Dường
như đã thành quy luật, cứ đến những sự kiện chính trị xã hội quan thì những người
tự xưng là “nhà hoạt động xã hội”, “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” và “người
yêu nước” lại post lên các trang mạng, các Web, Blog,… quan điểm chính trị xã
hội của mình. Xin hay xem người ta nói gì?
Đại
hội XII Đảng cộng sản Việt Nam
đã xem cuộc đấu tranh chống tham nhũng lợi ích nhóm là một nhiệm vụ hàng đầu
của Đảng này. Đơn giản vì suy thoái sẽ dẫn đến ngu cơ mất chế độ. Có làm được
hay không thì phải chờ nhưng không thể nói Đảng cộng sản chỉ “nói sạo”, chỉ là cuộc
“đấu đá” nội bộ, “nhóm lợi ích mới cướp (lại) nhóm lợi ích cũ”, và chỉ nhằm “
trả thù, triệt hạ tay chân” của người này hay người khác.
Khác
với các Đại hội trước, Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam đã xem cuộc đấu
tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm là một trong những vấn đề quan trọng nhất,
hơn nữa đang diễn biến “phức tạp” hơn trước. Tại Hội nghị TW 4 vừa qua ông Tổng
bí thư còn khẳng định ở mức độ cao hơn. Ông Nguyễn Phú Trọng nói : “Từ suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay, hoặc câu kết với các
thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và
dân tộc.”
Thời
gian qua, thực hiện chỉ đạo của “ Nhà Đỏ”, nhiều vụ án lớn đã được đưa ra xét
xử. Chẳng hạn vụ án Ngân hàng Xây dựng Việt Nam do Phạm Công Danh (nguyên Chủ
tịch HĐQT VNCB) chủ mưu đã được Hội đồng xét xử tòa án nhân dân TP Hồ Chí
Minh đã đưa ra xét xử (ngày 19-7-2016, có tới 36 bị cáo ) làm thất thoát hơn
9000 tỉ đồng. Kết quả Tòa đã tuyên Phạm
Công Danh 30 năm tù giam, thu hồi nhiều khoản tiền, tài sản của vụ án để đảm
bảo khắc phục hậu quả, trong đó Nhà nước có thể truy thu hàng nghì tỷ đồng.
Về phí
giao thông, theo phản ánh của người dân và báo chí trên nhiều trục đường cao
tốc (thực hiện theo hình thức BOT) nhà đầu tư thu phí không hợp lý…, Chính phủ của
ông Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tổng kết và đánh giá lại 5 năm thực
hiện xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông (bao gồm tiến hành kiểm toán, quyết
toán chặt chẽ các dự án BOT để xác định mức phí và thời hạn thu phí)… Trong
một cuộc họp của Chính phủ, ông Thủ tướng mới đã “kết luận”: Trước mắt Chính
phủ quyết định chưa tăng phí, đồng thời giảm phí trên một số tuyến đường. Những
quyết định này đã được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao.
Đối
với những cuộc “thanh tra” một số dự án như Dự án Núi Pháo tại Thái Nguyên; Dự án Mobifone
(mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) đang thua lỗ
lớn,… có “dấu hiệu vi phạm quy định về bảo vệ mội trường, hoặc mờ ám về tài chính
gây thất thoát hàng nghì tỷ đồng ngân sách nhà nước” thì “ các nhà hoạt động xã
hội” lại cho rằng “Nhóm lợi ích mới” tước đoạt “nhóm lợi ích cũ”? Người ta
không thể hiểu được các nhà “ hoạt động xã hội” muốn gì? Chẳng lẽ vì sự “tế
nhị” với “ nhóm lợi ích” thì không nên thanh tra. Ai mà chẳng muốn không bị
người đời đánh giá là người hẹp hòi, cố chấp…nhưng có lẽ ông Trọng tự tin hơn
người ta nghĩ, ông ấy chắc chắn không phải vì mấy chiêu chánh trị của một số “
nhà hoạt động xã hội”, “ người yêu nước” mà dừng tay.
Có lẽ
ông Trọng muốn giải quyết vấn đề suy thoái trong công tác cán bộ. Đó là việc
ông Tổng bí thư chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét việc cấp “biển xanh” cho “ xe
tư 5 tỷ” ở tỉnh Hậu Giang. Kết quả là ông Trịnh Xuân Thanh, từ “tạm dừng bầu cử
chức danh Phó chủ tịch UBND” tỉnh, không công nhận tư cách đại biểu “tư cách
Đại biểu Quốc hội” đến khai trừ ra khỏi Đảng. Hiện nay Bộ Công an đã phát
lệnh truy nã quốc tế với ông Thanh. Liên quan đến vụ việc, cơ quan công an
đã khởi tố vụ án hình sự vụ “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng
công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Bốn cựu
lãnh đạo PVC, trong đó có Vũ Đức Thuận (ủy viên HĐQT kiêm tổng giám đốc) bị
truy cứu trách nhiệm hình sự cùng tội danh với ông Trịnh Xuân Thanh.
Hiện
nay các cơ quan chức năng còn tiếp tục làm rõ quá trình “chạy chức chạy quyền”,
việc thuyên chuyển, đề bạt cán bộ “ đúng
quy trình” vòng vo… tất nhiên sẽ dẫn đến trách nhiệm người đứng đầu cơ quan Bộ
( khóa trước)…chẳng lẽ việc thanh tra, kiểm tra…như trên chỉ vì để “trả thù, là
triệt hạ tay chân” của người này người khác?
“ Bình luận” về vụ Trịnh Xuân Thanh, trên một số trang mạng ở
ngoài nước người ta lượm lặt một số thông tin được gọi là “chính thống” trong
nước để xuyên tạc sự thật. Chẳng hạn bài trả lời phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh của
Bùi Thanh Hiếu (có nick name “Người buôn gió” trên mạng xã hội)[1] đã
phát tán trên nhiều mạng xã hội không chỉ nhằm “ chạy tội” Trịnh Xuân Thanh, cho
kẻ suy thoái về đạo đức, lối sống, mà còn nhằm tác động vào niềm tin của cán
bộ, Đảng viên. Trong bài phỏng vấn nói trên, người ta dẫn ra câu chuyện Trịnh
Xuân Thanh có đơn “ xin ra khỏi Đảng” vì lý do “không tin vào sự chỉ đạo của
đồng chí Tổng bí thư”!
Phát
biểu trong cái gọi là hội thảo “Bàn tròn của BBC” cách đây không lâu một số nhà
“ hoạt động xã hội” quen thuộc cho rằng: “Tất cả những chuyện về suy thoái,
chuyện về diễn biến rồi tự diễn biến, rồi tự chuyển hóa hay điều gì đó, thì chỉ
“nhằm triệt phe phái, là “tranh nhau ghế”, tranh nhau quyền và làm sao để mà hạ
được những đối thủ”; rằng Hội nghị TW 4 là biểu hiện của sự “bế tắc” về giải
pháp cho các vấn đề xã hội. Thậm chí có có người qua “ Thư ngỏ” cho rằng, “Tham
nhũng thuộc về bản chất của chế độ, không thể cải tạo, cần phải
làm một cuộc cách mạng thay đổi nó về bản chất. Tức là phải huỷ
bỏ cái chế độ sinh ra nó, chế độ độc tài đơn đảng…”. Vậy xin
hỏi: chẳng lẽ Đảng cộng sản nhường quyền cho các vị hay sao? Hay vì tình bạn,
vì sự “ cao thượng”, “ cố chấp” thì không nên xem xét lại các vụ việc cũ?
Vì kỳ
thị với Cộng sản nên các “ nhà hoạt động xã hội” không muốn thấy một sự thật là
sự suy thoái diễn ra từ nhiều nhiệm kỳ trước. Bởi vậy chống suy thoái không thể
không xem xét lại các vụ việc cũ. Chẳng hạn như vụ ông Vũ Huy Hoàng nguyên Bộ
trưởng Bộ Công thương là một ví dụ.
Về thể
chế, không phủ nhận là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái và ông
Trọng cũng không phải không biết.Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị TW 4 (
khóa XII) ông đã nói: suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ “có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên
nhân chủ quan là chủ yếu…”. Ông ấy cho rằng “Việc nghiên cứu, sửa đổi,
ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp
thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời;
nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể…” Trong dịp tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội chiều 17/10) ông Nguyễn Phú Trọng
nói: “cần phải “nhốt quyền lực vào lồng quy chế lập pháp” ( tức là phải tuân thủ
pháp luật chặt chẽ).
Về việc bảo vệ chủ qiuyeenf quốc gia, không
phải như các “nhà hoạt động xã hội” xuyên tạc, “ vô cản với” vấn đề Biển Đông”,
với “ Fomosa”, nhưng chẳng lẽ lúc nào cũng đem chuyện này ra bàn bạc…mà bàn bạc
ở Hội trường lớn đâu phải là nơi giải quyết vấn đề.
Còn nhớ, Hội nghị TW 8, khóa XI, Đảng cộng
sản Việt Nam đã ra Nghị quyết (số 28-NQ/TW)
về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Nghị quyết xác định
“giữ nước phải giữ từ thời bình”; “giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Nghị quyết
có đoạn viết: “Những ai tôn trọng độc lập
chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có
lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động
chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều
là đối tượng của chúng ta”. Ở đây không còn có chuyện “đốitác”, “đối tượng”
dựa trên hệ tư tưởng như thời kỳ chiến tranh lạnh.
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nhi TW 4 vừa
qua ông Tổng bí thư đã nhấn mạnh “Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi
trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét