PGS,TS Đàm Đức
Vượng
1.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, bên cạnh những thành tựu mà nhân dân ta
đã giành được, là những tiêu cực của một bộ phận cán bộ, có chức có quyền, nhất
là những cán bộ công tác trong các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng. Hàng
loạt những vụ TN lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - tài chính đã được phanh phui, làm
rõ.
PCTN, một chủ trương lớn của
Đảng, phản ánh mâu thuẫn phát triển của xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay và giải quyết mâu thuẫn đó bằng pháp luật, được xem như một
cuộc cách mạng, nhưng các phần tử chống đối hiện nay lại ầm ỹ rêu rao trên các
trang mạng, xuyên tạc sự thật về vấn đề này, cho rằng, đây chẳng qua chỉ là
nhóm lợi ích này mâu thuẫn với nhóm lợi ích kia, đấu đá nhau, ăn chia lợi ích
mà thôi, chứ chẳng có PCTN gì đâu.
Trước tình hình TN ngày càng tràn lan,
ngày 1-2-2013, Bộ Chính trị khóa XI ban hành QĐ số 162-QĐ/TW, về việc thành lập
BCĐTW về PCTN do TBT Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban. Cơ quan chủ quản của BCĐ
là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cấp hành chính của BCĐ là cấp TW. Văn bản ủy của BCĐ
là Điều lệ Đảng CSVN hiện hành. Thường trực BCĐ là Ban Nội chính TW.
Dư luận xã hội nhận định rằng, từ ngày TBT
Nguyễn Phú Trọng trực tiếp làm Trưởng Ban PCTN TW, tình hình PCTN có chuyển
biến tích cực. đã được đẩy lên một nấc thang mới.
Trước khi ban hành quyết định thành lập BCĐTW
về PCTN, ngày 29-11-2005, Quốc hội VN khóa XI ban hành Luật PCTN, số 55/2005/QH
11. Luật PCTN trước kia do Thủ tướng điều hành, sau đó, thấy hoạt động không
hiệu quả, cho nên đã chuyển sang do TBT chỉ đạo.
Thuật ngữ “tham ô” mà ngày nay
người ta gọi là “TN” xuất hiện từ năm 1947 trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc” của tác giả X.Y.Z (Hồ Chí Minh). Đó là việc làm rất xấu xa của những
người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ăn cáp tài sản, tiền bạc của Nhà nước, cố
ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân. TN là ăn cấp của công đem
bỏ vào túi cá nhân. Theo “Vietnam InvesTNent Rivew”, số 669, ngày 7-3-2005,
viết TN tại VN đã gây “thiệt hại cho nguồn ngân sách Chính phủ ước khoảng 30%
đầu tư hạ tầng”.
Theo số liệu của TANDTC tại cuộc
họp báo ngày 20-6-2018, đến nay, các tòa án đã giải quyết được 193133 vụ, việc
trong tổng số 303348 vụ việc đã thụ lý (đạt tỷ lệ 63,5%). Số vụ việc còn lại
hầu hết còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. So với cùng
kỳ 2007, số vụ, việc đã thụ lý tăng 13582 vụ, đã giải quyết tăng 6821 vụ; tỷ lệ
các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của tòa án là 1,92%. Theo số
liệu của cơ quan có thẩm quyền, từ đầu nhiệm kỳ của ĐHĐTQ lẫn thứ XII đến nay,
về các tội TN, cơ quan điều tra đã khởi tố mới 463 vụ án với 976 bị can; tòa án
nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 436
vụ án với 1118 bị cáo. Đáng chú ý là trong số đó có 58 vụ án, 36 vụ việc TN
kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, thu hút sự quan tâm của dư luận, thuộc
diện do Ban Chỉ đạo TW về PCTN theo dõi, chỉ đạo. Sau khi kết thúc điều tra,
truy tố, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 36 vụ án cùng với 440 bị cáo với mức án đúng
quy định của pháp luật (trong đó có 10 bị cáo với 11 án tử hình, 10 bị cáo với
20 mức án chung thân, có 7 bị cáo bị phạt tù với mức án 30 năm, 393 bị cáo bị
phạt tù với mức án từ 12 tháng đến dưới 30 năm…).
Cũng theo số liệu của cơ quan có
thẩm quyền, trong 2 năm 2016, 2017 và những tháng đầu năm 2018, tài sản TN bị
phát hiện, phải thu hồi trong các vụ án TN là gần 5237 tỷ đồng, 198183 m2 đất… Cùng các số liệu khác tương ứng về thời
gian như cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng thi hành kỷ luật hơn 840 tổ
chức đảng và 35380 đảng viên vi phạm, trong đó, gần 1300 đảng viên bị thi hành
kỷ luật do TN, cố ý làm trái. Ngành thanh tra, kiểm tra đã triển khai 15434
cuộc thanh tra hành chính, 570536 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát
hiện vi phạm 232044 tỷ đồng, 39225 ha đất; đã kiến nghị thu hồi 102939 tỷ đồng,
12021 ha đất, cho thấy Đảng và Nhà nước và các cơ quan chức năng đã tiến hành
nhiều biện pháp phòng, chống và xử lý quyết liệt, triệt để các hành vi TN,
không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ hoặc miền trừ. Trên thực tế, sự
nghiêm túc kiên quyết đó đã từng bước làm trong sạch bộ máy đảng, chính quyền,
doanh nghiệp từ TW đến địa phương, góp phần tăng cường củng cố niềm tin trong
nhân dân.
Một loạt vụ án lớn đã được giải
quyết theo đúng pháp luật, như vụ Trương Văn Cam (Năm Cam); vụ án Phạm Thanh
Bình là vụ án lớn xảy ra tại Tổng Công ty Tàu thủy VN (thường gọi là Tập đoàn
Vinashin); vụ án Dương Chí Dũng là vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải VN
(Vinalines); vụ án Phạm Công Danh là vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng VN;
vụ án Hà Văn Thắm là vụ đại án, xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank); vụ
án lớn Giang Kim Đạt, xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vận
tải viễn dương Vinashin – Vinashinlines; vụ án Trầm Bê và 25 bị can là vụ án
xảy ra tại Ngân hàng xây dựng VN (VNCB); vụ án Trịnh Xuân Thanh, xảy ra tại
Công ty xây lắp dầu khi VN (PVC); vụ án Đặng Thanh Bình; vụ án lớn Nguyễn Mạnh
Hùng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược VN Farma, Bộ Y tế VN; vụ án Châu Thị Thu
Nga; vụ Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; vụ bà Hồ Thị Kim Thoa; vụ Ban
Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) và một số cá nhân có liên
quan, trong đó có Đinh La Thăng, v.v.. Liệt kê hết ra thì dài lắm và các vụ án
sẽ còn tiếp tục được phanh phui.
Theo nguồn tài liệu của Ủy ban Tư
pháp Quốc hội, thì trong tổng số những người TN, cán bộ cấp xã, phường chiếm
30,9%; cấp TW chiếm ít, 0,3%.
Nguyên nhân của việc TN tại VN
theo ý kiến của một số người là do cả con người lẫn cơ chế, “nhìn vào đâu cũng
thấy và sờ vào đâu cũng có”. Theo xếp hạng mức TN thế giới năm 2015, VN xếp thứ
112/168 số nước được khảo sát. Còn một nguyên nhân quan trọng nữa là buông lỏng
quản lý và quản lý yếu kém, nhất là thời gian từ năm 2006 đến năm 2016, ông Thủ
tướng lúc ấy đã để xảy ra nhiều vụ TN lớn nhất. Năm 2017, cả nước có 12 vụ đại
trọng án, thì riêng ngành ngân hàng đã chiếm tới 8 vụ. Điều đó không thể chấp
nhận được. Công tác giáo dục cán bộ, đảng viên cũng không đến nơi đến chốn, dẫn
đến sự giác ngộ kém. Vì bị bưng bít, cho nên dư luận xã hội lúc ấy không phát
hiện được nhiều. Mãi sau này, do được “mở luồng” và khuyến khích phản biện, cho
nên nhiều vụ TN mới được phanh phui trước công luận.
2. Chiến tranh đã giải
quyết được mâu thuẫn đối kháng khi xã hội không còn chế độ người bóc lột người,
nhưng khi bước vào xây dựng CNXH ở thời kỳ quá độ thường phát sinh mâu thuẫn
không đối kháng trong xã hội. Mâu thuẫn không đối kháng thể hiện những mâu
thuẫn không phải của những giai cấp đối
địch, mà của những giai cấp, những tập đoàn xã hội nằm trong công cuộc xây dựng
xã hội. Nét đặc thù của những mâu
thuẫn không đối kháng thể hiện ở chỗ, trong quá trình phát triển, những mâu
thuẫn này không nhất thiết trở thành mặt đối lập đối địch và cuộc đấu tranh giữa
chúng không dẫn tới cuộc xung đột. Thí dụ như mâu thuẫn giữa những người không TN
với những kẻ TN, những người hết lòng vì sự nghiệp xây dựng CNXH với những kẻ TN,
tiêu cực, mưu toan lợi ích cá nhân. Mâu thuẫn này được khắc phục bằng cách đưa
những kẻ TN ra xử lý trước pháp luật, đồng thời, cải tạo từng bước nhằm ngăn
chặn những hậu quả TN. Mâu thuẫn không đối kháng cũng như bất cứ mâu thuẫn nào
khác cũng được giải quyết thông qua cuộc đấu tranh của cái tích cực chống lại
cái tiêu cực, của những người trung thực chống lại những kẻ không trung thực (TN),
những kẻ chuyên “rút ruột”´của Nhà nước để mưu toan lợi ích cá nhân. Khi tính
chất, nội dung của mâu thuẫn thay đổi thì chỉ có những hình thức giải quyết mâu
thuẫn thay đổi. Nhưng với tính cách là quy luật của sự phát triển, thì ngay cả
dưới CNXH ở thời kỳ quá độ, mâu thuẫn đó vẫn xuất hiện, rồi lại phải giải quyết,
giải quyết xong mâu thuẫn khác lại nảy sinh và lại phải giải quyết… V.I.Lê nin
nói: “Đối kháng và mâu thuẫn hoàn toàn không phải như nhau. Dưới CNXH, đối
kháng sẽ mất đi, nhưng mâu thuẫn thì vẫn còn” (Văn tập V.I Lênin, tiếng Nga,
tập XI, tr. 357). Như vậy, theo V.I.Lênin, thì không những ở thời kỳ quá độ lên
CNXH, mà cả cho tới khi có CNXH, vẫn còn chứa đựng những mâu thuẫn không đối
kháng, và do đó, thời gian của mâu thuẫn phát sinh kéo rất dài suốt từ thời kỳ
quá độ lên CNXH và cho đến khi có cả CNXH.
Cuộc đấu tranh PCTN do Đảng ta
phát động không phải lúc nào cũng “thông đồng bén giọt”, “thuận buồm xuôi giớ”,
mà vẫn gặp phải sự cản trở của những thế lực TN nào đó, bằng mọi cách “chạy
ngược chạy xuôi”, gặp người này, người nọ, với mục đích là “chạy tội”. Thực ra,
những người này đã trở thành “giặc nội xâm”
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải kiên quyết xử lý những kẻ TN, mặc dù kẻ ấy
ở bất kỳ địa vị nào, làm công tác gì, còn tại chức hay đã nghỉ hưu… Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói bệnh tham ô có nghĩa là bệnh tham lam. “Những người mắc phải bệnh
này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà
chỉ “tự tư tự lợi”. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo
đuổi mục đích riêng của mình” (Hồ Chí
Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.255). Người
còn nói tham ô tức là chủ nghĩa cá nhân. “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ
bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí… Nó
trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất ký việc gì
cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của
giai cấp, của nhân dân. Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch hung ác của CNXH. Người
cách mạng phải tiêu diệt nó” (Hồ Chí Minh
Toàn tập, tập 5, sđd, tr. 292). TN còn làm tha hóa con người, biến con
người tốt thành con người xấu.
Tôi nghĩ rằng, hiện nay có một số
người TN đang còn thế lực, lẩn tránh tội lỗi, chạy chọt hết nơi này đến nơi
khác để xin nhẹ tội hoặc vô tội. Những người này không biết pháp luật là công
lý, dù anh có chạy tội đến đâu, cuối cùng thì cái kim TN ở trong con người của
anh cũng bị lòi ra. Hơn nữa, dư luận xã hội bây giờ cũng tiến bộ lắm, sẵn sàng
phanh phui những tội lỗi của những kẻ TN để cho pháp luật trừng trị. Sự đồng
tình và ủng hộ của nhân dân đối với việc PCTN, đưa ra xét xử những kẻ TN, trong
đó có một số cán bộ cấp cao như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,… đã gây ảnh
hưởng tích cực trong dư luận xã hội.
3. Những giải pháp PCTN đã được TBT Nguyễn Phú Trọng nói khá đầy đủ
trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN, ngày 25-6-2018. TBT
nhấn mạnh “bên cạnh việc xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, chúng ta cũng
cần có cơ chế để bảo vệ, khuyến khích những cán bộ, đảng viên, người đứng đầu
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, mạnh dan, đi đầu trong đổi mới vì sự
phát triển của đất nước; việc đánh giá, nhìn nhận về các sai phạm cũng cần phải
đặt trong những hoàn cảnh, lịch sử cụ thể để có quan điểm xử lý khách quan, phù
hợp” (báo Nhân dân, số 22904, ngày 26-6-2018).
Dư luận xã hội đồng tình là muốn PCTN
tốt cần phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên, giác ngộ ý thức giai cấp và chủ nghĩa yêu nước cho mọi người trong giai
đoạn mới.
Có chính sách ràng buộc để PCTN;
tăng cường quản lý bằng pháp luật, chính sách, cơ chế theo vòng khép kín, không
để kẽ hở cho những kẻ TN “đục nước béo cò”.
Nghiêm cấm việc đút lót những
người có chức có quyền. Phải có chính sách nghiêm minh để trừng trị những người
đút lót và những kẻ nhận đút lót dưới bất ký hình thức nào.
Phải chấn chỉnh lại bộ máy hành
chính của các cơ quan đảng và cơ quan nhà nước. Hiện nay, chúng ta có Ban Chỉ
đạo PCTN TW; Ủy ban Kiểm tra của Đảng; Ban Thanh tra Chính phủ; các bộ, ngành,
ủy ban nhân dân các cấp đều có cơ quan PCTN là sự bảo đảm về mặt tổ chức để
chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh PCTN được thuận lợi.
Muốn hoàn thành cuộc đấu tranh PCTN,
phải huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, tạo thành “sợi
chỉ đỏ” giữa Đảng, Nhà nước với các đoàn thể nhân dân trong cuộc đấu tranh này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét