Nếu xét về địa
dư, Đông Nam Á bao bọc hầu như toàn bộ chu vi của Biển Đông với tổng chiều dài
bờ biển vào khoảng 130.000km trong khi đường bờ biển của các tỉnh duyên hải
phía nam Trung Quốc chỉ vào khoảng 2.800km. Trên góc nhìn thông lệ quốc tế,
không tồn tại một nguyên tắc thống nhất. Việc đặt tên thường dựa vào ý chí chủ
quan của một người hay một nhóm người khi họ sử dụng những đặc điểm hay tính
chất của vùng biển đó. Cuộc tranh luận về tên gọi của Biển Đông đang trở nên
nóng hơn sau phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) vụ kiện “Đường lưỡi bò”
của Philippines đối với Trung Quốc. Trung Quốc vẫn muốn giữ nguyên tên hiện nay
là “Biển Nam Trung Hoa” hòng viện dẫn đưa ra những lý giải không có tính pháp
lý của mình nhằm tạo ra “đường lỡi bò” vô căn cứ, Philippines muốn gọi là “Biển
Tây Philippines” (West Philippines Sea), còn Việt Nam lâu nay vẫn gọi là Biển
Đông… Gần đây một số học giả - sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á”
(Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên
biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia nào. Khá nhiều chuyên gia đã
đánh giá việc đổi tên biển Đông là rất cần thiết trong bối cảnh Trung Quốc vẫn
nhất quyết khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông mà bác bỏ phán quyết hôm
12/7 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) kết luận rằng không có căn cứ pháp lý
nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử, vượt quá các quyền mà Công ước về Luật
Biển cung cấp, trong vùng biển thuộc phạm vi “đường chín đoạn”. Theo ý kiến của
ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc ban điều hành An ninh và Chính trị của
ASEAN, đổi tên Biển Đông thành những cái tên trung lập hơn như Biển Thân thiện
(Friendly Sea) hay Biển Hòa bình (Sea of Peace) có thể sẽ là chìa khóa của
những bước đầu tiên mở ra khả năng tái thương lượng và giải quyết các tranh
chấp đang hiện hữu.
Việt Nam là nước
láng giềng và có chủ quyền trên biển Đông luôn tôn trọng những gì mình đã có,
tỏ rõ thái độ, tôn trọng quyền tự do hàng không, hàng hải trên biên Đông, coi
Biển là của chung và tuân thủ theo luật pháp quốc tế và được sự ủng hộ của dư
luận cộng đồng quốc tế. Đồng thời thể hiện rõ quan điểm giải quyết vấn đề chủ
quyền trên Biển Đông bằng con đường hòa bình, kiềm chế không sử dụng vũ lực. Cương
quyết yêu cầu Trung Quốc phải có các cam kết cụ thể về vấn đề đảm bảo an toàn
môi trường biển, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt
Nam phù hợp với công ước của liên hợp quốc về Luật biển năm 1982… Trái ngược
với quan điểm nhất quán ấy, trong những ngày gần đây, lơi dụng sự phán quyết
của (PCA) một số phần tử xấu, đi đầu là những tên lính xung kích có bề dày
“thành tích” xuyên tạc, bịa đặt hòng đánh lừa dư luận thiếu thông tin, nhẹ dạ
cả tin, phải kể tới như Nguyễn Thanh Giang, Trần Quốc
Việt, Pham Quang Tuan, Nguyễn Trọng Bình, Vũ Thạch... nhất là vài
ngày gần đây Bùi Tín cho “quảng bá” bài viết với tựa đề “Tình hình
Biển Đông ‘căng’ nhưng chưa ‘nổ’ - Ta nên làm gì?”. Bằng lối viết ngụy tạo chặt chẽ của
người từng “có nghề” làm báo, sự tinh vi, tráo trở thường thấy của y đã trở
thành kỹ năng khó lường, với góc nhìn phiến diện, dẫn dắt người đọc đi vào “mê
cung” đã định sẵn của y để rồi luận bịa rằng “Có vẻ như Bộ Chính trị đã bỏ ngoài tai yêu cầu bức thiết của đông đảo
nhân dân là phải nhân cơ hội PAC ra phán quyết bác bỏ những đòi hỏi về chủ
quyền phi lý của Bắc Kinh, Việt Nam cũng phải phát đơn kiện Trung Quốc ra Tòa
án quốc tế như Philippines đã làm. Đất nước đang thật sự bị lâm nguy, đang bị
bức tử từ mọi phía trong khi lãnh đạo không ngang tầm, ý chí đấu tranh và sự
sáng suốt kém thua một công dân bình thường. Khủng hoảng đến từ mọi phía, mọi
lĩnh vực, nhưng khủng hoảng lãnh đạo là nghiêm trọng và là khâu bế tắc nhất”. Sự
tình những điều ông viết ra như vậy chỉ có tác dụng đối với những ai ít đọc, ít
quan tâm đến thế sự, thời cuộc thì mới dễ bị lầm tưởng bởi những lời lẽ “mộng
mị” ấy. Xin thưa với con người một thời mang danh nhà báo nhưng chủ đích giã
tâm phản bội Tổ quốc chạy ra nước ngoài thì còn đâu chí khí và có tâm đức thực
sự để thể hiện lòng yêu nước, thực ra giọng điệu ấy chỉ phục vụ lợi ích cho
chính ông mà thôi. Tôi xin nhắc lại để ông nhớ, Chúng ta hãy lùi lại thời gian
cách đây khoảng 2 năm (2014), thời điểm đó Việt nam thể hiện rõ lập trường nhất
quán về vụ kiện Biển Đông, như đã thể hiện trong trong tuyên bố của Bộ Ngoại
giao Việt Nam gửi tòa trọng tài ngày 5/12/2014. Một số nội dung chính của tuyên
bố “Việt Nam
ủng hộ việc tuân thủ và thực thi tất cả thủ tục và quy định của UNCLOS, kể cả
việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng
công ước bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam bảo lưu quyền và lợi ích pháp lý của
Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và các quyền và lợi ích tại các vùng biển được xác định theo công
ước. Việt Nam
mong rằng tòa giải thích và áp dụng các điều khoản của Công ước trong vụ kiện
để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan”. Và đến thời điểm hiện nay, ngay
sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết, Việt Nam đã khẳng
định lập trường nhất quán về vụ kiện, ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh
chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ
lực và tôn trọng sự phán quyết của (PCA). Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường
trực là một quyết định thắng lợi đối với Philippines và các bên liên quan
trong vụ kiện Biển Đông. Đây là cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam tiếp tục
đấu tranh pháp lý để giành lại chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông, vùng biển có vị
trí địa chiến lược quan trọng, một trong 11 con đường hàng hải huyết mạch trên
thế giới. Phán quyết khẳng định “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn, đường chữ U)
không có giá trị pháp lý, vì vậy Trung Quốc không có “quyền lịch sử” ở Biển
Đông. Chính quyết định này khiến Trung Quốc phải dè dặt và có tính toán kỹ càng
hơn trong những động thái tiếp theo có liên quan tới Biển Đông... Những dẫn
chứng trên đây có đầy đủ cơ sở để bác bỏ hoàn toàn những gì Bùi Tín và các phần
tử xấu trong xã hội đang giã tâm chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Một
lần nữa tôi xin được chia sẻ, chúng ta hoan nghênh và đánh giá cao Phán quyết
của Tòa Trọng tài không phải vì Phán quyết này có lợi cho riêng một quốc gia
nào. Cũng không phải để lợi dụng nó phục vụ cho động cơ chính trị, nhằm thỏa
mãn cảm xúc mang nặng thù hận ích kỷ của riêng mình như Bùi Tín đang làm, gây
phương hại đến quốc gia, dân tộc là điều không nên trong lúc này. Cái chính là
chúng ta cần phải hành động sao cho đúng, khi sử dụng công lý cần phải có trách
nhiệm với nó như là một công cụ hữu ích để gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác,
phát triển cho dân tộc mình, chứ không phải dùng những ngôn từ không đúng với
những gì trong xã hội, làm rối thêm tình hình, gây phương hại đến an ninh quốc
gia, việc làm như vậy liệu có phải là yêu nước không? Câu hỏi này dành cho bạn
đọc tự phán xét và đánh giá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét