Là người đã trải
qua cuộc chiến khốc liệt dưới mưa bom, bão đạn, đất nước chìm trong tang tóc,
đau thương tôi mới chứng kiến sự huy sinh thật lớn lao “một mất, một còn” của
mỗi người dân thời đó thì mới cảm nhận được hết lòng tin sắt đá của cả dân tộc
quyết tâm đánh đuổi quân thù ra khỏi biên cương của Tổ quốc đến nhường nào. ...Cần
nhìn nhận đúng về quá khứ, trân trọng những gì đã có, hướng đến tương lai tươi
sáng hơn? Đây có lẽ cũng là mong muốn của tất cả chúng ta. Nhưng nói cho cùng, những
con người có lương tri trên trái đất này hay bất cứ quốc gia, dân tộc nào? Lại
không đau, không xót bởi những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra, hậu
quả của nó để lại nặng nề và khủng khiếp... Chắc có lẽ trong chúng tá không một
ai ngoảnh mặt làm ngơ mà không lặng con tim khi nghe những thông tin như vậy… Tuy
nhiên, chiến tranh đã lùi xa, không ai muốn nhắc lại sự đau thương của quá khứ
để rồi chỉ cầu mong một điều duy nhất, sinh linh những người đã khuất yên giấc
ngàn thu, những huy sinh và mất mát của họ đâu phải phí hoài bởi họ đã cống hiến
trọn cuộc đời mình cho đất nước, tâm hồn họ đã hòa vào đất mẹ. Chúng ta lại
càng không muốn vết thương lòng của những người đang sống lại một lần nữa nhói
đau. Nhưng dân tộc Việt Nam biết gắng dậy đứng lên xây dựng đất nước từ trong
mất mát, đau thương ấy, truyền thống đó
đã được hun đúc từ ngàn đời nay của con dân đất Việt. Nhưng đâu để chúng ta yên
ổn như vậy, trên các trang mạng xã hội đang xuất hiện nhiều bài biết với các
dụng ý khác nhau, mấy ngày qua trên trang dân làm báo xuất hiện bài viết của
tác giả Đào Công Tiến với tựa đề “Nhớ
lại và suy ngẫm từ mấy câu chuyện sau 30-4-1975” có những nội dung cần được trao đổi thấu đáo
tránh đi sự hiểu lầm không cần thiết.
Đọc
bài viết của tác giả tôi cảm nhận được nhiều điều, tác giả đã đồng cảm chia sẻ
sự huy sinh mất mát vô bờ bến của dân tộc trong cuộc chiến đấu bảo vệ giang sơn
của Tổ quốc cách đây hơn 40 năm. Những điều chia sẻ ấy thì người dân đã qua
cuộc chiến như chúng tôi, ai cũng biết mỗi khi nhắc lại. Nhưng sự đánh giá ấy
không đơn thuần là như vậy, tác giả đã khéo léo ngụy tạo, lồng ghép “thật tài
tình” để đưa ra lời phán xét “Cần có lời thành tâm sám hối và xin lỗi từ Đảng Cộng sản tới
nhân dân – cộng đồng các dân tộc Việt về những quyết sách sai lầm từng đưa đến
những đau thương mà dân tộc phải gánh chịu”. Xám hối ư,
sai lầm ư khi mà kẻ thù giã tâm cướp nước ta gây ra biết bao tội ác với người
dân mình, một người dân bình thường cũng không thể ngảnh mặt làm ngơ, lẽ nào
một Đảng cầm quyền được nhân dân giao trọng trách lại không quyết tâm cùng cả
dân tộc đánh đuổi quân thù ra khỏi biên cương của Tổ quốc, “thà huy sinh tất
cả, chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Phải chăng những lời hiệu
triệu ấy tác giả đã quên hay cố tình quên để rồi tác giả lại đi đến nhận xét
một cách hồ đồ rằng “Mô hình sai lầm đó
đã kìm hãm đất nước trong suốt hơn 40 năm qua kể từ 30-4-1975, từ đỉnh cao kết
thúc chiến tranh thắng lợi rơi xuống vũng bùn của sự trì trệ và lạc hậu so với
những nước trong khu vực từng có cùng một xuất phát điểm về trình độ kinh tế và
năng suất lao động như Việt Nam”. Tôi không hiểu con người tác giả là thế
nào nữa, hay não bộ có vấn đề. Nên nhớ rằng khi kết thúc chiến tranh thắng lợi
ấy, đất nước ta vào thời điểm đó trong muôn vàn khó khăn về kinh tế, gắng gượng
hàn gắn viết thượng mà hậu quả để lại rất nặng nề trong cuộc chiến phi nhân
tính của đế quốc, kinh tế gần như là con số không. Thế nhưng sau hơn 40 năm đất
nước ta đã có một bước tiến dài: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, hội
nhập quốc tế được mở rộng, đời sống của nhân dân được nâng cao, bộ mặt xã hội
từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã có sự thay đổi nhanh chóng;
nhiều chính sách an sinh xã hội được phát huy; đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân tăng gấp nhiều lần... có lẽ những con số biết nói cụ thể trong
thực tiễn sẽ là minh chứng rõ ràng nhất phải không tác giả. Nhưng đâu dừng lại
ở đó tác giả lại lớn tiếng cho răng “Nhiều quyền tự do, dân chủ được ghi trong Hiến pháp quá hiển
nhiên, nhưng trên thực tế không được thực hiện bởi có nhiều rào cản khó vượt:
quyền tiếp cận thông tin không vượt qua được rào cản từ sự lạm dụng của việc
giữ bí mật và bưng bít thông tin; quyền tự do bày tỏ chính kiến không vượt qua
rào cản từ cấm “đa nguyên”, và tương tự như vậy, quyền tự do hội họp, lập hội
cũng không vượt qua được rào cản từ cấm “đa đảng””. Thưa tác giả như người dân chúng tôi thấy những cái quyền mà
tác giả “phê phán” ấy thực tiễn chứng minh rất rõ người dân đang được thụ hưởng
chứ đâu phải mất tự do, nhất là quyền tự do thông tin và tiếp cận thông tin.
Những người nào lợi dụng tự do ấy để nói xạo, suy diễn sai sự thật, vi phạm
luật pháp thì cần phải nghiêm trị là đúng, chứ đâu phải sai như tác giả nghĩ.
Một điều nữa, tác giả không nên gắp lửa bỏ tay người, phải chăng tác giả cũng
đang lạm dụng điều đó để tuyên truyền “đa nguyên”, “đa đảng”. Câu hỏi đặt ra là
đất nước đang yên ổn và phát triển thử hỏi “đa” ấy để làm gì?. Tác giả có thấy
bài học nhãn tiền từ các nước Bắc phi, Trung Đông đấy thôi, người dân chúng tôi
không mong đợi điều đó. Nếu tác giả sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình
và xã hội hãy tự phán xét chính mình xem mình đã nỗ lực cố gắng đóng góp được
gì cho quốc gia, dân tộc này hay chỉ ngồi đó kêu ca, thán phán. Xin hãy dừng
lại để người dân như chúng tôi yên ổn làm ăn và cầu mong mọi điều tốt đệp đến
cùng dân tộc và mọi người.
Thay
cho lời kết, điều tôi muốn nói đến ở đây chính là vấn đề về khía cạnh của con người
mà ở đó nhân cách, đạo đức của họ phải cần bàn tới. Quá khứ đã qua, tương lai
tốt đẹp đang rộng mở đối với dân tộc. Chúng ta không nên nhắc lại làm gì về nỗi
đau của quá khứ. Chỉ có những phần tử xấu trong xã hội hiện nay đang lợi dụng
vến đề ở trên để “kiếm chác” viết bài tung lên mạng với nội dung bịa đặt, thêm
bớt không đúng với những gì thực tiễn đang diễn ra trên đất nước ta, đấy là
việc không nên làm chút nào, gây phương hại đến truyền thống tự trọng, nhân ái,
vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của ông cha ta trong suốt
chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc. Chính họ
chỉ vì đi theo tiếng gọi của đồng tiền, của những lợi ích trước mắt tầm thường
mà có những hành động đi ngược lại với lợi ích chung, bôi lem lịch sử truyền thống
của dân tộc. Hãy nhìn về quá khứ sao cho đúng để hướng tới tương lại tươi sáng
hơn phải không tác giả Đào Công
Tiến.
@
Thành công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét