Ông
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Tập
Cập Bình, Chủ tịch Trung Quốc từ ngày 12 đến 15/1/2017. Đây là cuộc công du
nước ngoài của Tổng bí thư Trọng cũng như bất cứ một cuộc công du nào của lãnh
đạo Nhà nước VN trước đó và sau này. Qua theo dõi tin tức trên mạng thì thấy
hầu như các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo Nhà nước Việt Nam
nào cũng đều bị rất nhiều kẻ thêm thắt, xuyên tạc và bóp méo thông tin. Và
dường như điểm đến là "Trung Quốc" lại càng có vẻ nhạy cảm đối với
một số người, nhất là những người xưng danh "nhà dân chủ" hay
"nhà yêu nước" gì gì đó. Lần này cũng không phải là một ngoại lệ.
Ngay khi có thông tin chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng sắp diễn ra, tôi thử
online thì thấy có một vài bài mang tính “võ đoán” đưa ra các hoài nghi về
chuyến thăm, theo kiểu "Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh làm gì?"…
Và
sau đó là vô số những "bật mí", chủ yếu xoay quanh luận điểm cho rằng
chuyến viếng thăm Bắc Kinh lần này của ông Trọng “là do sự thúc giục từ phía
Bắc Kinh”, muốn răn đe Việt Nam trong quan hệ với Mỹ thời gian tới, bởi Trung
Quốc e ngại sau khi ông Trump lên nắm quyền Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra những chính
sách đối đầu với Trung Quốc, tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, lôi kéo các nước khu vực này trong đó có Việt Nam, là
nước có vị trí địa chiến lược chính trị quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyến thăm lần này của ông Trọng được phía Trung Quốc coi trọng vì muốn Việt
Nam phải tiếp tục theo Trung Quốc, làm chư hầu của Trung Quốc, cảnh tỉnh Việt Nam
nếu có ý đồ muốn lấy Mỹ để đối trọng với Trung Quốc… bla & bla!
Thực
ra, chỉ cần là một người dân bình thường, không có tư tưởng cực đoan, nhạy cảm,
tâm lý e sợ Trung Quốc ăn sâu bén rễ trong đầu thì sẽ hiểu chuyến thăm của ông
Trọng vào thời điểm này là một hoạt động ngoại giao thông thường của Việt Nam.
Bởi lẽ, chuyến thăm này diễn ra ngay trước thềm kỷ niệm 67 năm ngày thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, và vào thời điểm người dân hai
nước chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu. Và đồng thời làm tăng cường quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện giữa Việt Nam
và Trung Quốc và khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam theo phương
châm độc lập, tự chủ và tăng cường quan hệ với các nước, trong đó có Trung
Quốc.
Thứ hai, như chúng ta thường thấy, một đặc điểm mang
tính cố hữu của đám dân chủ là mỗi khi đất nước có sự kiện chính trị trọng đại
hay nhạy cảm nào thì một đám người đã quá quen giọng lại tha hồ được dịp trổ
tài “bốc phét” “võ đoán” của mình. Với những người đã quá quen thuộc với giọng
lưỡi của họ thì đều biết tất cả các chiêu bài đó đều chỉ nhằm một mục đích là
xuyên tạc bản chất thực sự của các sự kiện đó mà thôi. Ví dụ, chuyến thăm của
Tổng bí thư Trọng lần này cũng là một sự kiện chính trị quan trọng mang tính thăm
ngoại giao cấp nhà nước để tăng cường hợp tác quốc tế trên cơ sở độc lập tự
chủ. Tuy nhiên đám nọ lại cố tình lờ đi cái ý nghĩa thực chất đó mà không hiểu
rằng, trong thế giới ngày nay, mối quan hệ giữa các quốc gia luôn có tồn tại
những yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực. Vì vậy, việc Việt Nam vận dụng
khéo léo đường lối ngoại giao sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước là
điều hết sức quan trọng với phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” trong thời
đại ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét