay lên tiếng rồi mà vẫn không thay đổi được
gì? Đi vào dân mới biết dân đang rất cần và mong chờ, ngọn lửa lò ông Trọng. Họ
bảo, củi giáo dục không thoát được lò ông Trọng đâu. Chỉ là sớm hay muộn thôi,
kiểu tiêu cực trong giáo dục cũng sẽ bị lò đốt sạch. Mà có đốt sạch củi giáo dục
thì mói nói đến xã hội trong sạch được. Vì ai trưởng thành, làm ông này bà nọ
mà không phải đi qua giáo dục?
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nhiều truyền thống tốt đẹp, trong đó truyền thống “Hiếu học”, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống luôn được các thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát huy. Trong dân gian có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bác Hồ cũng từng khẳng định: Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời. Nhưng trong cơ chế thị trường hôm nay, những người của nghề cao quý có những đổi thay làm chúng ta phải suy ngẫm. Tôi mong rằng những kiểu tiêu cực trong giáo dục cũng sẽ sớm bị loại bỏ. Một nền giáo dục trong sạch thì mói nói đến xã hội trong sạch được. Vì ai trưởng thành, làm ông này bà nọ mà không phải đi qua giáo dục.
Trả lờiXóa