Còn nhớ, ngày trước ba tôi thường hay kể lúc tôi mới
lên 3 rất hay hỏi những câu thật ngô nghê làm cả nhà phì cười. Khi có gia đình,
nuôi con tôi mới hiểu vì sao trẻ lên 3 lại hay hỏi những điều rất ngộ, nhưng đó
là sự ngây thơ đáng yêu. Khi thanh niên 17-18 có những lời nói hoặc hành động nông
nổi, vẫn có thể được cảm thông bởi suy nghĩ chưa chín chắn. Người đã trưởng
thành nói những điều vô lí thì thật khó mà chấp nhận, huống chi lại bàn luận
chuyện chính trị, hệ trọng, làm như là ta đây biết tuốt, hiểu tuốt nhưng kỳ thực
lại chẳng hiểu bản chất của vấn đề. Tôi bật cười khi vô tình đọc được bài “Củi
khô, củi tươi hãy đoàn kết lại” đăng trên trang Người buôn gió của Thanhhieu Hieubui gì gì đó.
Đến một người bình thường nhất cũng phải hiểu được rằng:
trong một đám đông nếu ai nổi trội hơn người về nhiều mặt thì sẽ được chọn làm
thủ lĩnh. Trong một lớp học, ai gương mẫu, có ý thức tốt, thuyết phục được tập
thể sẽ được chọn làm lớp trưởng. Trong cơ quan, ai giỏi về chuyên môn nghiệp vụ
(tất nhiên phải có đủ điều kiện khác như bằng cấp, sức khỏe, trình độ…) và có
khả năng lãnh đạo, điều hành, quy tụ được đồng chí, đồng nghiệp thì sẽ được tín
nhiệm bầu làm lãnh đạo… Ấy là nói ở những môi trường bình thường, đòi hỏi điều
kiện và tiêu chuẩn cũng gọi là vừa phải. Còn đối với những người làm chính trị,
thì ắt hẳn tiêu chuẩn, tiêu chí phải cao hơn rất nhiều, lại còn phải được qua
bao nhiêu quy trình rà soát, bỏ phiếu tín nhiệm, bầu cử... Thế nên một người mà
được vào tham gia cấp ủy đâu phải đơn giản như làm tổ trưởng dân phố. Lẽ dĩ
nhiên điều kiện đầu tiên là phải có trình độ chuyên môn và trình độ lý luận
chính trị (Không kể cấp xóm, xã, tính từ cấp huyện thì chí ít cũng phải là
trình độ chuyên môn Đại học và lý luận chính trị trung - cao cấp). Cấp ủy là những
người lãnh đạo, đương nhiên muốn lãnh đạo được thì phải có trình độ, có khả
năng và phải hoạch định được ra đường lối, chủ trương, chính sách để lãnh đạo,
chỉ đạo giúp địa phương phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân. Mà xin thưa, xã hội giờ đâu phải như trước kia, trình độ dân trí cao
lắm, người dân hiểu biết nhiều, đừng tưởng rằng người dân chỉ là những người 15 cũng ư, mười tư cũng gật; lãnh đạo mà
làm không ra gì thì nhân dân ý kiến ngay, lãnh đạo mà không gương mẫu thì nói
nhan dân không nghe, lãnh đạo làm sai thì nhân dân không chịu để yên. Vậy nên
không thể có chuyện: “Đường lối đúng hay sai không
cần biết, vì cả bộ máy của đảng có vô khối kẻ không biết và những kẻ biết đường
lối đó là sai cũng sẽ chẳng ý kiến gì. Bởi thế việc cần đường lối, kế hoạch của
một tổng bí thư miễn sao là có, không cần nó đúng hay sai” như
lời của Thanhhieu
Hieubui,xem ra thật vô lí.
Còn chuyện chống tham nhũng, thì
không phải là chuyện bây giờ mới có, càng không phải là do Nguyễn Phú Trọng “phát kiến ra việc chống tham nhũng dưới
chiêu bài xây dựng đảng, nói một cách nôm na là kiếm việc cho mình làm”. Nói
như Thanhhieu
Hieubui thì thật nưc cười.! Việc phòng, chống tham nhũng đã được Đảng nói đến từ
lâu, và đến Đại hội VII (theo trí nhớ của tôi), Đảng ta đã xác định đây là một trong
4 nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ,
đồng thời xác định đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là 1 trong những
nhiệm vụ quan trọng để xây dựng, phát triển đất nước. Rõ ràng Đảng ta đã nhìn
nhận nguy cơ từ rất sớm, và cũng đã xác định biện pháp đấu tranh, phòng chống,
từng bước chỉ đạo thực hiện. Nhưng phải nói rằng, từ khi Nguyễn Phú TRọng lên
làm Tổng Bí thư thì công tác này được làm một cách bài bản hơn, ráo riết hơn và
kiên quyết hơn. Đặt trong bối cảnh thực tế, nếu chúng ta không quyết tâm làm một
cách nghiêm túc, nếu không kiên quyết thì sẽ không chỉ dừng lại ở nguy cơ nữa
mà nghiêm trọng hơn là mất đi niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Và khi nhân
dân đã không còn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng thì hãy thử tưởng tượng xem
đất nước, xã hội sẽ ra sao? Vậy nên, hơn lúc nào và hơn bao giờ hết, lãnh đạo Đảng,
Nhà nước phải kiên quyết làm và làm cho đến nơi đến chốn, nhằm giữ gìn sự ổn định
chính trị, trật tự xã hội và lấy lại niềm tin của nhân dân. Mấy năm gần đây, những
vụ án tham nhũng lớn (vụ Dương Chí Dũng, Phạm công danh, Trầm bê, Bầu Kiên, và
mới đây là vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh…) được Đảng chỉ đạo làm rõ xử lý
nghiêm minh. Hầu hết nhân dân cả nước đều phấn khởi lắm và đồng tình ủng hộ quyết
tâm của Đảng. Thực tế, Đảng đã, đang và
sẽ lấy lại được niềm tin của nhân dân. Nếu anh làm lãnh đạo mà không giữ được
mình, dù vì bất cứ lí do gì nhưng khi đã vi phạm thì ắt phải chịu trách nhiệm
và bị xử lý. Có như vậy mới giữ được kỷ cương, phép nước. Hiến pháp và pháp luật
đã nêu rõ “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, vậy nên khi đã vi phạm thì
bất kể anh là ai, giữ chức vụ gì thì cũng phải bị xử lý. Việc Bộ Chính trị, Ban
Bí thư chỉ đạo làm nghiêm những vụ án tham nhũng lớn thì đó cũng là chuyện hết
sức bình thường, cần làm và phải làm.
Không thể nói rằng “Nguyễn Phú Trọng đang biến
các đồng chí của mình thành những vật tế thần cho ngai vàng của Trọng”, “Vì
thế các đồng chí của Trọng lần lượt ra vành móng ngựa để tô điểm cho cái ngai
vàng Trọng đang xây dựng cho mình” – lời của Thanhhieu Hieubui.
Xử
lý như thế nào, mức hình phạt ra sao thì cũng phải căn cứ vào kết quả điều tra,
các tài liệu trong hồ sơ, chứng cứ thu thập được và phải căn cứ vào Luật pháp quy
định, chứ không thể thích làm, thích xử như thế nào cũng được. Toàn những chuyện
hệ trọng, đâu phải chuyện chơi mà làm bừa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét