Trong năm tài chính
2013-2014, chính phủ Úc sẽ tài trợ tổng cộng khoảng 159,1 triệu đôla Úc dưới
hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thông qua Quỹ Tài trợ Trực tiếp
(DAP) cho Việt Nam.
Tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số cao gấp 5 lần tỷ lệ này của người Kinh đang là một vấn đề nóng bỏng. (Lê Lê) |
Những mảnh đời kiếm
sống qua ngày
Chị Phùng Thị Ánh,
một người dân tộc Dáy ở phường Bắc Cường, Lào Cai chia sẻ rằng trước đây gia
đình chị sống chủ yếu bằng nghề nông, nhưng từ khi thị xã Lào Cai quy hoạch lên
thành phố, hết ruộng đất, gia đình chị sống trong cảnh làm thuê kiếm sống qua
ngày.
“Chồng tôi làm phụ
hồ, còn tôi đi buôn rau. Công việc lúc có lúc không, đi buôn hôm lãi hôm lỗ.
Hai đứa con đang tuổi đi học nên cuộc sống ngày càng khó khăn”, chị Ánh tâm sự.
Hai năm trước gia
đình chị vẫn thuộc hộ nghèo, hai con đi học còn nhận được sự hỗ trợ nhất định.
Giờ đã thoát khỏi ‘sổ nghèo’ nhưng cuộc sống thì vẫn bấp bênh. Hiện tại gia
đình chị đang phải sống nhờ nhà mẹ chồng vì không có tiền dựng nhà mới sau khi
dỡ ra để sửa nền.
“Ngày xưa gọi là
làng, bây giờ gọi là tổ dân phố. Là thành phố rồi nhưng cuộc sống thì vẫn nghèo
khó lắm”, chị nói.
Còn anh Bùi Văn
Vừn, người dân tộc Mường ở xóm Cáo, xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
phải bỏ nhà, dắt díu vợ con lang thang lên thành phố hành nghề xiếc rong, kiếm
sống qua ngày. Anh Vừn vay tiền ngân hàng để trồng mía, nhưng mía mất giá, bị
ngân hàng siết nợ, cả gia đình đảnh bỏ quê lên thành phố hành nghề xiếc rong để
xin tiền và quần áo mặc.
Sau 10 năm nỗ lực
xóa đói giảm nghèo, thế giới đã ghi nhận những thành tích của Việt Nam. Theo
báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới World Bank (WB) công bố hồi đầu năm
2013, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua
(1990-2010) với khoảng 30 triệu người. Đến cuối 2012, theo Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, tỷ lệ nghèo giảm đáng kể, còn 9,64%.
Tuy nhiên, theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), giảm nghèo ở Việt Nam đạt được nhiều
thành tựu nhưng lại đang xuất hiện những thách thức mới. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh
nhưng chưa bền vững, khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng. Phần lớn những
người nghèo còn lại sống ở các vùng nông thôn xa xôi, hạn chế tài sản, trình độ
học vấn thấp và điều kiện sức khỏe kém. Mặc dù dân tộc thiểu số chỉ chiếm dưới
15% tổng dân số Việt Nam, nhóm này lại chiếm tới gần 50% tổng số hộ nghèo trong
cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập
bình quân của các nước.
Các chính sách hỗ
trợ giảm nghèo của Việt Nam như “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa
đói, giảm nghèo” (2002-2013); “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 62 huyện nghèo nhất trong cả nước (2008-2013) được đánh giá là đúng
đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể hoàn thành công cuộc xóa đói giảm
nghèo.
Bà Valerie Kozel,
Chuyên gia Kinh tế cao cấp của WB và là tác giả chính của báo cáo ‘Đánh giá
nghèo ở Việt Nam 2012: Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành’, chia sẻ:
“Những thành tựu đạt được rất ấn tượng. Tuy nhiên, tăng trưởng đang suy giảm
trong những năm gần đây do các bất ổn vĩ mô và các cú sốc từ bên ngoài, bất
bình đẳng gia tăng, nghèo trong nhóm dân tộc thiểu số vẫn cao và khó xóa bỏ.
Những người nghèo còn lại càng khó để tiếp cận, họ phải đối mặt với những thách
thức như sự cô lập, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn thấp, sức khỏe kém.”
Úc hỗ trợ hơn 150
triệu đô
Từ nhiều năm nay,
chính phủ Úc luôn quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam và đã
thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ phù hợp. Điển hình như Úc đã hỗ trợ 45
triệu đô la Úc (tương đương 500 tỷ đồng Việt Nam) qua hình thức hỗ trợ trực
tiếp vào ngân sách cho Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình
135 giai đoạn II) của Việt Nam. Năm 2009, Úc viện trợ 180 tỷ đồng cung cấp
thông qua giai đoạn II của Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO kéo dài năm năm
nhằm giúp tạo công ăn việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo trong tiến trình
hội nhập của Việt Nam.
Trong năm tài chính
2013-2014, chính phủ Úc sẽ tài trợ tổng cộng khoảng 159,1 triệu đôla Úc (tương
đương 3,300 tỷ VND) dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thông qua
Quỹ Tài trợ Trực tiếp (DAP) cho Việt Nam. Chương trình viện trợ tập trung vào 5
lĩnh vực ưu tiên, bao gồm phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng,
giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nâng cao sức khỏe cộng
đồng thông qua cung cấp nước sạch và vệ sinh, hỗ trợ cải cách kinh tế.
Ông Hugh Borrowman,
Đại sứ Úc tại Việt Nam cho biết: “Các dự án nhỏ đơn giản thông qua tài trợ DAP
có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho các nhóm cộng đồng khó khăn. Dự
án DAP hỗ trợ một cách thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực như xóa đói
giảm nghèo, giáo dục, sức khỏe, người tàn tật và những cải thiện về điều kiện
vệ sinh, môi trường.”
Đại sứ cũng cho
biết Úc tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam một cách mạnh mẽ trong công cuộc giảm
nghèo và phát triển bền vững, thể hiện qua việc tăng ngân sách viện trợ phát
triển thêm 6 triệu đô la Úc (tương đương 124 tỷ đồng) so với năm tài khóa
trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét