Bài 2: Những thành tựu không thể phủ nhận
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu
tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội
là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội là
yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Thực hiện công
cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đất nước và nhân dân Việt Nam trong chặng đường gần 30 năm đổi mới vừa
qua đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.
Chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam tại Trường Sa. Ảnh: VIỆT DŨNG |
Đường
lối đổi mới ngày càng được hiện thực hóa
Thực hiện công cuộc đổi mới theo con đường xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, gần 30 năm qua, tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước
đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nếu như ở giai đoạn đầu đổi mới (1986 -
1990), mức tăng trưởng GDP bình quân năm chỉ đạt 4,4%; giai đoạn 1991 - 2000,
GDP tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001 - 2005 GDP bình quân 7,34%; giai đoạn 2006 -
2010 do suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân là 6,32%/năm.
Do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đã
chậm lại trong các năm tiếp theo, giai đoạn 2011 - 2013, GDP tăng bình quân
5,6%/năm. Đặc biệt, GDP bình quân đầu người không ngừng tăng, đưa Việt Nam ra
khỏi nước kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình.
Không chỉ có vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và kiên định còn đường xã hội chủ nghĩa, gần 30 năm qua, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc ban hành Hiến pháp năm 1992 thay thế Hiến pháp năm 1980 đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ có vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và kiên định còn đường xã hội chủ nghĩa, gần 30 năm qua, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc ban hành Hiến pháp năm 1992 thay thế Hiến pháp năm 1980 đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt Hiến pháp năm 2013 có điểm mới tiến bộ so
với Hiến pháp năm 1992 là quy định quyền tự do kinh doanh trong từng ngành nghề
mà pháp luật không cấm; thể hiện rõ hơn bản chất nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng đã
đưa đất nước và nhân dân đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được nâng lên, có một số mặt đạt trình độ của các
nước phát triển trung bình. Việt Nam đã hoàn thành phần lớn mục tiêu thiên niên
kỷ cam kết trước cộng đồng quốc tế. Hầu hết các mục tiêu do LHQ đặt ra cho năm
2015, Việt Nam đã đạt và vượt vào năm 2008.
Không
ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, thành tựu cơ bản, bao trùm là chúng ta giữ vững độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia,
ổn định chính trị xã hội và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Tiềm lực của
nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường.
Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân từng bước được điều chỉnh phù hợp với quá trình mở cửa, hội nhập
quốc tế, tạo sức mạnh tổng hợp góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
để bảo vệ và xây dựng đất nước. Lực lượng vũ trang nhân dân được xây dựng theo
hướng cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, cùng toàn dân đấu tranh giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ độc lập chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Bên cạnh đó, công tác đối ngoại đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, không ngừng mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần
nâng cao hiệu quả của hội nhập, tạo môi trường hòa bình và thêm nguồn lực phát
triển đất nước, gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương,
đất nước. Gần 30 năm qua, chúng ta đã kiên trì thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối
ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế với phương châm: Việt
Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế.
Đến nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới, có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, mở rộng,
quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường của các nước và
vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư... Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
ngày được nâng cao...
Nhận thức rõ ràng, sâu sắc hơn dân chủ xã hội chủ
nghĩa là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc
đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà
nước và nhân dân. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta có nhiều
đổi mới theo hướng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
quyền lực thuộc về nhân dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từng bước
được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn. Hoạt động của hệ thống chính
trị ngày càng hướng về cơ sở.
Các yêu cầu và nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
bước đầu được thể chế thành pháp luật, pháp lệnh, nghị định và được tổ chức
thực hiện nghiêm túc. Thành tựu rõ nhất là việc xây dựng và thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn thể
hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Dân chủ trong xã
hội có bước phát triển. Quyền ứng cử, lựa chọn trong bầu cử, giám sát đại biểu
được thực hiện có hiệu quả hơn. Quyền của công dân tham gia vào các công việc
Nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước
được mở rộng và tiến bộ hơn.
Cùng với đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.
Lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm
nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân
dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi
ích của Tổ quốc và nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp và giám sát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ
chức và hoạt động của Nhà nước. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước.
Kiên
trì xây dựng Đảng - nhiệm vụ then chốt
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định bản chất cách
mạng và khoa học, trung thành với giai cấp và dân tộc. Công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng luôn được tăng cường, coi trọng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp tục đổi mới tư duy, khắc phục khuyết
điểm chủ quan, duy ý chí. Dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng tiếp tục
được phát huy.
Cùng với việc cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân
chủ, các đại hội Đảng đã có nhiều quyết định về phát huy dân chủ trong Đảng,
vừa phát huy dân chủ, vừa xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cấp lãnh
đạo, của mỗi người trong cấp lãnh đạo đó để cán bộ, đảng viên có thể giám sát
hoạt động của cấp ủy, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng Đảng độc đoán, chuyên
quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức.
Cùng với đó, Đảng luôn quan tâm nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu, phù hợp với yêu cầu của công tác xây dựng Đảng trong
tình hình mới. Coi trọng việc nâng cao chất lượng phát triển Đảng và xây dựng đội
ngũ đảng viên. Thực hiện nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác
cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và
người đứng đầu của tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính
trị, sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, với
chính quyền địa phương có nhiều đổi mới, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Phong cách, lề lối làm
việc của các cấp ủy đảng đã từng bước được đổi mới theo hướng khoa học, công
khai, dân chủ, sát cơ sở hơn.
Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, chặng
đường đổi mới vừa qua, chúng ta còn nhiều hạn chế, khuyết điểm: Tốc độ kinh tế
có chiều hướng giảm trong giai đoạn 2006 - 2015. Kinh tế phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng và yêu cầu; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
kinh tế còn thấp. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc về văn hóa, xã hội chậm được giải
quyết.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và một bộ phận xã hội gây
bức xúc trong nhân dân... Đây là những hạn chế, khiếm khuyết đòi hỏi chúng ta
cần phải khắc phục và sửa chữa trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội không
gì thay đổi được vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh.
PGS-TS
NGUYỄN VIẾT THÔNG
(Theo
SGGP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét