Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

CẬY GIÀ, NÓI BẬY!




@Thành Nam
Có lẽ sợ bị lãng quên, thích “chém gió” và nhất là “cậy già”…, Phạm Đình Trọng lại vừa có bài- Nói Bậy. Kiếm cớ viết hồi ký, ca ngợi Thầy Hiến (Trường viết văn Nguyễn Du) PĐT xuyên tạc, bôi đen chế độ xã hội, đồng thời “tự xướng”- giới thiệu mình gắn với những người được xem là có tên tuổi, đứng đầu là Dương Thu Hương (Kẻ đã xuyên tạc, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua cái gọi là “truyện” văn học, thực chất là chuyện chính trị chống chế độ, xuất bản ở Pháp). Bài viết: “Thầy Hiến” của PĐT được tải trên trang Thông luận (tiến nói của cái gọi là Tập hợp Dân chủ Đa nguyên)- là trang chuyên hành nghề chống cộng, máy chủ ở nước ngoài.
 Trước khi nói về bài viết của PĐT, xin có vài lời giới thiệu về “ nhà văn” này.
Không khó gì để tìm hiểu về PĐT, vì thông tin về nhà “bất đồng chính kiến này” này đầy rẫy trên thế giới ảo, hơn nữa do chính PĐT post lên như một niềm tự hào. Về tuổi tác, nói theo ngôn ngữ (phân loại lứa tuổi trong) bóng đá thì PĐT đã ở đội tuyển U 90 của các nhà “Dân chủ nhân quyền quốc gia”. Về chính trị, cũng như Trịnh Xuân Thanh có lẽ khi bị tổ chức nhắc nhở thì ông ta “ xin ra khỏi Đảng”. Về khoa học- lý luận “ công trình” xuất sắc nhất của PĐT có lẽ là bài viết “ Bi kịch Việt Nam”, đầu năm 2012, cũng đăng tải trên trang Dân luận là mạng chuyên hành nghề chống Cộng.
Bây giờ trở lại bài viết “Thầy Hiến” của PĐT. Cần phải nói thêm với bạn đọc rằng, có lẽ PĐT cũng chưa hiểu về “thầy Hiến” bằng người viết bài này. Thầy Hoàng Ngọc Hiến quên Hà Tĩnh, ông học ở Liên Xô, luận văn phó tiến sỹ của ông nghiên cứu về nhà thơ lớn của Liên Xô- Mai A Cốp Xky. Ông từng giảng dạy về Văn học Xô viết ở nhiều trường Đại học sư phạm thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông được sinh viên yêu quý về lối sống giản dị và tâm huyết với nghề nghiệp. Nét đặc sắc trong cách tiếp cận của ông đối với văn học là tư duy triết học- chính trị và triết học nhân văn. Nhưng thầy Hoàng Ngọc Hiến là một người có nhân cách và trách nhiệm chính trị. Ông không bao giờ bôi đen chế độ như PĐT viết.
Thế nhưng trong bài “ Thầy Hiến”, PĐT đã viết bằng sự kỳ thị đối với chế độ và bóp méo sự kiện theo cách nghĩ của mình. Chẳng hạn
 Về trường viết văn Nguyễn Du, bè bạn và những chuyện nhớ nhất ở trường, PĐT viết:
“Giữa năm 1979 trường đại học viết văn Nguyễn Du chính thức ra đời và chiêu sinh khóa 1. Chúng tôi vẫn thấy tinh thần Hoàng Ngọc Hiến, linh hồn Hoàng Ngọc Hiến trong từng tiết học, ở từng con người, người dạy và người học, trong những tiết học đó. Thế rồi đột nhiên PĐT kể chuyện về bạn học: “Một chuyện bi hài đã xảy ra. Nhà văn Thái Bá Lợi, tác giả truyện vừa “ Hai Người Trở Lại Trung Đoàn” đang có tiếng vang đã bị điểm 1, điểm thấp nhất bài kiểm tra môn văn !”.
Về không khí lớp học (không hiểu tác giả có vấn đề về tâm thần không) PĐT viết: “Nhưng nhà thơ tình yêu (HNH) lại nói những điều rất chính trị mà ông đã nói hàng chục, hàng trăm lần với các trường học, các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội, nơi ông được mời đến nói chuyện thơ với quần chúng công nông binh trong nhiều năm qua bây giờ nhà thơ lớn lại rỉ rả nói ở trường viết văn Nguyễn Du. Người nghe cứ lặng lẽ biến mất. Phòng học trống vắng đến nỗi nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ phải đưa cả hai con gái nhỏ, bé Lim và bé Líp, vào phòng học, ngồi lấp bớt đi những chiếc ghế trống để nhà thơ lớn khỏi buồn”.
Về Cách mạng Tháng Tám, PĐT không nói quan điểm của mình mà trích “Thầy Hồ Ngọc Đại”, một giảng viên của trường. PĐT nói rằng: “Giọng thầy (HNĐ) sang sảng và say sưa, ông dẫn Marx vanh vách nhưng ông lại hồn nhiên nói: Cách mạng tháng Tám thành công là do dân trí thấp !
Về chuyện cán bộ Tuyên giáo không được học lý luận, và nguyên nhân Liên Xô, nhiều nước XHCN Đông Âu sụp đổ, cũng như trên PĐT không nêu ý kiến của mình mà “ trích” “ Thầy Hiến”. PĐT viết: trong một lần “nhậu vui vẻ, tôi ngồi bên phải và Hồ Phú Diên (Tuyên giáo Lâm Đồng) Hồ Phú Diên than phiền rằng làm tuyên giáo nhưng ông thiệt thòi là không được học lí luận dài hạn, bài bản ở trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Hoàng Ngọc Hiến liền nhỏ giọng, nói: Anh không được học là may. Học cái sai thì càng học càng ngu. Đất nước mình khốn khổ như hiện nay là vì cái ngu đó. Đó là giữa năm 1981. Mười năm sau, cái sai mà Hoàng Ngọc Hiến nói đến mới bộc lộ ra ở sự sụp đổ cả hệ thống cộng sản Đông Âu”.
Vậy những điều PĐT viết trên mạng Thông luận đã nói lên điều gì về nhân cách và “trí tuệ” của “ nhà văn” này?
Trước hết, ký ức đối với trường viết văn Nguyễn Du, người ta thấy PĐT đã sàng lọc chỉ còn là chính mình và qua PĐT đó chỉ là những điều cặn bã về tư tưởng, chính trị. PĐT tung lên mạng bạn bè bài kiểm tra điểm 1 làm gì, trong khi lại giới thiệu đó là tác giả của truyện vừa “Hai Người Trở Lại Trung Đoàn” đang có tiếng vang”. Rồi PĐT “tự xướng” giới thiệu truyện ngắn của mình, “Giai Điệu Đà Lạt”. “Truyện ngắn này sau đó đăng ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và in trong nhiều tập sách khác, được chọn in trong tập truyện ngắn xuất bản bằng tiếng Anh, The Dalat Melody, của nhà xuất bản Ngoại Văn, năm 1983”.
PĐT hết lời ca ngợi thầy HNH rồi ông ta lại viết về những buổi giảng của “thầy” không hiểu vì sao “Người nghe cứ lặng lẽ biến mất…”.
Thứ hai, về chính trị- tư tưởng, những điều PĐT nhớ, đó không chỉ là một sai lầm về chính trị mà còn là sự bệnh hoạn về đạo đức của một Đảng viên. Người đọc bài viết của PĐT không thể hiểu nổi vì sao ông lại trích HNĐ rằng:“Cách mạng tháng Tám thành công là do dân trí thấp !”. Phải nói rằng đây là kiểu “tư duy  ngược”, lý sự “ cùn”, “ nói lấy được”. Thử hỏi theo cái logic của PĐT ( dân trí thấp nên cách mạng thành công) thì dân trí cao sẽ không thành công hoặc người Việt Nam không nên  cách mạng mà chấp nhận mãi mãi số phân nô lệ? Đây chính là nhân cách của PĐT.
Lẽ ra PĐT phải hiểu rằng cho dù là , “thầy bà gì”, “ sư sãi gì” cũng không thể phủ nhận được thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám, 1945. Đó là cuộc cách mạng đã phải trả bằng mô hôi, xương máu của đồng bào, chiến sỹ, là cuộc cách mạng không chỉ giành lại độc lập cho dân tộc mà còn giải phóng xã hội. Lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền công dân, có Hiến pháp, có chế độ dân chủ, cộng hòa.
Thứ ba, về nguyên nhân chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, PĐT lại như một con vẹt, nhắc lại luận điệu của các thế lực thù địch cách đây cả trên 25 năm ( 1989-1991- 2016 ). Lẽ ra là một người có chữ nghĩa, PĐT phải có trách nhiệm, phân tích sâu hơn về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, sụp đổ này. Tạm dừng lại chủ đề lớn này, hãy đơn giản nói về những gì mà Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã đem lại cho nhân loại trong thế kỷ XX.
Lịch sử thế kỷ XX cho thấy, không có Cách mạng Tháng Mười Nga, không có Liên Xô, Đồng minh không thể chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, không có Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam vào năm 1945. Đó là những sự kiện và tiến trình lịch sử không thể xuyên tạc. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa những người cộng sản phủ nhận những sai lầm, khuyết điểm của mình. Chẳng hạn như, xây dựng xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu cũ với xóa kinh tế tư nhân, nền kinh tế thị trường, xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của xã hội ở Liên Xô, Đông Âu và cả ở Việt Nam. Như V.I. Lê-nin đã từng nói: Chủ nghĩa Mác không phải là một giáo điều mà là “kim chỉ nam cho cuộc sống”.
Lại nói về bài viết “ Bi kịch Việt Nam” của PĐT trên trang Dân luận, năm 2012, PĐT ca ngợi nghĩa tư bản ngày nay ngớ ngẩn đến buồn cười. PĐT viết: “Ở các nước công nghiệp phát triển, …Khoa học kĩ thuật mang lại cho nhà tư bản lợi nhuận mau lẹ và dồi dào gấp nhiều lần thời bóc lột sức người. Không còn những ông chủ làm giầu bằng bóc lột. Chủ nghĩa tư bản hoang dã bóc lột sức người đã vĩnh viễn lùi xa vào quá khứ tội lỗi. Mọi người dân đều có thể trở thành người chủ. Quyền con người và những giá trị nhân đạo vì hạnh phúc và phẩm giá con người đều trở thành luật pháp xã hội, được Nhà nước Tư bản thực thi nghiêm chỉnh, minh bạch trong cuộc sống”.
Sự thật có phải như vậy hay không? Có thể do tuổi tác, PĐT không còn trí nhơ cần thiết viết bài ( PĐT đã nhầm lẫn thời điểm khủng hoảng, sụp đổ ở các nước XHCN, vào năm 1981!) và càng không đủ kỹ năng sử dụng internet đển cập nhật thời cuộc và do đó càng không thể thay đổi được tư duy. Hẳn PĐT không thể theo dõi cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, quốc gia TBCN tiến tiến nhất vừa qua. Người thắng cuộc là nhà tỷ phú bất động sản hàng dầu thế giới Donald Trump. Ông thắng lợi do cương lĩnh tranh cử của ông là “ cấm cửa người theo đạo Hồi”, đình chỉ kế hoạch tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria tới Mỹ của chính quyền Obama; đuổi người nhập cư nước ngoài, tăng thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ và sẽ phủ quyết TPP. Trên đây chỉ là một vài điều nói về CNTB “ thời đại” Trumd. Chẳng lẽ đó là CNTB “ hoang dã bóc lột sức người đã vĩnh viễn lùi xa vào quá khứ tội lỗi” như PĐT đã viết. Đó là chưa kể đến, sau sự kiện Trumd thắng cử đã diễn ra rất nhiều vụ việc tấn công người nhập cư, xâm hại, xúc phạm phụ nữ…
Nhà khoa học hàng đầu của Hoa Kỳ, giáo sư Francis Fukuyama cho rằng thắng lợi của Trumd là do lỗi hệ thống của CNTB hiện đại cả ở Âu, Mỹ…kết quả là chủ nghĩa dân tộc lên ngôi. Ở Hoa Kỳ thì “là sự thất bại về chính trị khi hệ thống đã không cho giai cấp lao động truyền thống có đại diện một cách tương xứng. Đảng Cộng Hòa đã bị các công ty Mỹ và các liên minh khống chế, cả hai đã tận hưởng các lợi lộc hậu hỉ của trào lưu toàn cầu hóa hóa” (Liên bang Mỹ chống lại thế giới? Nước Mỹ của Trump và trật tự toàn cầu mới Francis Fukuyama, FINANCIAL TIMES, 11-11-16)
Không phủ nhận rằng, CNTB hiện đại đã và đang điều chỉnh, nhất là về lợi ích giữa giai cấp công nhân với giới chủ…nhưng nó không phải là một hệ thống hoàn thiện, nhân văn như PĐT ca ngợi. Nếu là một người ít nhiều có chữ nghĩa và nhân cách thì PĐT phải biết giữ gìn những giá trị của Dân tộc mình, biết trân trọng thành quả của cách mạng, vì đó là mô hôi, xương máu của đồng bào, chiến sỹ ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét