Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017
Tạo dựng lòng tin từ đâu?
Ở
trên đời lòng tin là cái vốn quý và đáng trân trọng nhất. không ai là không
mong muốn mình có được lòng tin từ người khác. Bố mẹ luôn mong muốn khát khao
có lòng tin từ con cái, từ chuyện học hành đến việc ra ngoài xã hội không bị sự
cám dỗ bởi ma lực của đường đời mang tới; lòng tin giữa người thân trong gia
đình, giữa vợ chồng, anh chị em ruột. Rồi trong xã hội, giữa lãnh đạo với nhân
viên, giữa nhân viên với nhân viên… Nhưng quan trọng hơn là lòng tin của Nhân
dân với thể chế chính trị, nhất là là lòng tin của chính mình, biết cố gắng
vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thử thách, giông bão của cuộc đời, không bị tác
động bởi tiền bạc, vật chất, danh vọng, sự cám dỗ của lợi ích bản thân. Nhưng ở
đời không ít ai không bị vấp ngã, tuy vậy chúng ta phải có lòng tin để nhìn nhận lại những sai lầm, biết tự “răn
mình” làm những điều có ích cho chính mình, gia đình và xã hội.
Trong con người luôn tồn tại cái thiện và cái ác,
ranh giới ấy thật là mong manh, nếu chúng ta không biết giữ mình, cái ác sẽ trỗi
dậy làm lu mờ cái thiện, đồng hành với cái tôi phát triển dẫn tới ta không phải
là ta nữa, lúc đó điều gì sẽ sảy ra?. Vậy nên con người cần biết bao dung độ lượng
với người khác, ngay kể cả với kẻ đã gây cho ta biết bao khổ đau, nay chính kẻ ấy
có thể là đồng chí, anh em, có thể làm ăn với ta hay đã bị thất sủng… Nếu mỗi
chúng ta có lương tâm với đồng loại luôn mong muốn điều tốt đẹp đến với mọi người
và đồng loại thì đều khát khao có được sự yên ổn, hòa bình để cho dân tộc phát
triển. Không ai mong muốn có chiến tranh, bài học đó dân tộc Việt Nam đã khắc
ghi qua nhiều thời đại, nhất là hai cuộc kháng chiến trường chinh bảo vệ giang
sơn, gấm vóc, rồi cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây Nam, biển đảo của
Tổ quốc đó là minh chứng lịch sử cả dân tộc này luôn khắc ghi, nhắc nhở nhau để
sống có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, đồng loại và với các dân tộc khác. Không
nhắc, không có nghĩa là quên như tác giả Paulus Lê Sơn
(Danlambao) đã đề cập trong bài viết “Linh hồn người đã chết còn tin cộng sản?” để quy chụp rằng “Tại sao cộng sản lại
không dám nhắc đến các trận chiến thời cận đại, hiện đại với giặc Trung Cộng? Tại
sao những cái chết của con dân đất Việt trước giặc thù lại không được tôn vinh,
tưởng nhớ, ghi danh?”. Đâu phải như tác giả nghĩ, Lê Sơn ở phương trời Tây,
hưởng thụ văn hóa Tây làm sao hiểu được cái giá của dân tộc này phải trả để bảo
vệ Tổ quốc và biển, đảo quê hương, và làm sao hiểu được bản chất truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay
cường bạo”. Thật là cảm động và từ hào lắm chứ, truyền thống đó luôn được phát
huy trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Hôm nay đất nước ta,
dân tộc ta đang sống trong hòa bình, xây dưng, phát triển, chúng ta mãi mãi
trân trọng những gì mà các thế hệ đi trước đã dày công tạo dựng, có cả những mất
mát đau thương. Đạo lý ấy chỉ có những con người biết đồng cam cộng khổ
cùng với dân tộc thì mới hiểu được hết giá trị chân lý đích thực của nó. Minh
chứng không quên ấy, xin được dẫn chứng để Phi Sơn tìm đọc, sự kiện 64 chiến sĩ
đã huy sinh anh dũng trong bảo vệ Gạc Ma ngày 14/03/1988 được thể hiện trong
các cuốn lịch sử, công trình nghiên cứu như: “Tịch triều hiến chương loại chí”
của tác giả Phan Huy Chú; “Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa” của tác giả Lưu Văn Lợi; “Địa lý biển Đông với Hoàng Sa và Trường
Sa” của tác giả Vũ Hữu San; “Hoàng Sa, Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ Công
pháp quốc tế” của tác giả Nguyễn Quốc Thắng”; “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt
Nam” của nhiều tác giả… Sự thật này không thể nói là ta quên phải không tác giả.
Hơn thế tác giả lại không mắt thấy, tai nghe, đúng - sai phân định rõ ràng để rồi
lại ủng hộ cho những kẻ lợi dụng sự kiện này để phá quâý, gây mất ổn định an
ninh trật tự, phá hoại quan hệ đối ngoại với nước láng giềng, vậy nên tác giả mới
viết “Tại sao hết năm này đến năm khác cộng
sản ra tay đàn áp, đánh đập, bắt bớ bỏ tù những người yêu nước tưởng nhớ đến
máu xương của tiền nhân …”. Thưa tác giả, yêu nước thì phải làm những việc
thiết thực, phải đồng lòng cùng dân tộc để tạo dựng sự bình yên, chứ đâu phải
xuống đường quậy phá là yêu nước… Do đó tác giả mới mặc nhiên đưa ra lời phán
xét hồ đồ rằng “Kẻ còn sống cũng như vong
hồn người đã chết còn tin cộng sản trước thảm trạng đất nước đau thương ngày
hôm nay?”. Xin thưa, nhân dân tin chứ, tin ở sự đúng đắn trong lựa chọn giải
pháp của Đảng, Nhà nước, tránh xung đột vũ trang, nén đau thương để khép lại
quá khứ, tạo sự bình yên, hòa hiếu cùng các dân tộc khác để có môi trường hòa
bình trong xây dựng, phát triển đất nước.
@
Hoàng Long
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét