Như một thông lệ, hễ mỗi lần Quốc hội VN tiến
hành các kỳ họp để bàn bạc những vấn đề quan trọng của đất nước thì những đối
tượng thù địch và đám zận “dân chủ” lại thi nhau xuyên tạc sự thật với những
luận điệu cũ rích. Bất chấp sự thật, họ cho rằng: Quốc hội không phải là cơ
quan quyền lực cao nhất của đất nước, mọi việc do Đảng chỉ đạo, v.v. Mục đích
của họ là nhằm hạ thấp, phủ nhận vai trò của Quốc hội; chia rẽ Đảng và Quốc
hội.
Ngược dòng lịch sử ta thấy, từ năm1930, dưới sự lãnh
đạo của ĐCSVN do CT HCM sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta đã tiến hành cuộc
đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh
phúc của nhân dân. CM-8 thành công, ngày 02/9/1945, CT HCM đọc Tuyên ngôn độc
lập, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa, nay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN.
Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế
giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc
tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới,
đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980
và năm 1992, nhân dân VN xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp năm 2013, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Điều 69, Hiến pháp VN năm 2013, quy định: Quốc hội
là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước.
Trong thực tiễn, những kỳ họp của Quốc hội luôn thực hiện đúng Hiến pháp
và đều được truyền hình trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng để
nhân dân cả nước biết. Đặc biệt, tinh thần
làm việc độc lập, sáng tạo của Quốc hội, việc phát huy vai trò giám sát tối cao
của Quốc hội tiếp tục được thể hiện rõ tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV
lần này. Kỳ họp thứ năm là kỳ họp ngắn nhất trong nhiều năm trở lại đây là do
khách quan, vì có tới 04 dự án luật được rút khỏi dự kiến chương trình để hoàn
thiện và rút các báo cáo công tác của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc
hội. Việc rút ngắn này là phù hợp với thực tiễn, giúp Quốc hội hoạt động hiệu
quả hơn chứ không phải vì một sự chỉ đạo nào cả. Tại kỳ họp lần này, Quốc hội
vẫn dành tới 12 ngày để xem xét, thông qua 08 dự án luật, 01 dự thảo nghị quyết
và cho ý kiến về 08 dự án luật khác, nghĩa là dành tới 60% thời gian để làm
luật; trong đó, có rất nhiều dự án luật quan trọng được Quốc hội xem xét, thông
qua, như: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân
Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi);
Luật An ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi), v.v. Đồng thời, Quốc hội sẽ giám
sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài
sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn
2011-2016. Đây là một trong những vấn đề rất nóng và bức xúc, được dư luận đặc
biệt quan tâm.
Cũng tại
kỳ họp lần này, có nhiều đổi mới, thí điểm đổi mới hoạt động chất vấn. Quốc hội
dành 03 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Thời gian để mỗi đại
biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 01 phút và sau khi 03 đại biểu Quốc hội nêu
câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay, thời gian dành cho mỗi lần trả
lời là 03 phút. Việc cải tiến, đổi mới này trước đó được áp dụng thí điểm tại
phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tăng
cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội. Việc cải tiến
chất vấn và trả lời chất vấn nhằm giảm thời gian thảo luận tại tổ để tăng thời
gian thảo luận tại hội trường.
Với nội
dung làm việc và sự minh bạch thông tin như vậy, không thể nói kỳ họp lần này
“không làm được gì cả” hay né tránh những vấn đề nóng bỏng và hoàn toàn không
“hình thức” như những thông tin xuyên tạc.
Sinh thời,
CT HCM từng khẳng định vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của
đất nước. Người viết: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Những
vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc đều do Quốc hội
quyết định”. Theo Điều 4, Hiến pháp năm 2013, quy định: ĐCSVN “là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội”; “ĐCSVN gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ
Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về
những quyết định của mình”. Hiến pháp cũng hiến định: “Các tổ chức của Đảng
và đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Sự lãnh
đạo của Đảng đối với Quốc hội không có nghĩa là Đảng đứng trên Quốc hội, “chỉ
tay” để Quốc hội “giơ tay” như những luận điệu xuyên tạc. Như đã biết, ĐCSVN là
đảng cầm quyền, là đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mục đích của Đảng
là xây dựng nước VN độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh,
không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối
cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một
bộ phận của hệ thống ấy. Trên thực tế, Đảng lãnh đạo chứ Đảng không chỉ đạo
công việc cụ thể của Quốc hội. Đảng lãnh đạo nhưng luôn tôn trọng Quốc hội với
tư cách là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Đổi mới nội
dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội là để Quốc hội ngày càng
thực hiện tốt các chức năng lập hiến, lập pháp; giám sát tối cao và quyết định
các vấn đề trọng đại của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển,
nhân dân phấn khởi, hăng say và an tâm lao động, đầu tư và mở rộng sản xuất,
kinh doanh, ngày càng đoàn kết, gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước và Quốc hội. Sự lãnh đạo của Đảng càng góp phần hoàn thiện thể chế, phát
huy tốt hơn vai trò của Quốc hội.
Thực tiễn
cho thấy, Quốc hội VN đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, xứng đáng là
cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, hết lòng, hết sức vì quyền lợi của
nhân dân. Sự thật trên, tự nó bác bỏ mọi luận điệu nhằm hạ thấp vai trò của
Quốc hội, tách rời sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét