Tôi năm nay 21 tuổi, là sinh viên năm thứ 3 của một
trường đại học ở Hà Nội. Tôi học kỹ
thuật nên không am hiểu nhiều về khoa học xã hội. Nhưng tôi đam mê tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam và có thể tranh luận với nhà sử
học về một số vấn đề lịch sử. Bởi vậy, mỗi khi đọc sách, báo viết về lịch sử dân tộc, tôi thường phản ứng với cách viết không chính xác, sẵn sàng bày tỏ quan điểm
với những biểu hiện xuyên tạc lịch sử và rất
xem
thường kẻ không am hiểu lịch sử mà cứ viết càn về lịch sử.
Gần đây, tôi đọc
thấy một số bài viết không khách quan, thậm
chí xuyên tạc lịch sử, kể cả một số sáng tác văn học nghệ thuật. Báo chí đã phản ánh cuốn Việt Lam Xuân Thu, được Lê Sơn dịch
và đổi thành tên mới là “Khởi nghĩa Lam Sơn” (do Nxb Từ Điển Bách Khoa ấn hành) vì trong đó có rất nhiều chi tiết sai sự thật, dụng
ý xuyên tạc lịch sử. Hay như truyện “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga
(đăng trên báo Văn nghệ) có những hư cấu “quá đà” khi có ý khen ngợi “Việt
gian” Trần Ích Tắc, tướng giặc Thoát Hoan mà xem nhẹ sự hy sinh của An Tư công
chúa.
Tôi thấy, xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam, thường thể
hiện ở việc hạ thấp sự sáng tạo độc lập của nhà nước phong kiến Việt Nam; đánh
giá không khách quan về chiến công của dân tộc Việt Nam trong chống ngoại xâm
phong kiến phương Bắc; cố tình nhầm lẫn công và tội của ta với kẻ thù, ca ngợi
kẻ thù, viện dẫn câu nói của kẻ thù về lịch sử dân tộc; khoét sâu mâu thuẫn nội
bộ về sự phân tranh ngôi vị của các triều đại phong kiến Việt Nam. Tôi cũng thấy
một số bài viết cố tình hạ thấp vai trò lãnh đạo, đường lối cách mạng của Đảng
cộng sản và của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp chống thực dân Pháp xâm lược, coi
cuộc Cách mạng tháng 8-1945 thắng lợi là sự ăn may, khoét sâu sai lầm trong cải
cách ruộng đất. Xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cho
rằng lực lượng Cộng sản miền Bắc xâm lược, đánh dạt chế độ dân chủ miền Nam,
đưa đến sự tan nát, ly hương của nhiều người. Bên cạnh đó, có người còn phủ nhận
thành tựu của công cuộc đổi mới; kích động mâu thuận Trung - Việt, cho rằng Việt
Nam
hèn hạ lệ thuộc, đi theo Tàu.
Riêng bài: “Mục tiêu vĩnh cửu trong đấu tranh của người Việt yêu nước chân chính” của tác giả Mai Thanh Truyết, tôi không dám
quy kết là xuyên tạc lịch sử, nhưng tôi thấy có nhiều chi tiết cần phải “uốn nắn” vì tôi thấy tác giả có những ước vọng, kêu gọi
làm những điều mà theo tôi cho đó là không tưởng. Tôi nói vậy, có thể bạn đọc sẽ
cho rằng, tôi chỉ là một sinh
viên học điện công nghiệp những không khiêm tốn, vì chưa biết tuổi tác, trình độ chuyên môn, tầm vóc, nòi giống của tác giả Mai Thanh Tuyết ra sao mà tôi đã dám góp ý về bài viết ấy. Nhưng, tôi xin
mạnh dạn viết lên suy nghĩ của mình,
nếu bạn đọc tìm thấy ở đó một vài điều có lý, có giá trị thiết thực với tấm lòng của một người con đất Việt,
sinh ra lớn lên ăn củ khoai, hạt gạo, uống nước của đất Việt thì tôi vô cùng sung sướng. Nếu tôi viết có điều gì chưa đúng, thể hiện nhận thức còn nông nổi của tuổi trẻ, thì cũng mong bạn đọc góp
ý cho tôi. Vì bản thân tôi không có ý đôi co, triết
lý, khoe khoang kiến thức hay chỉ trích cá nhân
nào cả, mà chỉ là vì tôn trọng giá trị đích thực của lịch sử dân tộc, mà trong vốn sống của mỗi người chúng
ta, dù ít hay nhiều đều có giá trị ấy tạo dựng.
Nói thật, mới đọc
bài viết của tác giả Mai Thanh Truyết,
tôi đã có cảm giác tác giả là người thiên về lý thuyết hơn khả năng thực tế, thiên về lãng mạn viễn vông hơn là cải tạo hiện
thực, có tâm hồn mơ mộng trời cao hơn là đóng góp thiết thực cho nhân dân. Cách dùng từ ngữ của Mai Thanh Truyết rất bay bổng đến mức sáo rỗng, thậm chí có những từ ngữ hình như tác giả chưa
hiểu nghĩa của nó. Ví như tác giả
viết: “Bài viết này có mục
đích kiểm điểm lại và nhận diện thực lực, nói nôm na là nguồn vốn ở giàn phóng
để sẵn sàng cất cánh hướng về mục tiêu đã định ở chân trời, tạo một cái khung mẫu lý
luận và thực tiễn trao đổi giữa các thức giả có quan tâm”. Rất khó hiểu ý nghĩa và cũng không biết tác giả định vị về cái gì cả!
Tác giả Mai Thanh Truyết cho
rằng: “Trải qua 42 năm
từ khi Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam cho đến nay, ước lượng đã
có khoảng ba triệu người Việt
rời bỏ đất nước, sang định cư ở nước ngoài, trải rộng từ Âu Mỹ sang Úc, Á…, các nước tạm dung này nói chung đều tạo
điều kiện cho người Việt tỵ nạn cố gắng vượt qua những khó khăn…, trong khi bà con thân thuộc tại quê hương
phải sống triền miên trong đói nghèo”. Qua đoạn viết này, tôi đoán là tác giả đang sinh sống ở nước ngoài và là “người Việt tỵ nạn”.
Nếu là người có hiểu biết
lịch sử dân tộc, không ai lại bảo là miền Bắc xâm chiếm miền Nam cả. Không cần
biết thế nào và ra sao, chỉ cần quan tâm tại sao cả dân tộc hướng về chống giặc
ngoại xâm để thống nhất Tổ quốc, thì lại có người đi ngược lại mục tiêu chung đó. Là người có tổ có tông thì
dù quê hương
nghèo khó đến mấy, cũng phải
bảo vệ quê hương. Trong lúc đồng đội chiến đấu bảo vệ quê hương,
thì ai đó vì
sao phải tỵ nạn, ly hương, để
rồi nhìn về quê hương
với đôi mắt khinh bỉ. Nói đến chuyện nay, làm tôi nhớ lại câu chuyện: con cái lớn
lên cứ nguyền rủa, xỉ vả cha mẹ mình nghèo, chửi rủa quê
hương nghèo khó. Đến khi có
người hỏi lại: có được sự giàu có hôm nay, bạn có ăn gạo, uống nước quê hương không, hay là
từ trên trời rơi xuống? Lúc đó, mới ngẫm nghĩ, rồi đắng miệng,
không trả lời!
Từ ước vọng bi quan của cá
nhân, tác giả đưa ra thông điệp chung cho dân tộc, yêu
cầu “Xác định
mục tiêu vĩnh cửu trên bước đường đấu tranh” mà địa ý là phải loại trừ cộng sản, đòi lại thời
Việt Nam
cộng hòa. Do vậy, tác giả hô hoán rằng “đảng viên cộng sản chặt chẽ ăn chịu với nhau, trên cương vị
là tư bản đỏ bóc lột tận xương tủy người dân bị khép vào khuôn khổ của một
chánh sách toàn trị không tài nào cất đầu lên nổi” và quy kết
rằng: “Gương tày tiếp còn
đó, gương phản bội dân tộc,
bán mình cho TC của CSVN còn đó!”.
Chúng ta đều biết,
trong quá trình vận động của lịch sử dân tộc, chắc chắn có điều đúng và cũng
có những điều mà người đường
thời không thể nhận thức được,
chỉ đến đời sau nhìn lại mới thấy được hạn chế của nó. Dù là cá nhân hay tập thể, là người Việt Nam,
công tác, sinh sống ở đâu trên trái đất này, đã là người biết trước có sau, đều phải tôn trọng mục tiêu
chung của dân tộc, biết chấp nhận, san sẻ hạn chế của thời đại, chia sẻ với khó
khăn của đất nước; từ đó tích cực đóng góp làm giàu cho đất nước, trước hết là
giúp đỡ người thân, làng xóm của mình. Nếu ai đó, ủng hộ kẻ thù ngoại bang thực
hiện ý đồ chia cắt đất nước, thì dù cố tình ngụy trang, tâng bốc đến đâu cũng không thể là người yêu nước
được.
Thử hỏi, một gia đình
có vợ chồng và các con đang sống
hạnh phúc, bổng dưng có người xa lạ nhảy vào phá hạnh phục của gia đình,
chu cấp tiền bạc lôi kéo vợ, ngủ với vợ, xúi dục vợ ly tán chồng con, người chồng quyết liệt chiến đấu với kẻ lạ để bảo vệ
hạnh phúc gia đình
thống nhất, còn người vợ
không những không đứng về
phía chồng, mà còn theo kẻ lạ đánh lại chống mình, thì ai là người chính nghĩa? Trong hoàn cảnh ấy, người
vợ có biện hộ đến đâu cũng không thể phủ nhận được công lao chính nghĩa của người
chồng! Lịch sử cũng rất công bằng khi phán xét công và tội của người chồng và
người vợ của gia đình ấy.
Trần Tuấn Anh (Hà Nội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét