Hôm rồi tôi có cơ hội được tham dự cái gọi là “Hội Thảo Xã Hội Dân Sự thường niên 2017” được nhóm GTV tổ chức live stream với sự tham gia chủ trì Andrew Wells-Dang, cố vấn cao cấp của Oxfam, người Mỹ, Các diễn giả: Chuyên gia kinh tế Cô Chi Lan, Nhà báo Osin Huy Đức (Trương Huy San), T.S Nguyễn Đức Thành, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh Tế - Chính Sách, Thạc sỹ Lê Quang Bình, và một số nhân vật khác…
Tôi rất hứng thú với hội thảo này, vì bản thân vốn là người quan tâm đến chính trị, được sống ở Châu Âu và Mỹ cả thập kỷ nên tôi cũng đôi phần hiểu được sự thật về nền văn minh Dân Chủ ở những quốc gia này. Thấy danh sách diễn giả có nhiều nhân vật có mác “Chuyên gia” “Tiến Sỹ”, tôi đã mong mỏi được mở thêm tầm mắt… Và sự thật …
Hầu hết người tham gia phát biểu trong hội nghị là những người ủng hộ tư tưởng phổ biến rộng rãi và thành lập các hội nhóm “Xã Hội Dân Sự”, đồng thời gián tiếp muốn thay đổi chế độ hiện tại sang đa nguyên đa đảng, phủ nhận thành quả lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, kêu gọi dân chủ, nhân quyền (kiểu Mỹ) và thảo luận về hướng mở rộng xã hội dân sự trong tương lai.
TÔI XIN CÓ VÀI Ý KIẾN NHƯ SAU:
Thứ nhất, các vị kêu gọi dân chủ nhân quyền tự do kiểu Mỹ, nhưng bản thân các vị lại không thật sự hiểu Dân Chủ là gì, với lý do chung chung đưa ra VN không có dân chủ. Thật ra, “Dân chủ” là thái độ/nguyên tắc ứng xử, là cơ chế ra quyết định. Dân chủ thật sự không chỉ đơn thuần cái tên gọi, mà nó cần dựa trên hai nền tảng chính là Văn Hóa và Dân Trí. Nếu không có 2 yếu tố này dân chủ chỉ là hình thức. Dân chủ là người dân có quyền được sống được hưởng mọi an sinh xã hội, được pháp luật bảo vệ, được nói lên tiếng nói của mình nhưng nói là phát biểu trong cuộc họp gặp mặt cứ tri hoặc làm đơn kiến nghị đề nghị các ban ngành chứ ko phải là biếu tình với những bằng rôn khẩu hiệu chửi bới chống đối chính quyền. Tôi thắc mắc, tại sao khi nói VN không có dân chủ, đơn giản nhất là các vị được ngang nhiên ngồi đây làm hội thảo với nhiều nội dung nhạy cảm trên mà không bị cấm trong khi đây là hội thảo thường niên lần 2 rồi. Các vị được quyền nói, đi bất cứ đâu, làm bất kỳ điều gì mình muốn thì sao lại kêu không có dân chủ? Các vị muốn lấy Dân chủ nhân quyền kiểu Mỹ để áp dụng tại VN, trong khi bản thân nước Mỹ, dân chủ chưa được đảm bảo khi người da đen ngày ngày bị phân biệt đối xử, người châu á bị kỳ thị, tù nhân bị đánh đập quay video làm trò? Nhân quyền của Mỹ ở đâu khi đem bom và Iraq, hay phóng máy bay vào Syria bất chấp phản đối của chính quyền nước này cũng như Liên Hợp Quốc?? Thật kỳ lạ là các vị chỉ nói Dân chủ của Mỹ tốt, ưu việt còn không màng đến những mảng tối của nó? Nếu vậy khi áp dụng dân chủ kiểu Mỹ thì người VN có thật sự có Dân chủ hay không?
Thứ 2, các vị kêu gọi đa nguyên đa đảng, khen ngợi chỉ có đa nguyên đa đảng mới có dân chủ và phát triển. Tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này. Áp dụng mô hình đa đảng một cách thô thiển, không so sánh đến vị trí địa chính trị, sự phát triển của xã hội, tính chất lịch sử, trình độ dân trí, văn hóa là sai lầm. Nhìn vào Việt Nam, Thứ 1, xã hội đa dân tộc, đa tôn giáo, nhất là công giáo, phật giáo và không tôn giáo đều lớn nên dễ phát sinh mâu thuẫn và mâu thuẫn nếu có sẽ rất phức tạp. Thứ 2, Trong quá khứ chiến tranh, lúc đó VN có rất nhiều đảng phái chính trị, nhưng chỉ có duy nhất Đảng Cộng Sản đứng lên lãnh đạo làm cách mạng thành công đưa đất nước quy về một mối. Vì vậy về lịch sử chỉ Đảng CS mới có đủ tư cách lãnh đạo đất nước. Thứ 3, Dân trí người dân VN nói chung chưa thật sự am hiểu về chính trị, dễ bị lôi kéo, phân tán theo các chiều hướng khác nhau, dễ gây xung đột. thứ 4, địa chính trị VN rất quan trọng, là miếng mồi mà Mỹ và Trung Quốc đều muốn cấu xé chia phần. Nếu đa đảng, trong khi kinh tế chính trị còn yếu sẽ dễ bị nước ngoài tác động dễ gây nội chiến. Nếu VN cũng đa đảng, ai dám đảm bảo các đảng phái sẽ không bị các quốc gia khác mua chuộc tác động để gây rối loạn xã hội, một điều thường xảy ra ở các nước đa đảng khác trên thế giới?
Trong video khi đứng dậy phản biện tôi có nói đến Ukraina bởi lẽ cũng là một nước XHCN sang TBCN, kinh tế chính trị yếu, đã bị hai nước Mỹ và Nga vì quyền lợi của mỗi bên mà tranh giành khiến đất nước tung tóe đến giờ cũng chưa thể phục hồi. Trong ván cờ này, chỉ Nga và Mỹ thắng, còn kẻ chịu thiệt chỉ Ukraina.
Nói đa đảng sẽ đem lại thịnh vượng cũng là nói láo. Ở châu âu, ngoài các nước thuộc nhóm G20 là các nước giầu có, ít chiến tranh thì còn lại là các nước trung bình, không có gì nổi bật. Theo một số bài tôi từng tìm hiểu, các nước có điều kiện giống tương tự VN về lịch sử, như Pakistan, Bangladesh, Sri Lanca cũng giành được độc lập hơn trên dưới 50 năm nay và cũng lựa chọn con đường đa nguyên (mặc dù đôi khi do sự rối loạn của hệ thống chính trị đa nguyên mà các chính quyền quân sự độc tài xuất hiện) nhưng lại là những nước chậm phát triển nhất và thường xuyên bất ổn về mặt chính trị vì biểu tình, bạo lực, khủng bố, thậm chí nội chiến. Như vậy, mặc dù là các nước lựa chọn con đường đa nguyên trước Việt Nam hàng mấy chục năm, không hề bị chiến tranh, lại được sự trợ lực của Mỹ và nhiều nước phương Tây nhưng Pakistan và Bangladesh… vẫn không phải là các nước phát triển. Tình hình cũng như vậy với Sri Lanca và gần đây là Iraq. Ở Nam Mỹ, các nước như Bolivia, Peru… mặc dù diện tích và dân số nhỏ hơn Việt Nam nhiều, vốn là sân sau của Mỹ, cũng lựa chọn con đường đa nguyên mấy chục năm nay nhưng các cải cách xã hội thường diễn ra chậm chạp vì thường xuyên bất ổn vì hệ thống chính trị.
Nhìn tổng quát tình hình chính trị gần đây trên thế giới, các nước bất ổn về chính trị hoàn toàn là các nước có thể chế đa đảng. Các nước XHCN không hề bất ổn chính trị, môi trường sống an toàn. Một khi bất ổn về chính trị thì khó có thể yên bình để phát triển kinh tế.
NHƯ VẬY ĐA ĐẢNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ DÂN CHỦ, THỊNH VƯỢNG.
Thứ 3, các vị phủ nhận thành quả lãnh đạo của ĐCS VN, lấy ví dụ về những bất cập trong vấn đề về môi trường, an sinh xã hội còn yếu để biện luận, đánh giá thấp phát triển của VN khi so sánh với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên Theo dữ liệu so sánh của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ người nghèo so với dân số của Việt Nam năm 2015 ở mức 9,8%, thấp xa so với con số tương ứng của Philippines (25,2%), Ấn Độ (21,9%), và thấp hơn cả Thái Lan (12,6%), Indonesia (11,3%). Còn theo World bank, Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh. Kể từ năm 1990, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhanh nhất thế giới, trung bình 6.4%/năm trong những năm 2000. Mặc dù môi trường toàn cầu còn nhiều bất ổn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì sức bật tốt. Triển vọng trung hạn vẫn thuận lợi, với mức tăng trưởng GDP là 6% trong năm 2016, và các nền tảng tăng trưởng – gồm cầu trong nước và công nghiệp chế tạo hướng xuất khẩu – vẫn mạnh và ổn định.
Trên đây không phải là những con số tuyên truyền của Việt Nam về tính ưu việt của KTTT định hướng XHCN, mà là sự ghi nhận khách quan của cộng đồng quốc tế. Dĩ nhiên, KTTT định hướng XHCN của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để thị trường có thể vận hành nhịp nhàng, đồng bộ với sự lựa chọn con đường phát triển.
Thứ 4, các diễn giả cho rằng, cần phải thuyết phục chính quyền hiện tại rằng các hội nhóm “Xã hội dân sự” sẽ chỉ đem đến công bằng, dân chủ, văn minh hơn cho người dân và các hội nhóm này sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lực của chính quyền, sự phát triển của xã hội. Nhưng thực tế: Hiện nay ở VN tồn tại một số hội nhóm “Xã hội dân sự” và đã thể hiện được tác động của mình. Họ tổ chức biểu tình, lên án chặt cây xanh trước mùa mưa bão, phản đối các cuộc viếng thăm của TQ sang VN, biểu tình sự việc ô nhiễm biển khi sự việc formosa mới bắt đầu. Sau đó, cây xanh ko chặt đã gây tai nạn cho rất nhiều người và phương tiện, lúc này các hội nhóm mất tích. TQ sang thăm VN ký kết một loạt các hợp đồng kinh tế, đều đem lại lợi ích cho VN, thì họ biểu tình muốn phá nát điều này. Ô nhiễm biển trong lúc nhà nước tích cực tìm nguyên nhân và đưa ra phương án giải quyết, họ biểu tình khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Thử hỏi điều họ làm có thật sự tốt như họ rao giảng? Họ nhân nghĩa những điều tốt nhưng cách làm chỉ gây ra sự bất ổn.
Nhìn lại bài học lịch sử từ Ba Lan, thập niên 70-80 khi mô hình Xã Hội Dân Sự hình thành, ban đầu chỉ đặt trong mối liên quan đến phong trào Đoàn kết. Thời gian dài sau đó, trong thế giới cộng sản xuất hiện một phong trào độc lập của quần chúng đòi tẩy chay hệ thống cầm quyền. Thông qua Công đoàn Đoàn kết, các thế lực thù địch đã tổ chức thành công việc lật đổ chế độ XHCN tại nước này. Với lịch sử đã từng tệ hại như vậy, ai có thể đảm bảo các tổ chức XHDS manh nha tại VN sẽ ko làm điều tương tự???
Giống như diễn giả Huy Đức nói, “có câu Good intention, không phải mục đích tốt đẹp nào cũng giúp loài người đạt mục đích tốt đẹp.” Vậy Xã Hội Dân Sự nói ra những “Good intention” liệu nó có đem lại mục đích tốt đẹp như nó tô vẽ?
THÔNG QUA CÁC PHÂN TÍCH TRÊN CÓ THỂ THẤY, ĐIỀU TỆ HẠI Ở HỘI THẢO NÀY KHÁ RÕ RÀNG:
- Kêu gọi đa nguyên đa đảng nhưng ko quan tâm đến thực trạng của VN, các điểm yếu của chế độ đa đảng và hệ lụy của nó nếu xuất hiện ở VN.
- Kêu gọi đẩy mạnh hội nhóm Xã Hội Dân Sự, nhưng chỉ vẽ ra những hướng đi tốt đẹp nhằm lôi kéo người khác mà lờ đi những mặt xấu của nó.
- Ngụy biện để hạ thấp sự đi lên của VN trong thời gian qua, bất chấp những thay đổi rõ rệt trong đời sống nói chung của người dân cũng như nhìn nhận tích cực của các tổ chức thế giới. Điều này chỉ phục vụ mục đích duy nhất là hạ thấp vai trò của Đảng CS.
Ngoài ra, những người cầm trịch hội thảo còn có hiểu biết nông cạn trong nhiều vấn đề khác mà tôi cảm thấy rất “quan ngại” nếu họ điều hành những tổ chức dân sự theo hiểu biết của bản thân, dễ tổn hại xã hội.
Cụ thể, một diễn giả nói cần “đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ”: Nhưng với vai trò là chuyên gia về ngành nông nghiệp, tôi xin giải thích sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ khiến năng suất giảm chưa còn ½, chi phí sản xuất tăng gấp 3 lần, hiệu quả kinh tế từ đó giảm 6 lần. Để đảm bảo thu nhập, giá nông sản đến tay người tiêu dùng tăng 6 lần. Giờ mọi người đi chợ chi tiền gấp 6 lần cho thực phẩm hữu cơ thì các vị có dám chi không? Khi ấy nông nghiệp hữu cơ có khả thi? Đến cả các nước lớn như Mỹ hay Nhật cũng ko dám sản xuất hữu cơ đại trà vì nó không đáp ứng được nhu cầu chung của toàn xã hội. Vì thế nên nông nghiệp hữu cơ chỉ được áp dụng cho một nhóm đối tượng có kinh tế cao trong xã hội và sản xuất với quy mô nhỏ. Việc kêu gọi sản xuất hữu cơ mà không tìm đầu ra cho sản phẩm hữu cơ, không hiểu bản chất của SX hữu cơ thì chỉ mang tính phá hoại nền kinh tế.
Chưa kể, diễn giả Huy Đức còn lấy ví dụ về việc Bác Hồ trích dẫn trong Tuyên Ngôn Độc Lập về hiến pháp của Mỹ, Pháp nhằm mục đích khẳng định hiến pháp của Mỹ dân chủ là tốt đẹp, nên theo. Đây là hiểu sai vấn đề. Nói dân chủ nhân quyền là công lý, Bác đơn giản khẳng định điều này là đúng. Bác Hồ trích dẫn để nói lên “Mỹ Pháp kêu gọi nhân quyền nhân chủ tại sao lại đánh chiếm nước Việt Nam và muốn Việt Nam làm nô lệ?”. Điều đơn giản này bất kỳ học sinh cấp 1 cấp 2 cũng hiểu tại sao diễn giả Huy Đức lại không hiểu? Đảng và nhà nước Việt Nam cũng khẳng định: " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là mục tiêu phát triển và cũng đã và đang làm tất cả vì điều đó. Nhìn lại nước Mỹ, Quốc gia có hiến pháp về dân chủ nhân quyền, nhưng dân chủ và nhân quyền lại là điều vô cùng nhức nhối bên trong bản thân nước Mỹ như đã phân tích trên. Chúng ta chắc ai cũng biết, Hiến pháp Mỹ ra đời năm 1787 nhưng hàng chục năm sau người da đen vẫn bị coi hạ lưu, không có quyền lợi, thậm chí đi xe bus bị quây ngồi 1 góc, phải nhường ghế cho người da trắng, ăn cơm cũng không được ngồi chung bàn với người da trắng. Mãi đến những năm 1960, tức là SAU 173 NĂM, khi tổng thống Kennedy bãi bỏ toàn bộ mọi hành vi phân biệt chủng tộc, nước Mỹ mới bắt đầu chính sách bình đẳng cho người da đen. Dẫu vậy đến nay, nạn phân biệt chủng tộc vẫn ngày ngày diễn ra ở trên đất nước Hoa Kỳ này.
Chưa hết , các diễn giả cho rằng phải phát triển bền vững, ko xài Nhiệt Điện Than, chuyển sang dùng Điện mặt trời. Nói thì hay nhưng làm thì dở, bởi lẽ Điện mặt trời chi phí đầu tư rất tốn kém, đòi hỏi nguồn năng lượng mặt trời ổn định. Với lượng chiếu sáng ko được chục tiếng một ngày, 4 mùa nắng mưa liên tục không đều thì khó có thể phục vụ đủ điện cho hơn 92 triệu dân. Kể cả có đủ thì chi phí cao, đẩy giá thành, gây gánh nặng cho dân. Các vị diễn giả chỉ vẽ ra bức tranh đẹp nhưng giải pháp thì không bao giờ có. Đó là cách làm việc nửa vời, không có giá trị xây dựng.
Để kết thúc, tôi xin trích dẫn một đoạn bài viết của anh bạn Trung Hoàng “Và với tư cách là 1 công dân tốt của nước Việt Nam XHCN đc sống trong môi trường văn minh và thượng tôn pháp luật thiết nghĩ các anh các chị ko nên tham gia những tổ chức này vì nó sẽ ảnh hưởng tới các anh chị , trong khi tự do dân chủ là những khái niệm mơ hồ ko nước nào trên thế giới này sở hữu đủ tự do dân chủ cả. Hãy tham gia các tổ chức sự kiện của nhà nước về vấn đề phát triển kinh tế để các anh chị nắm rõ cách thức hoạt động và duy lý nền kinh tế vững chắc cho tương lai.
Tất cả các diễn đàn xã hội này chỉ nhằm nhằm vào 1 mục đích duy nhất đó là lật đổ chế độ này và đa nguyên đa đảng gì gì đấy, một khi đã xảy ra biến cố gì đó sẽ đụng chạm đến ý thức hệ của nhiều người, mà đụng chạm đến ý thức hệ sẽ bùng nổ nội chiến, 1 cuộc nội chiến về ý thức hệ sẽ kéo theo sự lầm than của cả dân tộc này. Khi ấy ai sẽ chịu trách nhiệm?”
Xuân Trường Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét