Tôi sinh ra ở Việt Nam, có dòng giống thuần Việt nhưng
hiện nay sinh sống và làm việc ở nước ngoài và hằng năm vẫn về thăm quê hương.
Cha tôi vốn là một quân nhân dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, không may bị tử trận
ở Tây Nguyên đầu năm 1975, khi ấy tôi mới mới 7 tuổi. Nhưng không phải vì thế
mà tôi đem lòng thù hận, tìm cách bôi nhọ chế độ và đất nước Việt Nam
đang từng ngày đổi mới. Bởi, dù sinh sống ở nước ngoài nhưng tôi luôn hướng về
quê hương Việt Nam
yêu dấu - nơi sinh ra tôi và là nơi yên nghỉ của tổ tiên, giống nòi tôi. Khuấy
nhiễu quá khứ và làm xáo trộn sự bình yên trong cuộc sống hiện tại sẽ không đem
lại kết quả tốt đẹp gì cho nhân dân.
Khi chưa đủ lớn khôn để tự nhận thức về bản chất và
sự tàn khốc của chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của nhiều người (trong đó có
cha tôi), tôi chủ yếu nghe qua lời kể của người thân (trong đó có mẹ tôi và một
số đồng đội của cha tôi). Kết quả nhận thức qua những lời kể ấy đã tạo trong
tôi một cảm nhận duy nhất là: cha tôi chết vì phải chiến đấu chống lại sự xâm
lược của những người cộng sản để bảo vệ sự sống cho gia đình mình và cho đất
nước Việt Nam!
Dần lớn lên, phần vì đam mêm tìm hiểu lịch sử dân
tộc, phần vì tò mò lý giải một số thắc mắc như: Tại sao những người cộng sản
lại xâm lược miền Nam?
Tại sao những người theo chế độ Việt Nam
cộng hòa như cha tôi đã chiến dấu, hy sinh để bảo vệ đất nước Việt Nam mà lại bị cho là đi theo đế quốc Mỹ để chống
lại lợi ích chung của dân tộc Việt Nam? Tại sao chỉ là một cuộc chiến
tranh mà lại có sự đánh giá khác nhau về công - tội và tội thuộc về những người
cộng sản hay Việt Nam
cộng hòa? Tại sao một số người gọi đây là “Chiến tranh Việt Nam”, trong khi
sách chính thống của nền giáo dục Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
thì gọi là “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”? Mặc dù phần đông đều cho rằng, Đảng cộng sản
Việt Nam lãnh đạo toàn dân tộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất Tổ
quốc là chính nghĩa, trong khi một số người lại phản bác điều này, thậm chí còn
chửi bới cộng sản, viết nhiều bài nói xấu Đảng và Hồ Chí Minh... nên tôi đã mất
khá nhiều thời gian tìm đọc nhiều tài liệu.
Nhờ có vốn tiếng Anh tương đối tốt, nên ngoài tài
liệu tiếng Việt, tôi đọc nhiều tài liệu nước ngoài viết về cuộc chiến tranh ở
Việt Nam
giai đoạn 1954 -1975. Tôi cũng đọc nhiều bài trên mạng internet viết về chế độ
VNCH và những người cộng sản cùng với Đảng CSVN và Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, tôi
nắm bắt, nhìn từ nhiều góc độ, so sánh quan điểm đánh giá của người trong cuộc
với người ngoài cuộc, của học giả Việt Nam học với học giả nước ngoài… để tìm
tính khách quan về cuộc chiến tranh này. Đọc nhiều và suy ngẫm kỹ, tôi dần dần
nhận ra nhiều điều không phải như trước đây từng nghe kể; bản chất, mục đích
của cuộc chiến tranh này không phải như một số người từng nghĩ và viết bài
tuyên truyền trên internet. Trong đó, có nhiều bài đăng ở trang web của
Danlambao, như gần đây là bài “VNCH chôn rồi mà chưa chết” của tác giả Đỗ
Hồng.
Quả thật, có chỗ trong bài viết ấy, tôi đồng tình
với tác giả nhưng có nhiều chỗ tôi thấy băn khoăn và khó lý giải về động cơ của
người viết (vì muốn hiểu bản chất lịch sử, không chỉ nắm bắt sự kiện mà còn
phải tìm hiểu động cơ của người tạo ra sự kiện và người viết lại sự kiện đó).
Tôi băn khoăn vì nghĩ rằng, đánh giá khách quan, đầy đủ, chuẩn xác về công và
tội của nhân vật lịch sử hoặc vấn đề lịch sử nào đó là việc làm không dễ. Nếu
chưa đủ điều kiện hoặc cố tình đánh giá chưa chuẩn xác rồi đem đi tuyên truyền
thì rất hiểm, đặc biệt là ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục lòng yêu nước
cho thế hệ trẻ và nâng cao nhận thức lịch sử cho mọi người để từ đó biết yêu
cái gì và ghét cái gì cho phải đạo.
Với hiểu biết có hạn của bản thân, tôi xin trao đổi
thẳng thắn với tác giả Đỗ Hồng và bạn đọc một số ý sau đây:
Thứ nhất, tôi thấy tác giả Đỗ Hồng là người có tư duy diễn đạt mạch lạc, rõ ràng;
khá am hiểu lịch sử, đọc nhiều tài liệu và có thể nói là khá chuyên sâu về lịch
sử chế độ Việt Nam
cộng hòa. Tác giả không chỉ rất luyến tiếc về những gì mà chế độ VNCH đã thực
hiện trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam 1954-1975 mà còn rất quan tâm đến các
hoạt động nhằm phục hồi chế độ này; nên luôn mong đợi một sự lộn ngược lịch
sử bằng lập luận rất đặc biệt: “VNCH
chôn rồi mà chưa chết” còn “CSVN chết
rồi mà chưa chôn”; khẳng định rất tự tin rằng: “Khi chính thể VNCH vinh quang trở lại với dân tộc thì cũng chính là lúc
chế độ CSVN bị đem đi chôn thật sự”.
Thứ hai, tôi cũng chia sẻ với tác giả một điều rằng, khi con
người ta tôn thờ và đi theo lý tưởng nào đó thì luôn tìm cách bảo vệ, che chở
và hoài vọng về nó là điều tất nhiên. Công bằng mà nói, chế độ VNCH cũng để lại
cho lịch sử Việt Nam một số di sản, từng là mục tiêu phấn đấu của một bộ phận
người Việt trong giai đoạn 1955-1975 và đến nay vẫn có người hoài vọng, muốn
phục dựng lại để thay thế chế độ hiện hành. Nhưng cần nhấn mạnh là, VNCH không
phải là chế độ huy hoàng, xán lạn đã làm được những điều như tác giả viết: “chính thể VNCH là một chính thế dân chủ do dân trực tiếp bầu
lên, được quốc tế công nhận, và đã thực sự mang lại cho người dân VN một thời
no ấm cho dù là trong chiến tranh khói lửa”. Ai cũng biết, sự ra đời chế
độ Việt Nam cộng hòa không
tách rời ý đồ của đế quốc Mỹ xâm lược đất nước Việt Nam. Sứ mệnh của VNCH gắn với sự
bảo trợ của Mỹ để thực hiện ý đồ chia cắt Việt Nam thành 2 miền với 2 chế độ
chính trị và 2 nhà nước khác nhau. Do đó, nó là đối tượng cần phải đánh dẹp của
cách mạng Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo vì mục tiêu độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.
Thứ ba, nếu coi
độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc là mục tiêu tối thượng của toàn thể dân tộc
Việt Nam, thì mục tiêu hành động của VNCH trong suốt thời gian tồn tại
1955-1975 là đi ngược với truyền thống dân tộc Việt Nam, ngược với nguyện vọng
chung của đại đa số nhân dân Việt Nam là thống nhất Tổ quốc. Nên khi Đảng Cộng
sản Việt Nam phải lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, đồng thời phải đánh dẹp các thế lực tay sai được Mỹ bảo trợ thì mới thực
hiện được mục tiêu thống nhất Tổ quốc, nhân dân mới có tự do, không lệ thuộc
vào sự thống trị của đế quốc ngoại bang. Nhưng vì tuyên truyền, xúi dục của kẻ
xấu và nhận thức sai lầm của một số người nên cứ nhầm lẫn là cộng sản do Đảng
lãnh đạo đánh chiếm miền Nam, gây đau khổ cho nhân dân Nam Bộ. Nên họ đã vô
tình đứng về phía kẻ thù của cách mạng là đế quốc Mỹ, chống lại con đường cách
mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Với Hiệp định Pari 1973, quân viễn
chính Mỹ rút về nước và với Đại thắng mùa Xuân năm 1975, ngụy bị đánh nhào, đất
nước đã được thống nhất cùng đi lên xây dựng CNXH. Thế mà Đỗ Hồng còn viết: “Kể từ tháng tư oan nghiệt
năm 1975, chính thể VNCH đã bị chôn vùi suốt hơn 42 năm qua, nhưng chính thể
này vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, chưa bao giờ chết”.
Thứ tư, trong quá
trình xây dựng đất nước từ 1975 đến nay, mặc dù có giai đoạn khó khăn, Đảng
lãnh đạo mắc phải một số sai lầm nhưng đã kịp thời đổi mới đất nước, đem lại
những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đời sống nhân dân ngày càng ấm no
hạnh phúc, chính trị ổn định, uy tín quốc tế ngày càng tăng. Những người có
nhận thức, yêu nước chân chính tuy có một ít bức xúc vì tình trạng cán bộ, đảng
viên suy thoái nhưng lại rất vui mừng khi thấy thời gian gần đây Đảng tích cực
xử lý vi phạm, vui mừng đất nước đang thống nhất yên bình để mọi người đang ra
sức xây dựng, tạo lập cuộc sống. Tại sao lại có người mong muốn chế độ này sụp
đổ để dựng lại chế độ đã sụp đổ vì đi ngược với lợi ích chung của dân tộc. Vậy
mà tác giả Đỗ Hồng lại viết: “Mặc dù về
phương diện ngoại giao, chúng ta không còn nghe nhắc đến VNCH nữa, biểu tượng
của VNCH - lá cờ vàng chính nghĩa - vẫn ngạo nghễ tung bay trên khắp thế giới,
thậm chí còn xuất hiện ở trong nước vốn đang bị CSVN cai trị”. “Bây giờ cơ hội
đã qua đi, nhưng lòng dân đã sôi sục căm hờn trước chính sách “hèn với giặc và
ác với dân” của lũ tội đồ CSVN, chính thể VNCH vẫn còn có cơ hội trở lại với
chính trường thế giới”.
Thứ năm, nếu là
người hiểu biết lịch sử thì sẽ cảm nhận được sự mất mát hy sinh của dân tộc
Việt Nam
có tới 4/5 tổng thời gian của chiều dài lịch sử là có chiến tranh. Nhân dân
luôn khát vọng hòa bình nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam
luôn hướng đến mục tiêu hòa bình. Biển Đông là một vấn đề lớn, chúng ta phải
tìm cách giải quyết êm đẹp để bảo đảm hòa bình, tránh bạo lực chiến tranh. Còn
vấn đề Formosa là một sự cố đã làm tổn hại lớn đến đất nước, nhưng Đảng và Nhà
nước đã quyết liệt đấu tranh buộc họ phải nhận lỗi, chịu bồi thường cho dân, xử
lý kỷ luật những cán bộ liên quan. Thế mà tác giả đã viết: “CSVN chết rồi mà chưa chôn, chúng ta thấy rõ
theo nghĩa đen là cái xác chết khô ở quảng trường Ba Đình vẫn còn chưa chôn.
Ngoài ra, một chế độ không còn đứng về phía dân chúng mà lại bênh vực Trung
Cộng để đàn áp dân chúng dã man khi họ bày tỏ lòng yêu nước, chống Trung Cộng
xâm lược và đòi hỏi Formosa phải dẹp tiệm cùng bồi thường thỏa đáng cho các nạn
nhân vụ thải xả chất độc, thì chế độ nầy coi như đã chết. Chúng ta chỉ cần chờ
ngày mang nó đem đi chôn quách cho rồi”. Viết như vậy, liệu có ý đồ gì và
có thể hiện được là người có hiểu biết?
Tôi
cho rằng, biết đánh giá khách quan về lịch sử, chính là biết đánh giá đúng về công và tội của mình, ông bà, cha mẹ và người thân, đồng nghiệp của mình. Từ
đó, sẽ biết yêu và biết ghét một cách có văn hóa, nghĩa là biết đúng biết sai.
Mỗi khi nhận thức sai lệch, nhất là sai lệch về lịch sử, rồi đem cái sai lệch ấy
đi tuyên truyền, thì cũng đồng nghĩa với tội phản quốc lắm chứ?!
@ Huỳnh Văn
Thân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét