Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Câu chuyện “buôn và bán”…



Vì câu chuyện bận rôn việc làm ăn kinh doanh, lâu lâu tôi mới lại có thời gian thư thái để “thưởng ngoạn” cho chính mình được “thỏa thích” lướt mạng đọc thông tin trên đó, xem rồi lại thấy chạnh lòng và trăn trở với những câu chuyện “bếp núc” đang râm ran về giáo dục hiện nay, cộng đồng mạng một phen lại dậy sóng, bởi ai cũng có thể cho ý kiến được, vì nó liên quan đến mọi người, mọi gia đình, động chạm tới niềm tin, tình cảm của tất cả chúng ta, bởi ai cũng một thời cắp sách đến trường, và ai cũng có con, có cháu đi học. Tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng với những tin bài, khá đa dạng, nhiều chiều, mới đầu đọc vào nội dung tưởng chừng như có lý, song nếu ngẫm nghĩ một chút và liên hệ thực tế thì thấy có nhiều vấn đề trong đó, khi mà tác giả “tự cho mình là đúng” được phán xét chuyện người khác, trong khi mình hiểu về nó còn lơ mơ…Vậy nên đưa tin không đơn giản chỉ là chia sẻ, mà phải còn phải phản ánh đúng sự vật, hiện tượng nào đó trong xã hội, chứ cứ như kiểu viết lấy được, lại còn lồng ghép vào bài viết đủ những thứ cặn bã, ngôn từ thiếu văn hóa, lại còn lớn tiếng chì chiết người khác thì chẳng mấy hay ho chút nào.

 Đơn cử như bài viết “Giáo Dục Việt Nam Thời “Buôn Chữ Bán Sách” của tác giả Nguyễn Quang Duy thổ lộ rằng “…tình trạng giáo dục “buôn chữ, bán sách” tại Việt NamRõ ràng nhóm lợi ích trong ngành giáo dục đã tồn tại từ lâu, không như một số người cho rằng nhóm lợi ích chỉ bắt đầu khi Việt Nam theo kinh tế thị trường… Ba lần thay sách giáo khoa… việc độc quyền xuất bản rồi bán như hiện nay là hoàn toàn sai trái… Tiếng nói của Nghiệp đoàn Giáo chức đại diện cho thầy cô tầng lớp bị ảnh hưởng trực tiếp các cuộc tranh giành phe nhóm trong ngành giáo dục hầu như không có…Có thay đổi thể chế mới có được một nền giáo dục tự do và lành mạnh …”.

Ông Duy đã đưa ra thông tin rồi khẳng định “nhóm lợi ích” xuất hiện và tồn tại trong ngành giáo dục từ lâu rồi, nghĩa là từ trước khi Việt Nam theo kinh tế thị trường, tức là từ những năm 80 của thế kỷ trước? rồi cho rằng 3 lần thay sách giáo khoa đều là “độc quyền xuất bản”… Đọc mà chưa hiểu, chưa phân tích và không nắm tình hình thực tế thì thấy có vẻ hợp lý, song bởi gia đình tôi cũng có các con cháu đi học, kể cả đi du học ở nước ngoài nên cũng rất quan tâm đến giáo dục. Vì vậy tôi chia sẻ với bạn đọc để chúng ta hiểu hơn về vấn đề này.
Trước hết, chúng ta đều biết rằng Việt Nam trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục phương Bắc mà chủ yếu là Trung Quốc. Cho đến khi giành độc lâp năm 1945, cả nước tiến hành “Diệt giặc dốt” và “Chống nạn mù chữ; trong "Lời kêu gọi chống nạn thất học”, Chính phủ cũng định ra một chương trình giáo dục, tổ chức ngạch thanh tra và lập hội đồng sách giáo khoa. Đồng thời họp hội nghị giáo giới chấn chỉnh và mở mang việc học trong thời chiến, định chương trình học cho các cấp, soạn sách giáo khoa mới, định cách dạy học trò theo lối mới, vừa tránh được nạn nhồi sọ của thời Pháp thuộc, mở các trường đại học và gửi du học sinh ra nước ngoài.
Từ năm 1950, trong hoàn cảnh nước nhà còn muôn vàn khó khăn, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng, nhưng chúng ta vẫn tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần đầu tiên đã nhằm mục tiêu xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân; năm 1956, cải cách giáo dục lần thứ hai hướng tới đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân tốt, có đức có tài; năm 1981, cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba tạo bước chuyển biến mới về hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Hiện nay, chúng ta thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, bảo đảm cho giáo dục Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, chương trình và sách giáo khoa cũng được tổ chức biên soạn lại cho phù hợp với thực tế. Điều đó thể hiện sự thống nhất trong việc ban hành chủ trương về giáo dục, đào tạo phù hợp với từng thời kỳ lịch sử và thực tiễn, đảm bảo tính thời cuộc, xu hướng quốc tế. Việc in sách giáo khoa thời kỳ trước và sau giải phóng Miền Nam cơ bản do Nhà nước thực hiện vì lúc đó kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh tàn phá, kinh tế tư nhân chưa phát triển, cho tới những năm 90 thì nhà nước mới chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và khi đó kinh tế tư nhân mới bắt đầu được đầu tư phát triển, như vậy làm gì có “lợi ích nhóm” như tác giả nêu ở trên. Chúng ta nhìn nhận vấn đề ở đây cần phải khách quan. Hiện nay, quan điểm của nhà nước ta là Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành với chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, do đó tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định; đồng thời việc in sách do nhiều nhà xuất bản thực hiện.
Điểm nữa, tác giả Nguyễn Quang Duy cho rằng “Tiếng nói của Nghiệp đoàn Giáo chức đại diện cho thầy cô tầng lớp bị ảnh hưởng trực tiếp các cuộc tranh giành phe nhóm trong ngành giáo dục hầu như không có…” cũng không đúng với thực tế. Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục của Việt Nam thường hay có ý kiến tranh luận, góp ý, thậm chí có những phản ứng trái chiều. Việc này cũng giống như các nước trên thế giới, khi có sự thay đổi thì bao giờ cũng có sự phản ứng, chưa đồng thuận ngay trong chính đội ngũ giáo viên, bởi chẳng ai muốn thay đổi nếp cũ quen thuộc, thói quen hàng ngày của chính mình. Đồng thời ở Việt Nam, trước khi trển khai thực hiện bất kỳ một chủ trương đổi mới nào, thì Bộ Giáo dục luôn nghiên cứu một cách khoa học, khách quan, tổ chức lấy ý kiến của đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, thậm chí lấy ý kiến của phụ huynh, của nhân dân và của người học; tổ chức thí điểm, đánh giá rút kinh nghiệm, khi có đủ căn cứ hợp lý rồi mới triển khai chứ không hề áp đặt, vì vậy không có chuyện căng thẳng, đến mức tranh giành quyền lợi gì cả, và phải khẳng định là không hề có “cuộc tranh giành phe nhóm trong ngành giáo dục” mà tác giả nêu ở trên.
Còn về “Nghiệp đoàn Giáo chức đại diện cho thầy cô” ở Việt Nam hiện nay không có tổ chức này, mà chỉ có tổ chức công đoàn giáo dục. Hệ thống được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, từ đại học đến mầm non cả trong và ngoài công lập. Tổ chức công đoàn được Luật pháp quy định, với chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đánh cho cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành Giáo dục. Vì vậy khi có bất kỳ sự vi phạm, xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, vi phạm việc làm và các chế độ chính sách đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động thì công đoàn giáo dục đã đứng ra can thiệp, bảo vệ kịp thời. Thời gian qua trên các phương tiện thông tin tôi cũng thấy có nhiều hoạt động mà công đoàn giáo dục đã thực hiện như chăm lo đời sống cho giáo viên, nhất là vùng miền núi khó khăn, biển đảo, thiên tai, bão lũ,.. tổ chức cho giáo viên, giảng viên nâng cao kỹ năng nghề; đối thoại giữa giáo viên với hội đồng quản trị của nhà trường để bảo vệ quyền lợi cho giáo viên,…
Chúng ta đang cố gắng để tiếp tục cải cách, đổi mới giáo dục để tiến kịp với thế giới, một nền giáo dục toàn diện, phát triển cả về lượng và chất; hầu hết trẻ em đúng độ tuổi được đến trường; hiện cả nước cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Trong chuyến thăm Việt Nam vào dịp tháng 8/2017, bà Irina Bokova, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) khẳng định: “Trong lần thứ ba đến Việt Nam, tôi thấy Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng về giáo dục”. Ở các trường đại học đã có hơn 500 chương trình đào tạo quốc tế với các trường đại học ở nhiều nước trên thế giới; Việt Nam cũng trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ giáo dục thế giới khi đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc tế; thành tích của các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế cũng rất nổi bật, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, đây là những minh chứng cụ thể cho sự thành công ấy.
Điều đó chứng tỏ việc viện dẫn thông tin để đưa đến câu chuyện phủ nhận những kết quả, những đổi mới mà Nhà nước và ngành Giáo dục đã đạt được trong thời gian qua là không thể chấp nhận được, đành rằng trong giáo dục cũng còn chuyện phải bàn như giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa của dân tộc cho giới trẻ cũng cần phải được quan tâm hơn nữa để tạo ra con người có đầy đủ yếu tố đức, trí, thể, mỹ. Chưa dừng lại ở đó, cái đích cần hướng đến của tác giả là đây “…Có thay đổi thể chế mới có được một nền giáo dục tự do và lành mạnh …”. Vậy đấy, loanh quanh câu chuyện giáo dục rồi cuối cùng vẫn lộ ra chủ ý của tác giả là lồng ghép mục đích chính trị vào bài viết, đó là muốn thay đổi chế độ. Tôi thiết nghĩ chúng ta cần hết sức khách quan khi đánh giá, bình luận về những vấn đề đổi mới và thật cảnh giác trước những thông tin như bài viết của tác giả Nguyễn Quang Duy đăng tải trên đây.
Nguyễn Thành Chung
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/10-su-kien-giao-duc-noi-bat-nam-2017-20171231235113994.htm 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét