Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

CƯƠNG LĨNH ĐẠI HỘI XI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI XU THẾ CỦA THỜI ĐẠI



                                                                                   TS. Cao Đức Thái

Từ khi ra đời đến nay (1930-2015), đã gần 3/4 thế kỷ. Đảng ta đã đề ra bốn Cương lĩnh chính trị và đã lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng chính trị của nhân dân Việt Nam giành được nhiều thành tựu có ý nghĩa thời đại. Mỗi Cương lĩnh đều có vài trò lịch sử trọng đại đối với vận mệnh của Dân tộc ta, đồng thơi đã phản ánh đúng đắn nhu cầu của cách mạng gắn với xu thế của thời đại.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sọan thảo, đó là “Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt” được Hội nghị thành lập Đảng, ngày 3 tháng 2 năm 1930 thông qua. Sau đó, Hội nghị BCHTW lần thứ Nhất họp tại Hương cảng đã kế thừa hai văn kiện trên hình thành “Luận cương chính trị của Đảng”, vào tháng 10 năm 1930.
Thực hiện Chánh cương, Luận  cương, năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Dân tộc ta đã thực hiện thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám, 1945 giành lại độc lập Dân tộc, chủ quyền quốc gia, xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( nay là nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), mở ra thời đại mới cho Dân tộc ta- thời đại độc lập dân tộc gắn với chế độ chính trị do nhân dân làm chủ nhà nước và xã hội. Tiếp đó Đại hội II, năm 1951 đã đề ra “Chính cương Đảng của Lao động Việt Nam” ( nay là Đảng cộng sản Việt Nam). Chánh cương xác định: “nhiệm vụ cơ bản hiện thời của cách mạng là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập thống nhất, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân; gây cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội”.
Thực hiện Chánh cương này, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, quân, dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, mở đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ. Tiếp đó nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, kẻ thù hung bạo nhất thời đại, bảo vệ độc lập tự do, thống nhất đất nước.
Sau khi đất nước đã thu về một mối, cả nước đi lên CNXH, dưới sự lãnh đạo của Đảng, một lần nữa nhân dân ta lại vượt qua thử thách hiển nghèo. Mô hình xây dựng CNXH kiểu cũ bị sụp đổ tại trung tâm của hệ thống XHCN. Chế độ chính trị ở Liên xô, các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ (1989-1991). Là một quốc gia chưa phát triển, lại vừa trải qua 30 năm chiến tranh, bị Hoa Kỳ bao vây cấm vận, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện công cuộc đổi mới, mở đầu từ  Đại hội VI, năm 1986.  Tại Đại hội VII, 1991 lần đầu tiên Đảng ta đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong điều kiện hòa bình. Đó là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, năm 1991. Đây là Cương lĩnh thứ ba của Đảng ta.
Thực hiện cương lĩnh thứ ba Đảng và nhân dân ta đã một mặt kiên trì mục tiêu và các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, mặt khác chuyển đổi mô hình xây dựng CNXH kiểu cũ với nhà nước “chuyên chính vô sản”, “kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp”, sang mô hình xây dựng  CNXH kiểu mới. Về chế độ chính trị, đó là chế độ chính trị, đó là chế độ do “nhân dân lạo động làm chủ” với “nhà nước pháp quyền của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân ”; về kinh tế, đó là nền “kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”…
Đại hội XI, năm 2011, lại một lần nữa Đảng ta điều chỉnh Cương lĩnh 1991. Cương lĩnh thông quan Đại hội XI là Cương lĩnh thứ tư của Đảng ta. Cương lĩnh này không chỉ tiếp tục khẳng định con đường XHCN, mà đưa vào văn kiện này những nội dung mới phù hợp với những xu thế lớn của thời đại. Đó là xu thế “Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển”. Đồng thời Cương lĩnh cũng chỉ ra những thách thức đang diễn ra gay gắt trên thế giới và khu vực.  Đó là “…chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, …hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế”.
Thế nhưng thời gian gần đây, nhất là trong không khí Đảng ta đang chuẩn bị cho Đại hội XI vào đầu năm 2016, trên một số mạng xã hội, có cá nhân, thậm chí có những nhóm người dưới những hình thức khác nhau, đưa vào Tuyên bố của tổ chức “Hội”, “ Đoàn” “ độc lập” ( Những tổ chức không được chính quyền cho phép), viết “Thư ngỏ” gửi Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, phê phán, nói cho đúng hơn là xuyên tạc Cương lĩnh, Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng: “Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm …vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc”. Đồng thời người ta “kiến nghị” “ thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ…”…
Vậy về mặt lý luận và thực tiễn những kiến nghị này ra sao? Và nếu đi theo con đường mà người ta “ gợi ý”, “kiến nghị” thì chế độ xã hội, thành quả cách mạng và độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Dân tộc ta sẽ như thế nào?
Trước hết về mặt lý luận và thực tiễn, “ kiến nghị” mà người ta đưa ra, không có gì mới so với Cương lĩnh Đại hội XI và xa lạ với thực tiễn của công cuộc đổi mới trên 30 năm qua của nhân dân ta. Không phủ nhận rằng trong nhiều năm qua, xã hội ta đã tồn tại nhiều vấn đề kinh tế, xã hội chưa được giải quyết, thậm chí là những bức xúc. Chẳng hạn như xu hướng phân hóa giầu nghèo chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, công nhân ở nhiều khu công nghiệp còn rất khó khăn; tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, Đảng viên các cấp dẫn đến làm suy giảm lòng tin của nhân dân. Điều này đã được Đảng ta đã công khai, thẳng thắn thừa nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục trong Nghị quyết Hội nghị TW 4 ( khóa XI). Tuy nhiên cho rằng thể chế hiện nay là : “độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc”,… và kiến nghị  “Thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội” chẳng những là xuyên tạc lịch sử, mà còn là một sai lầm nghiêm trọng về tư tưởng, chính trị. Như mọi người đều biết, sở dĩ Việt Nam trụ vững sau sự kiện Liên Xô tan rã…Mỹ bao vây, cấm vận; … đời sống của tuyệt đại đa số nhân dân được cải thiện, chủ quyền quốc gia được giữ vững là nhờ có đường lối chính trị đúng đắn của Đảng ta.
Về tư tưởng, chính trị, kêu gọi thay đổi Cương lĩnh có nghĩa xóa bỏ mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một xã hội “ … Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; là xóa bỏ chế độ xã hội do “nhân dân làm chủ” với  “ Nhà Nhà nước pháp … của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” ( Cương lĩnh 2011). Hơn nữa điều này cũng có nghĩa là xóa bỏ cả quyền con người và quyền công dân được Cương lĩnh 2011 ghi nhận, đặc biệt được quy định tại Chương II Hiến pháp 2013.
 Về kinh tế, kêu gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng có nghĩa là xóa bỏ:Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối...”. Theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là “ nền kinh tế thị trường”, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
Về đối ngoại,quốc phòng, kêu gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng có nghĩa là xóa bỏ đường lối “ Đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế…” ; là xóa bỏ đường lối quốc phòng độc lập, tự chủ, đặt lợi ích của Dân tộc lên trên hết, xóa bỏ mục tiêu “ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, mà Cương lĩnh 2011 đã ghi.
 Thứ hai, nếu đi theo con đường mà người ta kiến nghị: “chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ”…đồng thời tham gia liên minh quân sự với những nước lớn làm đối trọng với Trung Quốc thì kịch bản và hậu quả sẽ như thế nào?
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều mô hình chuyển đổi thể chế chính trị từ chế độ “ độc tài” sang “ dân chủ”. Tạm thời có thể chia ra những loại sau:
- Thay đổi thể chế “độc tài quân sự”, (tư bản chủ nghĩa);
- Thay đổi thể chế “ độc tài gia đình trị”, (tư bản chủ nghĩa).
Hai hình thức trên có thể thấy đã và đang diễn ra ở khu vực Nam Á.
- Thay đổi thể chế “độc tài Tôn giáo”, (tư bản chủ nghĩa);
- Thay đổi thể chế “độc tài Dân tộc”, (tư bản chủ nghĩa)… tiêu biểu sự kéo dài nhiều thập kỷ chức vụ Tổng thống.
Hai hình thức trên có thể thấy đã và đang diễn ra Trung Đông-Bắc Phi.
Cũng phải nói thêm rằng đằng sau những thay đổi đó là “ kịch bản” có sẵn trong túi của các đại gia phương Tây với ý đồ thâu tóm quyền lực địa- chính trị và các nguồn tài nguyên không tái sinh, đặc biệt là dầu mỏ. Thực tế cho thấy chưa có một mô hình chuyển đổi nào mà không phải trả giá bằng bạo loạn và sự bất ổn dường như không có hồi kết.
- Và cuối cùng là sự thay đổi thể chế “ xã hội XHCN” sang con đường TBCN, mà tiêu biểu là Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu là những ví dụ.
 Về khách quan, nếu Việt Nam thay đổi thể chế, xóa bỏ “ Cương lĩnh” đi theo con đường XHCN, thì sẽ diễn ra sự thay đổi thể chế theo mô hình cải tổ của Liên Xô với giai điệu ngọt ngào “ Cải tổ để có nhiều CNXH hơn”. Tất nhiên với Việt Nam thì còn tiềm ẩn những yếu tố, những nguy cơ khác, vẫn đang là một vấn đề địa chính trị “ nóng” ở Biển Đông. Cùng với nguy cơ đó là tham vọng khôi phục lại quyền lực, lợi ích của những lực lượng chính trị, quân sự đã bị cách mạng đánh đổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, công trình nghiên cứu “Bài học về sự sụp đổ của Đảng cộng sản Liên Xô[1] cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ là do sự suy thoái về đọa đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Từ sự suy thoái này dân đến sự suy thoái tư tưởng, chính trị. Theo công trình nghiên cứu nói trên cho thấy:  “Dưới thời Gorbachev, tầng lớp đặc quyền đã không còn thỏa mãn với việc theo đuổi hưởng thụ cá nhân, mà còn mong muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền hiện có. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Đồng thời, tầng lớp đặc quyền còn phát hiện ra rằng CNXH, lòng tin vào CNCS thường trực nơi cửa miệng và ánh hào quang đảng viên Đảng CS mà họ mang trên mình đã không còn giá trị sử dụng. Họ thấy rằng, những đặc quyền mà họ vốn có phải được thay đổi hình hài và CNTB là chế độ thích hợp nhất để hợp pháp hóa những lợi ích hiện có của họ”.
 Sau khi xóa bỏ chế độ XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản thì hệ thống chính trị đã rơi vào tay ai? Dựa trên trên điều tra dư luận xã hội cho thấy: “Sau khi Liên Xô sụp đổ,… (số quan chức mới) biến thành những "quý nhân" của nước Nga. Họ chiếm 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống; 57,1% trong số lãnh tụ những chính đảng mới và 73,4 % trong số những quan chức của chính phủ mới”…vào “Năm 1991, trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền. Kết quả điều tra tiến hành trong tháng 6 năm đó cho thấy, trong tầng lớp cán bộ cao cấp Liên Xô có tới 76,7 % số người cho rằng nên đi theo con đường tư bản”. Thiết nghĩ đây là một bài học đắt giá cho những ảo tưởng về một xã hội “ Dân tộc, Dân chủ”.
Nếu ai nghĩ rằng, chỉ có chuyển chế độ chính trị thì mới có điều kiện bảo vệ được độc lập dân tộc, chủ quyền Quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ thì đó là một ảo tưởng ngây thơ. Từ khi trở thành lực lượng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam đã trải nghiệm các quan hệ với hầu hết các nước lớn. Hơn ai hết Việt Nam hiểu rõ những nước lớn đặt vị trí Việt Nam ở đâu trong các quan hệ giữa các nước lớn với nhau và với chính lợi ích của họ. Nếu nghĩ rằng Đảng cộng sản Việt Nam vẫn “ giáo điều” về hệ tư tưởng, vẫn “ hồn nhiên” trước ngôn từ ngoại giao của các chính trị gia nước lớn thì đó là sai lầm. Việt Nam cho rằng các quan hệ “ đối tác” và “ đối tượng” có thể chuyển đổi cho nhau!  Phải đứng trên lợi ích Dân tộc, gắn với chế độ chính trị để sàng lọc các quan hệ quốc tế cơ bản và những quan hệ hợp tác cụ thể. Tất nhiên tư duy chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn được mài sắc dựa trên trên những sự kiện chính trị đã và đang diễn ra gần đây. Đó là điều tất nhiên.
Lãnh đạo Đảng ta đã nhiều lần khẳng định sẽ bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi biện pháp có thể, theo luật pháp quốc tế. Việt Nam không loại bỏ bất cứ quan hệ chính trị, kinh tế, quân sự nào với các quốc gia nếu nó đem lại lợi ích cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Bởi vậy có thể nói, Đảng cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh 2011 là lực lượng chính trị duy nhất có đủ các điều kiện về tư tưởng, chính trị; về khả năng đoàn kết dân tộc và đoàn kết quôc tế cũng như  năng lực tuy duy chiến lược để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng trên nửa thế kỷ qua của nhân dân ta.



[1]-Theo Thời nay- Nhân dân điện tử 17-8-2010.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét